Thực Trạng Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà


Biểu 3.4: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn (2017-2019)

ĐVT: Đồng

TT


Tiêu chí

2017

2018

2019


TĐPT

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

47.746.777.560

91,54

44.410.583.115

87,52

46.738.244.607

85,57

98,94

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

3.948.686.376

7,57

4.452.075.800

8,77

10.051.847.158

18,40

159,55

2

Đầu tư tài chính ngắn hạn

24.960.000.000

47,85

20.800.000.000

40,99

7.730.000.000

14,15

55,65

3

Các khoản phải thu ngắn hạn

5.768.291.328

11,06

5.195.242.192

10,24

12.060.585.171

22,08

144,60

4

Hàng tồn kho

12.838.372.175

24,61

13.888.228.190

27,37

16.895.812.278

30,93

114,72

5

Tài sản ngắn hạn khác

231.427.681

0,44

75.036.933

0,15

-



II

TÀI SẢN DÀI HẠN

4.412.255.279

8,46

6.330.795.245

12,48

7.883.281.703

14,43

133,67

1

Các khoản phải thu dài hạn

-


-


-



2

Tài sản cố định

3.359.484.279

6,44

4.174.003.075

8,23

5.716.283.761

10,47

130,44

3

Bất động sản đầu tư

-


-


-



4

Tài sản dở dang dài hạn

7.771.000

0,01

221.997.942

0,44

221.997.942

0,41

534,49

5

Đầu tư tài chính dài hạn

1.045.000.000

2,00

1.945.000.000

3,83

1.945.000.000

3,56

136,43

6

Tài sản dài hạn khác

-


-


-



TỔNG CỘNG TÀI SẢN

52.159.032.839

100,00

50.741.378.360

100,00

54.621.526.310

100,00

102,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 14

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


96


Tài sản dở dang dài hạn là tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn, khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản dài hạn của công ty.

Nhìn chung các tiêu chí dùng để xác định giá trị doanh nghiệp của công ty lâm nghiệp Quy Nhơn là phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế khi giá trị rừng trồng được tập hợp vào khoản mục giá trị hàng tồn kho, một hạn chế khác là công ty chưa tính giá trị đất rừng và đất thương mại dịch vụ vào tài sản của công ty.

3.2.3. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà

Kết quả thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà từ năm 2017 đến năm 2019 được tổng hợp ở biểu 3.5.

Giống như hai công ty được đề cập ở trên, công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà cũng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và sử dụng bảng cân đối tài sản, hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Các tiêu chí sử dụng để tính giá trị doanh nghiệp giống với công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn.

Giá trị phần vốn Nhà nước bao gồm tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn và tiêu chí giá trị tài sản dài hạn, còn tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất và tiêu chí giá trị vô hình không được đưa vào tính toán tài sản của công ty.

Tài sản công ty cơ bản được tính toán, công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế công ty dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.


97


Biểu 3.5: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH lâm nghiệp La Ngà năm 2017-2019

ĐVT: Đồng

TT

Tiêu chí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

TĐPT



1


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng

(%)

(%)


I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

54.268.673.515

83,20

56.292.958.714

87,59

55.980.147.239

87,70

101,56

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

11.891.645.046

18,23

13.942.002.102

21,69

13.942.011.201

21,84

108,28

2

Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn

11.271.100.351

17,28

11.500.024.113

17,89

11.500.112.013

18,02

101,01

3

Các khoản phải thu ngắn hạn

2.809.020.113

4,31

3.476.012.045

5,41

3.476.002.112

5,45

111,24

4

Hàng tồn kho

28.098.008.002

43,08

27.166.120.341

42,27

26.905.012.103

42,15

97,85

5

Tài sản ngắn hạn khác

198.900.003

0,30

208.800.113

0,32

157.009.810

0,25

88,85

II

TÀI SẢN DÀI HẠN

10.958.199.330

17,52

7.973.222.354

12,41

7.848.711.448

12,30

84,63

1

Các khoản phải thu dài hạn

-

-

-

-

-

-


2

Tài sản cố định

7.745.098.001

11,87

5.035.021.012

7,83

6.074.019.290

9,52

88,56

3

Bất động sản đầu tư

-


-


-



4

Tài sản dở dang dài hạn

2.908.005.302

4,46

2.384.100.132

3,71

1.384.192.037

2,17

68,99

5

Đầu tư tài chính dài hạn



-


-



6

Tài sản dài hạn khác

305.096.027

0,47

554.101.210

0,86

390.500.121

0,61

113,13


Tổng giá trị tài sản

65.226.872.845

100,00

64.266.181.068

100,00

63.828.858.687

100,00

98,92


( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


98


Kết quả các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà từ năm 2017 đến năm 2019 cho thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2017 là 65,26 tỷ đồng, năm 2018 là 64,26 tỷ đồng và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty năm 2019 là 63,82 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 98,92%. Như vậy qua 3 năm tài sản của doanh nghiệp có sự thay đổi không đáng kể, và các tiêu chí sử dụng để thống kê tài sản cũng không có sự thay đổi trong thời gian qua.

Trong các tiêu chí tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới trên 40% tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là giá trị rừng trồng gỗ Keo và gỗ Tếch chưa đến kỳ thu hoạch, ngoài ra còn có gỗ xẻ, và gỗ đã qua xử lý và bảo quản, thêm vào đó công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng nông lâm sản (tre, nứa) và vật liệu xây dựng, những tài sản này đều có giá trị cao và dễ thanh khoản.

Tiêu chí giá trị tài sản cố định của công ty là giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị, giá trị còn lại của tài sản cố định thấp, chứng tỏ rằng tài sản cố định của công ty đã lạc hậu và cũ, giá trị còn lại không cao. Thực tế là tiêu chí giá trị tài sản cố định của công ty chỉ chiếm 9,31% giá trị tổng tài sản của công ty. Tiêu chí giá trị tài sản cố định của công ty có tổng trị giá năm 2017 là 7,74 tỷ đồng, năm 2018 là 5,03 tỷ đồng và năm 2019 là 6,07 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 88,56%. Chứng tỏ trong 3 năm qua công ty không tiến hành sắm mới máy móc thiết bị, khi giá trị tài sản cổ định giảm dần do khấu hao.

Tóm lại qua phân tích thực trạng các tiêu chí xác định giá trị tài sản của công ty, chúng ta có thể thấy tài sản của công ty chủ yếu là tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn, còn tiêu chí giá trị tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Tài sản của công ty nằm phần lớn ở tiêu chí giá trị hàng tồn kho, Tiêu chí giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Tiêu chí tiền và các khoản tương đương tiền,


tiêu chí giá trị tài sản cố định. Qua biểu tổng hợp trên ta cũng nhận thấy công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên việc thống kê tài sản của công ty, tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp mà công ty sử dụng là tài sản của doanh nghiệp, các tiêu chí này chưa thể hiện được tài sản hình thành từ nguồn nào, vốn của công ty hay vốn đi vay. Do đó phương pháp này chỉ thích hợp cho đánh giá nội bộ của công ty, nó sẽ không phù hợp khi định giá với mục tiêu cổ phần hóa, sát nhập hay sang nhượng công ty.

3.2.4. Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi khi tiến hành cổ phần hóa

Công ty TNHH MTV lâm nghiêp Nguyễn Văn Trỗi tiền thân là lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành lập tại quyết định số: 92/QĐ-UB ngày 19 tháng 3 năm 1993 của UBND tỉnh Tuyên Quang là Ban quản lý dự án của chương trình 327.

Ngày 01/10/1998, tại Quyết định số 852/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi được thành lập.

Ngày 07/11/2008, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 628/QĐ-UB về việc chuyển đổi lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Ngày 09/3/2012, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 176/QĐ-CT, của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc chuyển công ty lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thành công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế của công ty tại thời điểm cổ phần hóa và quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm


hữu hạn một thành viên do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, hình thức cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi là: Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại công ty.

Giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi được xác định trước khi cổ phần hóa được thể hiện qua các tiêu chí tại biểu sau đây

Biểu 3.6: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định

ĐVT: 1000đồng


TT

Tiêu chí

Số liệu sổ kế

toán

Số liệu xác

định lại

Chênh lệch

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

987.650,1

1.562.889,3

575.239,2

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

20.731.441,4

26.535.537,3

5.804.095,9

III

Giá trị lợi thế kinh doanh

của doanh nghiệp


1.623.407,7

1.623.407,7

IV

Giá trị quyền sử dụng đất

-

-

-

Tổng giá trị tài sản của DN

21.719.091,5

29.721.834,3

8.002.742,8

(Nguồn: Hồ sơ xác định GTDN-Phòng TCKT) Thông qua báo cáo phương án cổ phần hóa công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, công ty lựa chọn phương pháp xác định giá trị

doanh nghiệp lâm nghiệp là phương pháp tài sản.

Theo phương pháp này, giá trị doanh nghiệp được xác định là giá trị các tiêu chí tài sản sau khi đã được đánh giá, kiểm kê, xử lý cộng với tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh.

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa bao gồm 4 tiêu chí chính là: Giá tri TSCĐ và đầu tư dài hạn; Giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn; Giá trị lợi thế kinh doanh và Giá trị quyền sử dụng đất.


Trong phương án cổ phần hóa công ty thì tiêu chí giá trị các loại rừng vẫn gộp trong tiêu chí giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn, tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vẫn không xác định để đưa vào giá trị doanh nghiệp mà công ty chọn hình thức thuê đất để trả tiền hàng năm. Đây cũng là nguyên nhân mà các công ty lâm nghiệp thời gian qua không thể thực hiện cổ phần hóa được do vướng mắc khi tính toán xác định tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất đưa vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Kết quả thực hiện việc sắp xếp đổi mới đạt thấp, còn 90 công ty chưa hoàn thành. Như vậy là các công ty khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp nhằm mục đích chuyển đổi từ công ty TNHH MTV sang công ty Cổ phần thì việc đưa tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tiến hành. Đây là một vướng mắc lớn trong thời gian qua mà ngành lâm nghiệp chưa giải quyết được.

Qua nghiên cứu tại ba công ty lâm nghiệp chọn làm điểm nghiên cứu là công ty lâm nghiệp Yên Sơn, công ty lâm nghiệp Quy Nhơn, công ty lâm nghiệp La Ngà và tại công ty đối chứng là công ty lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trên đây, cho thấy tất cả các công ty đều sử dụng phương pháp tài sản với các tiêu chí giá trị các loại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, các tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp không có sự khác biệt lớn. Giá trị của doanh nghiệp xác định theo phương pháp tài sản bao gồm các tiêu chí sau đây:

- Đối với các công ty lâm nghiệp chưa cổ phần hóa thì giá trị doanh nghiệp được xác định gồm những tiêu chí sau:

Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH

- Đối với các công ty tiến hành cổ phần hóa thì giá trị doanh nghiệp được xác định bao gồm các tiêu chí sau:

Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất


Có sự khác nhau trong cách xác định giá trị doanh nghiệp giữa doanh nghiệp lâm nghiệp chưa tiến hành cổ phần hóa và doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa là do mục tiêu khi xác định giá trị doanh nghiệp của những công ty này là khác nhau: đối với những doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hóa mục tiêu của xác định giá trị doanh nghiệp là đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác quản lý. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cần phải đưa ra được giá trị thị trường của doanh nghiệp, bao gồm cả lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất, để làm cơ sở cho việc xác định giá trị cổ phần. Hiện nay xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ căn cứ theo Thông tư số 46 của Bộ Tài Chính, ban hành vào năm 2021. Trong khi đó xác định giá trị doanh nghiệp hàng năm sẽ căn cứ theo Thông tư số 122/2017/TT- BTC về thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Tất cả các công ty đều đưa tiêu chí giá trị rừng vào giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất là một tài sản chủ yếu và đặc biệt của các doanh nghiệp lâm nghiệp vẫn chưa được tính toán để đưa vào giá trị doanh nghiệp. Tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh chỉ mới được đề cập khi thực hiện phương án cổ phần hóa mà thôi. Điều này làm cho giá trị doanh nghiệp của công ty lâm nghiệp khi xác định thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.

3.2.5. Đánh giá của các chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp

3.2.5.1. Kết quả đánh giá chung về sự phù hợp của các tiêu chí

Kết quả đánh giá chung về sự phù hợp của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp được tổng hợp qua biểu sau:

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí