Thực Trạng Nội Dung Chương Trình, Phương Pháp Và Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên

Từ điểm trung bình của các tiêu chí, có thể đánh giá về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng được thực hiện khá tốt, tuy nhiên việc đôn đốc, động viên khích lệ giáo viên bồi dưỡng thực hiện chưa được tốt.

2.3.3. Thực trạng nội dung chương trình, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Về nội dung, chương trình: công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đã bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo. Các nội dung bồi dưỡng tập trung vào bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học chỉ tập trung phần nhiều đối với giáo viên Trung học Phổ thông, đối với giáo viên GDTX việc bồi dưỡng năng lực dạy học hạn chế hơn.

Bảng 2.10. Tình hình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng‌


Nội dung

Năm học

2015 - 2016

Năm học

2016 - 2017

Năm học

2017 - 2018

Phương pháp giảng dạy

3 chuyên đề

0 chuyên đề

0 chuyên đề

Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn

3 chuyên đề

1 chuyên đề

3 chuyên đề

Bồi dưỡng về quản lý lớp học

0 chuyên đề

1 chuyên đề

0 chuyên đề

Đánh giá học viên

0 chuyên đề

0 chuyên đề

0 chuyên đề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 9

(Nguồn: Phòng GDCN, Sở GD&ĐT Cao Bằng)


Phương pháp và hình thức bồi dưỡng: cán bộ cốt cán được cử đi tập huấn tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó về tỉnh triển khai tập huấn. Các đơn vị lựa chọn giáo viên cốt cán đi tập huấn tại tỉnh rồi quay lại đơn vị tập huấn cho giáo viên của đơn vị mình. Như vậy, về phương pháp và hình thức chủ yếu là tập huấn cốt cán. Hình thức này có ưu điểm là các cốt cán sẽ nắm được các kiến thức bồi dưỡng sâu, tuy nhiên khi triển khai lại do yêu cầu về thời gian và phần

nào hạn chế về năng lực báo cáo viên nên hiệu quả kém dần, khi triển khai tới đơn vị, các nội dung kiến thức bồi dưỡng bị cắt bớt.

Các hình thức bồi dưỡng trực tiếp ít tốn kém nhưng hiệu quả như bồi dưỡng trực tuyến, hỏi chuyên gia,… ít được thực hiện do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế và những lí do khách quan khác.

Nhiều giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng gắn liền với tham quan, thực tế, tuy nhiên hình thức này vẫn ít được thực hiện.

2.3.4. Thực trạng các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên chủ yếu là giáo viên cốt cán của Sở GD&ĐT và các CBQL có năng lực chuyên môn tốt.

Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên, thấy được rằng năng lực chuyên môn của lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên được đánh giá rất tốt tuy nhiên năng lực làm báo cáo viên của lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên lại không được đánh giá cao. Điều đó cho thấy, lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên chưa có nhiều kĩ năng trong công tác làm báo cáo viên, việc truyền tải các kiến thức được tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức tới các giáo viên sẽ không đạt được như mong muốn.

2.3.5. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện cho bồi dường năng lực dạy học cho GV

Hiện nay các trường đều được đầu tư cơ sở vật chất khá đồng bộ và hiện đại, góp phần thực hiện thành công cho côn tác bồi dưỡng. Tuy nhiên, các lớp bồi dưỡng chủ yếu được tiến hành ở các lớp học thuộc một trường THPT, nên cũng có những hạn chế như diện tích hẹp, bàn ghế khó xắp xếp đối với các nội dung cần thực hiện theo nhóm, không có kết nối internet,… do đó phần nào ảnh hưởng tới chất lượng bồi dưỡng.

Do nguồn kinh phí cho bồi dưỡng ít, chủ yếu hỗ trợ về tài liệu và bồi dưỡng cho cho báo cáo viên, tổ phục vụ, ban tổ chức, không có kinh phí cho thuê hội trường, chỉ tận dụng các lớp học, do vậy hiệu quả các đợt bồi dưỡng chưa được cao.

2.3.6. Thực trạng giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

Hàng năm đội ngũ giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng về năng lực dạy học, bao gồm các đợt tập huấn tập trung do Sở GD&ĐT tổ chức đối với các nội dung của bồi dưỡng thường xuyên nội dung 1 và bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2. Các đơn vị cũng xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng đối với các nội dung của bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3 (tối thiểu 4 modul).

Thực tế cho thấy, đa số các giáo viên trung tâm GDNN - GDTX có ý thức tốt trong các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức cũng như trong công tác tự bồi dưỡng. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn coi nhẹ các nội dung bồi dưỡng, chỉ tham gia chứ không có nhiều hoạt động cũng như trao đổi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều đơn vị coi nhẹ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, không có kế hoạch đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, công tác tự bồi dưỡng chỉ làm mang tính đối phó khi Sở GD&ĐT kiểm tra.

Trong những năm gần đây, các Trung tâm GDNN - GDTX do UBND huyện quản lí, nguồn kinh phí cấp cho để chi cho các hoạt động chuyên môn cũng hạn chế, do đó nhiều đơn vị hạn chế cử giáo viên tham gia tập huấn; rút ngắn thời gian tập huấn ở đơn vị,… do đó cũng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên.

2.3.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là rất quan trọng. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được thực hiện ngay sau khi các giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng. Hàng năm Sở GD&ĐT đều có yêu cầu các đơn vị báo cáo về công tác bồi dưỡng thường xuyên, tuy nhiên các yêu cầu về báo cáo chỉ yêu cầu đối với các công tác tập huấn sau khi các cốt cán đi tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức và về tập huấn lại tại đơn vị.

Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trung tâm ở các GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng

Tiêu chí

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

Trung

bình

Thiết lập các tiêu chí đánh

giá rõ ràng

29

33

55

0

0

442

3.78

Lựa chọn và sử dụng các

hình thức kiểm tra hợp lý

16

37

64

0

0

420

3.59

Mức độ thường xuyên của

công tác kiểm tra, giám sát

12

15

90

0

0

390

3.33

Sử dụng kết quả đánh giá

một cách tích cực

13

10

94

0

0

387

3.31

(Nguồn: Tác giả thống kê từ 117 phiếu khảo sát)

Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trung tâm ở các GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng như sau:

- Tiêu chí “Mức độ thường xuyên của công tác kiểm tra, giám sát” và Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực” được đánh giá ở mức “Trung bình”. Qua phản ánh rằng việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, sử dụng kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học chưa tốt.

- Tiêu chí “Thiết lập các tiêu chí đánh giá rõ ràng” và “Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý” được đánh giá “Khá tốt”.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Thực trạng quản lý xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của GV để đánh giá thực trạng năng lực dạy học

Qua đánh giá thực trạng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên có thể thấy công tác quản lý xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên như sau:

- Nhu cầu bồi dưỡng năng lực của giáo viên là rất lớn, đa số các giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học.

Tuy nhiên, hàng năm các đợt tập huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên còn ít so với nhu cầu.

- Các thành phần các năng lực dạy học (năng lực lên kế hoạch giảng dạy, năng lực triển khai các hoạt động dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học được coi là cốt lõi của năng lực dạy học người giáo viên, tuy nhiên về nội dung này ít được các nhà quản lý tập trung bồi dưỡng. Qua khảo sát cho thấy, mức độ đạt được của các tiêu chí tập trung nhiều ở mức “Khá”, ít tiêu chí đạt được mức “Tốt”.

Từ đó, các nhà quản lý giáo dục cần có các biện pháp để bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong thời gian tới.

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Thực trạng quản lý xây dựng và thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX hiện nay như sau:

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về công tác quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV‌


Tiêu chí

Đánh giá


Điểm trung

bình

T

Kh

TB

Y

Kém

A.1. Khả năng xác định các nguồn lực phục vụ

cho giảng dạy


24


26


67


0


0


425


3.63

A.2. Năng lực xác định mục tiêu bài dạy

30

63

24

0

0

474

4.05

A.3. Năng lực xây dựng các hoạt động giảng dạy

29

58

30

0

0

467

3.99

A.4. Năng lực lựa chọn phương pháp giảng dạy

phù hợp


12


37


68


0


0


412


3.52

A.5. Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học

24

45

48

0

0

444

3.79

A.6. Năng lực xây dựng kế hoạch bài học (soạn

giáo án)


51


66


0


0


0


519


4.44

A.7. Năng lực lưu trữ hồ sơ giảng dạy

29

29

59

0

0

438

3.74

Trung bình các tiêu chí

3179

3.88

(Nguồn: Khảo sát)

Kết quả đánh giá công tác quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đạt 3.88 điểm, xếp mức khá, cụ thể:

- Thứ nhất, lập kế hoạch bồi dưỡng: Được thực hiện hàng năm theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. Tuy nhiên việc lập kế hoạch bồi dưỡng chưa xác định trên nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Việc xác định nội dung và phương pháp bồi dưỡng cũng chưa thật sự tốt. Các nội dung cần bồi dưỡng:

+ Theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ).

+ Theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác đoàn; bồi dưỡng giáo viên làm công tác tư vấn tâm lí.

+ Theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực dạy học; bồi dưỡng phương pháp dạy học; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học.

+ Theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng giáo viên giỏi; bồi dưỡng giáo viên cốt cán; bồi dưỡng giáo viên theo bộ môn.

+ Theo kế họach thời gian: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng theo chuyên đề,…

Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là tập trung, bồi dưỡng cốt cán.

- Thứ hai, tổ chức bộ máy thực hiện công tác bồi dưỡng:

Bộ máy thực hiện công tác bồi dưỡng được thành lập và kiện toàn hàng năm. Sở GD&ĐT có Phòng Giáo dục chuyên nghiệp phụ trách, làm công tác tổ chức bồi dưỡng, tại các Trung tâm GDNN - GDTX hàng năm đều kiện toàn Ban chỉ đạo Bồi dưỡng thường xuyên để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá công tác bồi dưỡng của CBQL và GV. Bộ máy thực hiện công tác bồi dưỡng có sự phân công rõ ràng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên.

- Thứ ba, về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực dạy học, bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT và kế hoạch bồi dưỡng,

tự bồi dưỡng của từng đơn vị.

2.4.3. Thực trạng quản lý đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Trên thực tế, hiện nay việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên chỉ được tổ chức dưới hình thức tập trung do Sở GD&ĐT tiến hành sau khi các cốt cán được tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về công tác quản lý thực hiện triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV‌


Tiêu chí

Đánh giá


Điểm

trung bình

T

Kh

TB

Y

Kém

B.1. Năng lực vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực

16

42

59

0

0

425

3.63

B.2. Năng lực tổ chức hình thức

dạy học phù hợp

10

44

63

0

0

415

3.55

B.3. Năng lực vận dụng các nguồn

lực khác nhau trong dạy học

12

47

58

0

0

422

3.61

B.4. Năng lực quản lý lớp học

19

98

0

0

0

487

4.16

B.5. Năng lực tự học, tự bồi

dưỡng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên


21


34


62


0


0


427


3.65

Trung bình các tiêu chí

2176

3.72

(Nguồn: Khảo sát)

Kết quả đánh giá công tác quản lý thực hiện triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đạt 3.72 điểm, xếp mức khá.

Về nội dung bồi dưỡng chủ yếu là tập huấn lại sau khi cốt cán được tham dự tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Các giáo viên chưa được khảo sát về nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng để họ có thể khắc phục những hạn chế của mình. Đối với các nội dung của tự bồi dưỡng thường xuyên, mặc dù theo yêu cầu là giáo viên tự chọn các modul phù hợp với mỗi giáo viên nhưng cơ bản, các đơn vị thường chọn chung và giao tổ chuyên môn triển khai. Điều đó dẫn đến sự gượng ép trong tự bồi dưỡng, không sát với nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên.

Về phương pháp bồi dưỡng vẫn chủ yếu là bồi dưỡng cốt cán, bồi dưỡng tập trung, chưa có những đổi mới trong phương pháp bồi dưỡng. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng trực tuyến được sử dụng trong các năm gần đây, dù số lần tập huấn trực tuyến còn ít so với tập huấn tập trung.

Về hình thức bồi dưỡng, chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn, theo lớp. Với hình thức này, số lượng giáo viên tập huấn được nhiều, ít ảnh hưởng đến việc lên lớp của giáo viên. Việc tổ chức bồi dưỡng thường tập trung ở trung tâm hành chính của tỉnh, ít có các đợt bồi dưỡng gắn liền với tham quan thực tế.

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cho các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng là các giáo viên cốt cán được Sở GD&ĐT lựa chọn. Đó là các chuyên viên của Sở GD&ĐT, giáo viên, cán bộ quản lý của các trường THPT và các trung tâm GDNN - GDTX có năng lực chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và có khả năng làm báo cáo viên. Đây là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên.

Các lực lượng còn lại như chuyên gia, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân ít được mời để gặp gỡ, học hỏi, trao đôi kinh nghiệm về công tác nâng cao chất lượng dạy học.

2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên hiện nay chủ yếu đáp ứng được về phòng học và máy chiếu. Về cơ bản, phòng tập huấn đủ nhưng hẹp, khó thực hiện theo nhóm hay đông người, các thiết bị làm mát, ánh sáng chưa thật sự đảm bảo. Thiếu kết nối internet.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023