Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Cntt Trong Học Tập Của Học Sinh Tiểu Học Ở Trường Tiểu Học‌


tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Trong kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT trong học tập của HS (bảng 2.9), nội dung kiểm tra năng lực khai thác tài nguyên trên mạng Internet xếp thứ hạng cao nhất. Tuy nhiên, nội dung này vẫn chưa đạt điểm cao, cả phần mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều xếp vị trí thứ nhất nhưng với mức điểm khiêm tốn lần lượt đạt 2.28 cho mức độ thực hiện và 2.26 cho kết quả thực hiện. Kết quả này phản ánh mức độ kiểm tra năng lực khai thác tài nguyên trên mạng Internet diễn ra chưa thường xuyên và kết quả thực hiện chỉ dừng ở mức trung bình.

Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT giải quyết các bài tập trên lớp được đánh giá xếp thứ hai cho cả phần mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Nhưng điểm trung bình không cao và không có sự chênh lệch đáng kể giữa mức độ và kết quả thực hiện. Phần mức độ thực hiện đạt 2.10 điểm, phần kết quả thực hiện đạt 2.11 điểm. Việc kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT giải quyết các bài tập ở nhà chưa tốt và còn nhiều hạn chế hơn so với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT giải quyết các bài tập trên lớp. Hoạt động này nhận được điểm trung bình 1.90 cho mức độ thực hiện và 1.96 cho kết quả thực hiện. Như vậy, nội dung kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT giải quyết các bài tập trên lớp và ở nhà đều chỉ nhận được mức điểm tương ứng mức đánh giá thực hiện ít thường xuyên và kết quả trung bình. Từ đó có thể thấy đội ngũ giáo viên đã quan tâm và chú trọng kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT giải quyết các bài tập, nhưng việc thực hiện chưa thường xuyên và chưa đạt được hiệu quả cao.

Mã số phỏng vấn CBQL01 cho rằng “Hoạt động kiểm tra đánh giá về ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập hiện nay tại các trường chưa thực sự phát huy hiệu quả, có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là tính pháp lý chưa có nên công tác quản lý chưa có cơ sở để ràng buộc.


Nguyên nhân tiếp theo là các tiêu chí đánh giá hiện nay chủ yếu tập trung vào điểm số kiểm tra, thi cuối kỳ, cuối năm. Việc đánh giá theo định tính của quá trình thực hiện của học sinh chưa được áp dụng nên có phần gây thiệt thòi cho học sinh ”.

Hoạt động kiểm tra năng lực sử dụng các thiết bị CNTT cũng chưa được đánh giá cao. Phần mức độ thực hiện chỉ nhận được mức điểm trung bình là 2.00, phần kết quả thực hiện đạt 1.93 điểm và xếp cuối bảng 2.9. Kết quả này phản ánh mức thực hiện ít thường xuyên và kết quả thực hiện trung bình. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng hoạt động này chỉ diễn ra ở một số bộ môn và chưa thường xuyên.

Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện là 2.07 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.07 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận thực trạng kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT trong học tập của HS chưa phản ánh hết tầm quan trọng của hoạt động này trong quá trình học tập và chưa mang lại hiệu quả cao.

2.4. Thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu họctrường tiểu học

2.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở trường tiểu học‌

Chủ thể quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng học tập cho học sinh. Đặc biệt trong việc ứng dựng công nghệ thông tin vào học tập vị trí của chủ thể quản lý quyết định đến hiệu quả của hoạt động học tập. Bảng 2.10 dưới đây là kết quả khảo sát đánh giá về vai trò của chủ thể quản lý trong hoạt động học tập có ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng 2.10. Bảng đánh giá của CBQL và GV về chủ thể của việc quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập


TT

Tầm quan trọng của chủ thể quản lí

ĐTB

ĐLC

TH


1

Giúp HT xác định được nội dung, hình thức tổ chức và huy động các nguồn lực

2.31

0.92

2


Đồng ý


2

Giúp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS đáp ứng nhu cầu

2.29

0.89

3


Đồng ý


3

Giúp cho HT, PHT kiểm soát và đánh

giá được hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập

2.55

0.97

1

Rất đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 10


Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Điểm lệch chuẩn; TH: Thứ hạng; MĐ: Mức độ

Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho ta thấy rằng đội ngũ CBQL và GV nắm được mức độ về tầm quan trọng của chủ thể QL trong hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập. Cụ thể trong bảng này cả ba nội dung QL ƯDCNTT trong học tập như “giúp HT xác định được nội dung, hình thức tổ chức và huy động các nguồn lực”; “giúp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS đáp ứng nhu cầu” và “giúp cho HT, PHT kiểm soát và đánh giá được hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập” đều được đánh giá ở mức độ đồng ý và rất đồng ý. Trong bảng đó ta cũng thấy rất rõ nội dung thứ ba được xếp hạng thứ nhất với điểm trung bình là 2.55, mức độ: rất đồng ý. Xếp cuối cùng là nội dung thứ hai với điểm trung bình là 2.29 mức độ: đồng ý. Như vậy có thể nói rằng QL việc ứng dụng CNTT trong học tập được đa số CBQL và giáo viên nhận thức nó có tầm quan trọng rất đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó cho thấy giáo viên vẫn chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của chủ thể QL trong việc ƯDCNTT vào việc học tập của HS. Mặt khác nhận thức này cũng có nguyên nhân từ thực tế là bản thân một bộ phận giáo viên cũng không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với mạng internet cũng như tìm hiểu tình hình phát triển các phần mềm giáo dục hiện nay.


Điều này chứng minh về cơ bản các khách thể được khảo sát đều không phủ nhận tầm quan trọng của quản lý đối với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong việc học tập. Thực tế ở mỗi trường việc quản lý này đều được lên kế hoạch từ đầu năm và thực hiện xuyên suốt trong năm học, số ít ý kiến cho rằng vấn đề này không quan trọng có lẽ không nhận thức đúng được tầm quan trọng của công tác quản lý trong nhà trường.

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho HS‌

Kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục có tác động trực tiếp đến toàn bộ kết quả của hoạt động. Bảng 2.11 dưới đây là kết quả khảo sát công tác quản lý các nội dung xây dựng kế hoạch học tập có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh.

Bảng 2.11. Quản lý xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Chỉ đạo các tổ bộ môn đánh giá tình hình ƯDCNTT vào

học tập của học sinh


1.87


0.698


6


1.82


0.666


5


2

Thu thập dữ liệu kết quả ƯDCNTT của HS trong thời gian

gần đây


1.91


0.634


5


1.77


0.657


6


3

Chỉ đạo các tổ bộ

môn lập kế hoạch thiết kế giáo án theo


2.13


0.692


3


2.07


0.667


3



hướng ƯDCNTT








4

Chỉ đạo GV lập kế hoạch hướng dẫn HS ứng dụng CNTT vào

học tập


2.37


0.523


2


2.23


0.607


2


5

Đề nghị các tổ bộ

môn bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá KQ HT có ứng dụng CNTT


2.43


0.56


1


2.33


0.702


1


6

Hoàn thiện bộ đề thi, kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực

ƯDCNTT


1.99


0.629


4


1.9


0.61


4

Trung bình chung

2.12

2.02

Đánh giá chung

Ít thường xuyên

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.952

0.910

Tương quan (Pearson)

0.987**


Nội dung chỉ đạo các tổ bộ môn đánh giá tình hình ứng dụng CNTT vào học tập của học sinh xếp hạng thấp nhất trong bảng 2.11. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 1.87 cho mức độ thực hiện và 1.82 cho kết quả thực hiện, tương ứng với mức thực hiện chưa thường xuyên và kết quả thực hiện trung bình. Kết quả này phản ánh hoạt động này chưa được chú trọng và thực hiện hiệu quả. Vai trò của tổ bộ môn trong đánh giá tình hình ứng dụng CNTT vào học tập của học sinh chưa thể hiện rõ.


Hoạt động thu thập dữ liệu kết quả ứng dụng CNTT của học sinh trong thời gian gần đây cũng chưa được thực hiện tốt. Điểm số đánh giá hoạt động này chưa cao, xếp ở vị trí cuối bảng thống kê. Phần mức độ thực hiện chỉ đạt

1.91 điểm, tương ứng với mức thực hiện chưa thường xuyên, phần kết quả thực hiện đạt 1.77 điểm, tương ứng kết quả thực hiện trung bình. Hoạt động thu thập dữ liệu thống kê đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của học sinh qua các năm đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích kết quả, xu hướng, tính hiệu quả của hoạt động này từ đó lập kế hoạch và phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào học tập. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy, hoạt động này chưa được thực hiện tốt và hiệu quả.

Kết quả đánh giá nội dung chỉ đạo các tổ bộ môn lập kế hoạch thiết kế giáo án theo hướng ứng dụng CNTT đạt điểm trung bình tương đối cao, cả mức độ thực hiện và kết quả đều xếp thứ 3. Phần mức độ thực hiện đạt 2.13 điểm, tương ứng với mức thực hiện ít thường xuyên, phần kết quả thực hiện đạt 2.07 điểm, tương ứng kết quả thực hiện trung bình khá. Điều này cho thấy, các cán bộ quản lí đã quan tâm, chú trọng tới việc chỉ đạo các tổ bộ môn lập kế hoạch thiết kế giáo án theo hướng ứng dụng CNTT. Việc chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT vào học tập ở các nhà trường cũng được thực hiện tương đối tốt. Phần mức độ thực hiện đạt 2.37 điểm, tương ứng với mức thực hiện thường xuyên, phần kết quả thực hiện đạt

2.23 điểm, tương ứng kết quả thực hiện khá tốt. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng, hàng năm nhà trường đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tương đối rõ về việc ứng dụng CNTT cho các tổ bộ môn và cán bộ giáo viên. Đây là việc làm cần thiết, thể hiện rõ vai trò của nhà trường trong công tác quản lí và cần phát huy thực hiện tốt hơn.

Trong kết quả đánh giá thực trạng quản lí xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho HS vào trong học tập, nội dung đề nghị các tổ bộ môn bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập có ứng dụng CNTT xếp


thứ hạng cao nhất. Cả mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều xếp hạng 1, điểm đánh giá mức thực hiện đạt 2.43 tương ứng với mức thực hiện thường xuyên, điểm đánh giá kết quả thực hiện đạt 2.33 tương ứng với kết quả thực hiện tương đối tốt.

Mặc dù kế hoạch, hồ sơ kiểm tra đánh giá kết quả học tập có ứng dụng CNTT được chú trọng nhưng thực tế khi thực hiện và hoàn thiện các bộ đề thi, kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực ứng dụng CNTT cho học sinh lại gặp nhiều khó khăn. Hoạt động xây dựng và hoàn thiện các bộ đề thi này chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả của đề thi chưa thật sự cao. Điểm đánh giá nội dung này chỉ đạt 1.99 cho mức thực hiện và 1.90 cho kết quả thực hiện.

Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện là 2.12 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.02 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận đánh giá thực trạng quản lí xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho HS chưa phản ánh hết tầm quan trọng của hoạt động này trong quá trình học tập và chưa mang lại hiệu quả cao. Cần tăng cường chỉ đạo các tổ bộ môn đánh giá tình hình có ứng dụng CNTT vào trong học tập; thu thập, phân tích và đánh giá kết quả hàng năm; xây dựng và hoàn thiện các bộ đề thi có khả năng đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của học sinh.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.952 0.910 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.11 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.987** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.

2.4.3. Thực trạng quản lý triển khai nội dung có ứng dụng CNTT cho HS‌

Công tác quản lý triển khai nội dung học tập có ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng rất lớn đến kết quả triên khai công tác này. Bảng 2.12


dưới đây là kết quả khảo sát công tác quản lý triển khai nội dung ứng dụng CNTT trong học tập cho học sinh.

Bảng 2.12. Quản lý triển khai nội dung ứng dụng CNTT cho HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch ứng

dụng CNTT


2.14


0.58


6


2.02


0.67


7


2

Giám sát triển khai

ƯDCNTT của GV đến từng khối lớp


2.17


0.599


5


2.17


0.572


5


3

Chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh ƯDCNTT vào

học tập


2.37


0.536


3


2.32


0.535


3


4

Ứng dụng CNTT trong học tập ở trên lớp trong tất cả các môn học. (qua việc trình chiếu/bảng

tương tác của GV)


2.43


0.583


1


2.43


0.56


1


5

Ứng dụng CNTT trong hoạt động tự học ngoài

giờ lên lớp


2.39


0.623


2


2.39


0.601


2


6

Sử dụng các trình duyệt

Web như Google, thư viện Violet,… để chuẩn


2.24


0.682


4


2.19


0.682


4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023