Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Cao Bằng

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng như sau: 6/6 biện pháp mà tác giả đưa ra đều đánh giá ở mức điểm từ 2,76 đến 2,93. Qua đó có thể đánh giá rằng các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà tác giả đưa ra có tính khả thi cao.

Như vậy, qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Kết luận chương 3


Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng ở chương 2, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. Các giải pháp đó là: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; Kế hoạch hóa các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phù hợp với nhu cầu của GV và điều kiện thực tế của trung tâm; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên; Tạo dựng môi trường thuận lợi để giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học; Quản lý khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV; Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Qua kết quả khảo sát 6 biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là tương đối cao.

Mặc dù các biện pháp trên chưa phải là tất cả, nhưng nếu vận dụng các biện pháp quản lý này một các đồng bộ, thì việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên sẽ được nâng cao và chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng được trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục, những yêu cầu của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Chất lượng giáo dục cao hay thấp phụ rất nhiều vào đội ngũ giáo viên, bởi vì đội ngũ giáo viên có vai trò rất lớn trong hoạt động dạy học, nên việc quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên là việc làm có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Đối với các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên góp phần nâng cao chất lượng GDTX cấp THPT, bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Đề tài đã nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học trong những năm qua, từ đó nhận xét về nội dung, hình thức tổ chức, công tác quản lý chỉ đạo kiểm tra việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và đưa những yêu cầu của công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong giai đoạn mới.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 13

- Từ những nguyên tắc trong quản lý giáo dục, cũng như căn cứ vào thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng, đề tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng. Để công tác quản lý bồi dưỡng đem lại hiệu quả, cần lựa chọn nội dung quản lý bồi dưỡng thiết thực, đáp ứng nhu cầu người học, hình thức tổ chức đa dạng và phong phú, công tác kiểm tra đánh giá, chỉ đạo sát sao và cần có sự đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cũng như kinh phí cho công tác bồi dưỡng.

- Các biện pháp đề có quan hệ mật thiết với nhau vì vậy cần kết hợp đồng bộ và hài hòa, mỗi biện pháp góp phần giải quyết một số khâu của công tác bồi dưỡng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo các chuyên đề, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn phù hợp với đặc điểm giáo viên của tỉnh. Xây dựng các chính sách cho các giáo viên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ưu tiên cho các đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuẩn về trình độ chuyên môn, có năng lực làm báo cáo viên từ các trường THPT, các trung tâm GDTX tới sở giáo dục đào tạo để thường xuyên có lực lượng làm công tác bồi dưỡng.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân xếp loại năng lực dạy học cho giáo viên của tỉnh theo năm học làm cơ sở cho công tác bồi dưỡng.

- Kiểm tra đánh giá sau mỗi đợt bồi dưỡng để tạo động cơ kích thích tính tự giác, sáng tạo của từng giáo viên.

2.2. Đối với UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các Trung tâm GDNN - GDTX.

- Xây dựng chính sách về công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên.

- Cân đối nguồn ngân sách, bổ sung thêm ngân sách chi thường xuyên để các Trung tâm GDNN - GDTX có thể tổ chức được nhiều hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

2.3. Đối với các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng

.- Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho từng giáo viên, để họ thấy được bồi dưỡng là nhu cầu tất yếu trong quá trình hoạt động sư phạm.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn của các trung tâm GDNN - GDTX bởi đây là môi trường thuận lợi nhất cho giáo viên có thể bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Khen thưởng, biểu dương kịp thời, động viên và tạo điều kiện để giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX phát huy hết khả năng trong giảng dạy cũng như trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Phát huy vai trò của cán bộ quản lý: tạo mối liên kết, cùng phối hợp hoạt động trong và ngoài trung tâm; chủ động đưa ra các hình thức bồi dưỡng và biện pháp phù hợp để bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ngay tại trung tâm đồng thời nỗ lực tự học, tự rèn luyện để nâng cao chất lượng chuyên môn, năng lực quản lý.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ‌

Hoàng Quang Trung, Phạm Văn Sơn (2019), “Nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 191 kỳ 2 - 4/2019.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư TƯ (2004), Chỉ thị số 40 CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Ban chấp hành TƯ (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia H-2004, tr.11.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (1997), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường cán bộ QLGD TW1, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2016), Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

9. Vũ Quốc Chung (2012), Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên THPT và TCCN ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Trương Đại Đức (2011), Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

12. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội nguồn lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX07-14.

13. Gargai V.B (2003), Bồi dưỡng giáo viên ở các nước phương Tây - những cách tiếp cận mới. Pedagogika số 2 tr 74-81.

14. Nguyễn Quang Giao, Trấn Công Thành (2013), “Biện pháp tăng cường bồi dưỡng tiếng Anh chuyên môn cho giáo viên ở các trường Trung học cơ sở hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 91, tr.30-32.

15. Trịnh Nguyên Giao (1998), Công tác bồi dưỡng giáo viên ở một số nước trên thế giới, Kinh nghiệm đào tạo bồi dưỡng các nước trên thế giới (tập I), Hà Nội.

16. Phạm Văn Giáp (2015), Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giảng viên TRường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Luận án tiến sĩ QLGD Trường ĐHSP Hà Nội.

17. Lê Hoàng Hà (2011), “Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, số 271, tr25-38.

18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.

19. Vũ Hạnh (2012), “Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường phổ thông - Thực trạng và biện pháp”, Tạp chí Giáo dục số 279, tr.57-58.

20.Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễ, Nxb Đại học Sư phạm.

21. Trần Bá Hoành (2005), Xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo viên, Kỷ yểu hội thảo khoa học ĐHSP Hà Nội.

22. Vũ Xuân Hùng (2010), “Đổi mới rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Tạp chí khoa học giáo dục số 61, tr45-48.

23. Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, Nxb Lao động - Xã hội.

24. Trần Hùng Lượng (2003), Luận án tiến sỹ với đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

25. Marie F. Haset, Ph.D (2000), What make a goog Teacher? Faculty Development Teaching Típ Idex, World Education, Boston, MA, Copyrigh 2000.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023