Tẳng Cảu Thật, Tẳng Cảu Giả Và Những Tình Huống Đối Phó

Pels gọi là 'ma thuật trong cái hiện đại', 'ma thuật thuộc về cái hiện đại' [359, tr.3]. Những dạng thức ma thuật mới, ứng với các tình thế mới trong xã hội hiện đại ở Sơn La có thể xem là những bằng chứng cho điều Pels đã nói. Trong phần này, tác giả luận án sẽ lựa chọn phân tích một số hình thức ma thuật có sự biến thể hoặc gá lắp với các yếu tố mới được một số người Thái lựa chọn sử dụng nhằm thích ứng trong nhiều bối cảnh mới, chẳng hạn việc tẳng cảu giả, trao áo (phái xửa) và tự đọc lời cúng, tự kiểm soát cái ho đựng hồn vía, vận mệnh mình ở nhà chồng khác dân tộc, sinh nở tại nhà với các hình thức ma thuật được giản tiện hay sinh tại bệnh viện với một số hình thức ma thuật mang tính ứng phó, cắm taleo bảo vệ sản phụ và trẻ khi sống ở thành phố và ở nhà tầng, cúng ma tổ tiên và bón cho tổ tiên ăn khi trong nhà bê tông không có lỗ hóng giống nhà sàn, chữa bệnh bằng ma thuật trong sự kết hợp với tiêm truyền và sử dụng tây y trong bệnh viện, trạm xá,....

4.4.1. Tẳng cảu thật, tẳng cảu giả và những tình huống đối phó

Những ý niệm văn hóa truyền thống đã xác lập một điều rằng, người phụ nữ Thái Đen lấy chồng là phải tẳng cảu (búi tóc lên đỉnh đầu). Văn hóa Thái Đen có những quy tắc nghiêm ngặt với búi tóc này của người phụ nữ. Lệ tục quy định, phụ nữ đã tẳng cảu sẽ không được phép hạ xuống, cả lúc làm việc lẫn khi ngủ, chỉ hạ cảu khi gội đầu, nếu không "sẽ gặp nhiều điều không may mắn"1. Khi chồng đi vắng, người vợ kiêng không gội đầu, không hạ tẳng cảu vì sợ chồng gặp chuyện

xấu. Nếu chồng đi vắng lâu ngày, người vợ ở nhà phải gội đầu vào ban đêm, "kiểu gội trộm ban đêm để phi nó không biết mà hại"2. Trong lễ cầu mưa của người Thái đen Yên Châu, có một quy định bắt buộc rằng, người phụ nữ nào đã có chồng cũng phải tẳng cảu, người nào chồng mất thì sau một năm có thể hạ xuống. Điều này được các cụ già trong bản lý giải, tất cả đều phải theo đúng quy tắc và đúng trật tự, nếu lộn xộn thì trời sẽ không mưa, mà một trong những dấu hiệu của sự lộn xộn là

việc tẳng cảu không ở trên đầu của người phụ nữ có chồng.

Bước vào thời hiện đại, cảu hay không cảu trở thành một vấn đề với người phụ nữ Thái Đen có chồng, đặc biệt với những người "đi thoát ly" hay "tham gia các công tác ngoài xã hội"3. Việc đi lại nhiều bằng xe máy với chiếc mũ bảo hiểm buộc phải đội trên đầu cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc với nhiều người phụ nữ, đặc biệt là với các bạn trẻ người Thái, bởi việc đội mũ bảo hiểm bên trên búi tóc cao sẽ khiến gây khó chịu hoặc nguy hiểm. Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi cư trú và hoạt

1 Trao đổi với em Giang, Thuận Châu, 12/07/2018.

2 Trao đổi với bà mo Lót Thuận Châu, 27/02/2019.

3 Cụm từ thường được người dân sử dụng khi nói về những người làm việc trong hệ thống hành chính nhà

nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

động ra bên ngoài các bản làng Thái, việc chung sống hàng ngày trên địa bàn cùng với cư dân tại các nhóm cộng đồng dân tộc khác khiến nhiều cô gái cảm thấy bất tiện khi phải tẳng cảu. Sự thuận tiện và mức giá vừa phải trong việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, sự gia tăng nhu cầu du lịch tới các nơi trong và ngoài nước khiến chiếc cảu trở thành một vấn đề với nhiều người. Quy định từ lệ tục và tâm linh về việc đã cảu là không thể hạ xuống khiến nhiều cô gái buộc phải cân nhắc việc cảu hay không cảu từ trước khi kết hôn. Một số cô dâu xin với hai gia đình để không tẳng cảu. Sự lựa chọn này có thể được ủng hộ, song nghi thức khửn cảu (dựng cảu) và đồ để tẳng cảu vẫn được nhà trai chuẩn bị đầy đủ và mang sang nhà gái, làm thủ tục trao nhận, chải tóc nhưng không chính thức tẳng cảu. Một hình thức ma thuật mới được ra đời trong một số đám cưới của người Thái Đen - lễ cảu giả. Cảu giả, theo mô tả của em Giang (Thuận Châu), tức là trong lễ cưới, mọi nghi thức diễn ra như bình thường, "thủ tục tẳng cảu vẫn được thực hiện với đầy đủ đồ lễ, vẫn có người chải tóc ngược lên, chỉ là không hát và không cảu thôi. Người nai cảu chải tóc ngược lên xong thì em lấy dây buộc tóc lại, không cho tóc giả và búi cuộn vào

nhưng cũng có cài trâm. Đồ tẳng cảu hiện em vẫn cất trong một cái hòm riêng"1.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 20

Tuy nhiên, như chính Giang chia sẻ, "khi em không cảu còn có người bảo, bản thân là giáo viên dạy tiếng Thái, là người giữ gìn truyền lửa cho người khác yêu văn hóa dân tộc mà lại không cảu. Nhưng mà kệ, có chết em cũng không cảu, cảu thì làm sao em đi dạy rồi tham gia đủ thứ được, chưa kể còn đi du lịch các nơi"2. Tâm lý này không hiếm với nhiều cô gái trẻ, và dù nhiều gia đình luôn muốn con dâu tẳng cảu khi về nhà chồng song cũng tôn trọng sự lựa chọn này vì "bây giờ hiện đại rồi, ai thích cảu thì cảu thôi, không bắt buộc đâu"3.

Chuyện tẳng cảu cũng gây ra những khó xử với người phụ nữ, đặc biệt khi búi tóc ngược của người phụ nữ Thái liên quan tới thiết chế quốc gia, với yêu cầu nghiêm ngặt về việc buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Với người phụ nữ Thái, khi luật đội mũ bảo hiểm được áp dụng4, búi tóc trên đầu trở thành vấn đề không chỉ của riêng họ, mà còn tạo sự chú ý của cả cộng đồng Thái và của nhiều người thuộc các nhóm dân tộc khác Thái, của các cấp chính quyền cả trung ương lẫn


1 Trao đổi với em Giang, thị trấn Thuận Châu, 23/4/2020.

2 Trao đổi cá nhân, đã được sự đồng ý cho phép sử dụng thông tin của chủ nhân.

3 Phỏng vấn tại Thuận Châu, ngày 22/3/2021. Dù vậy, ngay ở thị trấn Thuận Châu hay trong các bản lân cận, số lượng phụ nữ Thái đen tẳng cảu vẫn chiếm đa số, và nhiều trong số họ công tác tại các ban ngành từ cấp

thôn, xã đến huyện. Trong lễ xên Lảu nó của một ông mo trong bản Púng Tra cách thị trấn Thuận Châu 6km, số lượng người đến tham dự, các con nuôi từ xa tới lên đến cả trăm người nhưng 100% trong số những người được quan sát và phỏng vấn nếu có chồng đều tẳng cảu. Trường hợp không tẳng cảu thì hoặc là người Kinh, hoặc là các cô gái chưa chồng.

4 Theo quy định của Thông tư 01/2003/TT-BGTVT ngày 08/01/2003.

địa phương. Sự bất tiện khi vừa cảu vừa đội mũ khiến nhiều người không tuân thủ quy định đội mũ. Với những người tuân thủ luật và mong muốn được an toàn khi tham gia giao thông, chiếc mũ bảo hiểm chụp lên chiếc cảu của người phụ nữ Thái được mô tả là "chông chênh", "lỏng lẻo", "không thể bảo vệ phần đầu nếu xảy ra tai nạn" xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Trong một nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa tinh thần tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người với sự thượng tôn pháp luật và an toàn trong giao thông đường bộ, một sáng chế mới về "mũ bảo hiểm tẳng cảu" dành riêng cho người Thái đã ra đời. Đây được xem là một thành tựu của nhà quản lý, và là một sự quan tâm dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái và văn hóa Thái. Sau khi ra mắt vào ngày 31/10/2015 trong "Ngày hội an toàn giao thông đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc" tổ chức tại Sơn La, hàng loạt các chương trình tuyên truyền, tặng mũ bảo hiểm tẳng cảu được triển khai tại các địa phương có người Thái tẳng cảu sinh sống. "Phụ nữ dân

tộc Thái đã có mũ bảo hiểm tẳng cảu"1, "Chiếc mũ bảo hiểm độc đáo có một không

hai trên thế giới"2, "Độc đáo mũ bảo hiểm tẳng cảu dành cho phụ nữ dân tộc Thái"3 là một số tiêu đề trong hàng loạt bài báo viết về sự kiện/ chủ đề này. Về mặt hình thức, chiếc mũ với phần chóp nhô lên dành riêng cho người tẳng cảu tưởng chừng đã giải quyết các vấn đề bất cập. Nhưng thực tế lại cung cấp những thông tin phong phú khác về vấn đề này. Theo quan sát của Lan (sống tại thành phố Sơn La), các cơ quan ban ngành của tỉnh thường có hoạt động tuyên truyền và phát mũ tẳng cảu miễn phí cho dân, nhưng "ra đường họa hoằn lắm mới gặp người tẳng cảu đội cái mũ riêng mà tỉnh phát cho ấy, còn toàn đội mũ bình thường chống đối thôi", và với những người lái xe nhưng không đội mũ, khi bị công an phạt, "thà họ nộp phạt chứ

không bỏ cảu ra"4. Các trao đổi cụ thể với những người phụ nữ Thái Đen hàng ngày

đi xe máy từ bản ra chợ bán hàng ở thành phố Sơn La cũng cung cấp thêm nhiều thông tin khác. Việc phát mũ bảo hiểm tẳng cảu không phải dành cho mọi phụ nữ Thái mà "trong bản của các chị, chỉ có cán bộ xã, cán bộ bản hoặc vợ của cán bộ mới được phát mũ bảo hiểm tẳng cảu thôi, và hầu như trong bản thì chỉ có 2 hoặc 3 người đội mũ dành cho người tẳng cảu". Hàng ngày, những người phụ nữ này đội mũ bảo hiểm thông thường từ bản ra thành phố. Mô tả về việc đội loại mũ này, một chị cho biết: "mũ chỉ bảo vệ mỗi cái tẳng cảu của các chị thôi chứ có bảo vệ được đầu chị đâu, vì chả an toàn nên cứ đội cho có để đỡ bị phạt chứ cũng không yên

1 Nguồn: https://toquoc.vn.

2 Nguồn: http://sonla.tintuc.vn.

3Nguồn:https://giadinh.net.vn.

4 Trao đổi cá nhân với em Lan (thành phố Sơn La), 31/7/2020.

tâm". Với chiếc mũ bảo hiểm tẳng cảu vốn vẫn được ca ngợi trên truyền hình, báo chí, một chị bảo, "tẳng cảu mỗi người to nhỏ khác nhau nên như chị này (chỉ tay sang một chị có búi tóc to trên đầu) khi đội cái mũ vẫn phát cho người tẳng cảu thì đội vào xong tháo ra nó vướng tóc lắm, vì cái chụp đấy nó bé"1. Quan sát tại thị trấn Thuận Châu (nơi có lượng người Thái đen chiếm 70% số dân của toàn huyện) trong vòng hai ngày cho thấy, trên đường, không có người đội mũ bảo hiểm tẳng cảu, phụ

nữ chủ yếu vẫn sử dụng chiếc mũ bảo hiểm thông thường. Những trao đổi trực tiếp cung cấp thông tin cho thấy, "mũ tẳng cảu rất xấu, xấu như con ma", "mũ vừa xấu vừa khó chịu, nó cứ bó chặt vào đầu, đội mũ bình thường thích hơn", "đội mũ tẳng cảu nặng, hoa mắt đau đầu, không nhìn thấy gì", "mũ không tẳng cảu không bảo vệ được cái gì, chả tích sự gì nhưng nó thoáng"2.

Tẳng cảu trong hai tình thế, cảu thật hay cảu giả đội mũ cho cảu hay cho đầu cho thấy các phương cách, hình thức tồn tại và bối cảnh thích nghi mới của hình thức ma thuật trong bối cảnh hiện tại.

4.4.2. Phái xửa và cơ chế tự kiểm soát

Lễ phái xửa (trao áo, gối) vốn được xem là một nghi thức quan trọng trong hôn nhân Thái. Theo lệ tục, tẳng cảu hay phái xửa là sự đánh dấu chính thức của một cuộc hôn nhân Thái. Nếu tẳng cảu là dựng cột hồn của hai vợ chồng, tồn tại và được bảo vệ vững chắc bởi hệ thống dây, trâm (cột), lưới ca xa bọc ngoài, bùa (đồng bạc gắn đầu trâm) và hồn vía nhà chồng (độn tóc giả của cô dâu là của bà và mẹ chú rể) trên đầu của người phụ nữ Thái Đen; phái xửa với áo buộc ngoài gối đôi và túi ho tượng trưng cho hồn vía, vận mệnh của cô gái lại cho thấy sự gắn kết của hồn vía hai vợ chồng, được đặt bảo vệ trong không gian tâm linh của người Thái Trắng tại nhiều nơi. Nhưng hiện nay, với sự gia tăng của những cuộc hôn nhân đa dân tộc, phái xửa gặp phải một vấn đề rất lớn: không có mo và lời mo trong bước mang áo gối, ho của cô dâu vào nhà và đặt lên bàn thờ của nhà chồng. Thậm chí trong một số lễ cưới, phía nhà gái vì e ngại sự khác biệt về tục lệ còn bỏ qua cả thao tác trao nhận áo gối này. Điều này khơi dậy một nỗi lo về việc, một lễ cưới hồn chưa thực sự được diễn ra. Nếu làm đúng thủ tục, bên nhà gái chỉ có thể mo tiễn và trao áo, việc nhận áo bên nhà trai có thể vẫn thực hiện nhưng không được như mong muốn vì đúng theo lệ tục, phải có một bài mo nhận áo để báo cáo tổ tiên bên nhà chồng và nơi cài ho cho cô dâu mới. Tình thế này dẫn tới một số thay đổi và kiểm soát mới nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của đám cưới hồn này. Đó có thể là việc tự mo theo bài bản có sẵn


1 Thông tin phỏng vấn tại khu chợ trong phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, 04/02/2020.

2 Phỏng vấn tại thị trấn Thuận Châu, 26/03/2021.

- chính cô dâu hoặc một người thân sẽ đọc lời cúng trước bàn thờ nhà trai, có thể có áo gối hoặc không; hoặc trao áo gối với việc thầy mo đã đọc bài chú đồ vật này khi còn ở bên nhà gái.

Theo lời kể của chị Điệp (người gốc Thái Phù Yên), chị lấy chồng người Kinh ở Hà Tây. Ngày cưới, thầy mo biết rõ tình hình tục lệ nhà trai nên sau khi đã cúng hết phần thông thường của nhà gái, mo gọi chị lại, dặn "nói câu này câu này" khi đứng trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Ông mo nhắc thêm: "nhớ nói cả tiếng Thái lẫn tiếng Kinh kẻo nói mỗi tiếng Thái thì các ông bà tổ tiên nhà chồng lại không hiểu được". Vì thế, khi dâu vừa về đến nhà trai, vào thắp hương tại bàn thờ tổ tiên nhà chồng là chị "lẩm bẩm luôn", nói đúng theo lời ông mo đã dặn. Hiện tại đã thành quen, vào

ngày rằm, mùng một hoặc khi gia đình có việc quan trọng (thi cử, đi công tác xa…), chị thường cúng và khấn cả tiếng Kinh và tiếng Thái1. Hay như đám cưới của em Hường (Bắc Yên) lấy chồng người Tày hiện ở Sài Gòn, ông mo (là chú ruột của cô dâu) đã ghi ra giấy nội dung cần nói khi áo buộc gối được đặt lên bàn thờ của nhà trai. Thầy mo dặn bố cô dâu: "phải để ý xem nhà trai họ có đặt áo gối lên bàn thờ ngay không, không thấy là phải nhắc ngay, làm xong việc đó thì làm gì hãy làm".

Ông còn nhắc thêm: "nhà trai họ đặt áo gối lên bàn thờ nhà bên đấy là phải cầm giấy

đọc bài mo luôn, đọc to lên cho ma nhà đấy nghe, để con bé được phù hộ"2.

4.4.3. Sinh nở tại bệnh viện và các hình thức ma thuật mới

Với người Thái, việc sinh nở của phụ nữ là vô cùng hệ trọng, liên quan tới sinh mệnh của người mẹ và đứa trẻ. Sinh nở được xem là thời kì "ống máu treo cổ" (bẳng lượt khèn co), với nỗi sợ hãi lớn nhất là "vượt suối không qua" (khảm huổi báu khát), khi người phụ nữ có thể chết trước, trong hoặc sau khi sinh nở. Quá trình mang thai và sinh nở gắn với rất nhiều các kiêng kỵ và một hệ thống nghi lễ Thái, cho thấy sự lo lắng và mối bận tâm lớn về sự toàn vẹn của hệ thống hồn vía trong cơ thể của người phụ nữ trước và sau khi trải qua sự kiện quan trọng và đầy nguy hiểm này. Theo mô tả của các tác giả Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh [60], tính riêng trong thời kì sinh nở, người phụ nữ Thái và gia đình họ phải trải qua tầm 10 đến 13 lễ cúng3, cùng một số thao tác làm

phép và kỵ ma (cắm, treo ta leo, đốt lửa, treo ống cơm lam,...).


1 Thông tin trao đổi với chị Điệp (hiện đang sống tại Thanh Xuân, Hà Nội), ngày 12/05/2020.

2 Tư liệu điền dã tại đám cưới em Hường, Bắc Yên, 09/12/2018.

3 Gồm: lễ phún tỏn tọng (đón cuống nhau), lễ dệt khuân (làm vía), lễ pứak pai (cúng ma pái chết đường sinh nở), lễ nhá pháy (nằm lửa), lễ tam khuân ú khuân đa (cúng vía võng vía địu), tam khuân xửa khuân phá

(cúng vía chăn vía đệm), tam khuân ú khuân nốm (cúng vía vú), lễ peng phi hướn (cúng ma nhà), lễ hịak khuân lông (gọi hồn lạc), xú khuân (tụ hồn, thết hồn), tam khuân nọi (cúng vía nhỏ cho trẻ), phún ha chư (lễ đặt tên cho trẻ), xên hướn - nếp tạy (lễ cúng tổ tiên kết hợp nhập tổ tiên cho bé, cài tạy, họ). Tùy từng thời điểm (trước, sau khi sinh) mà một nghi lễ được tổ chức có thể gồm vài ba lễ nhỏ liên quan.

Sinh nở vốn tồn tại với một nhịp vận hành như vậy, tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sự lựa chọn của người phụ nữ Thái hiện đại và gia đình của họ về việc nên sinh nở ở đâu - sinh tại bệnh viện, với bác sỹ, y tá, thuốc men và phương tiện hiện đại hay ở nhà, trong sự hỗ trợ về mặt tâm linh của thầy mo, với các bà đỡ đầy kinh nghiệm, và với hệ thống tri thức truyền thống của những người phụ nữ khác trong gia đình và họ hàng. Nếu đến bệnh viện, người phụ nữ sẽ phải sinh nở trong sự hỗ trợ của người lạ. Thêm vào đó, từ nỗi lo về con phi pái (ma chết tươi do sinh nở không thành), con phi cướt (ma chết khi còn nhỏ), suốt quá trình sinh nở của người phụ nữ, luôn phải có một bếp lửa đốt để trừ ma. Đẻ xong, cả mẹ cả con phải nằm lửa (nhá pháy) một thời gian rồi mới về phòng hoặc khu giường nệm riêng (hiện tại ở một số nơi thường nằm lửa 3-5 ngày). Đẻ bệnh viện, việc nằm lửa sẽ phải thực hiện thế nào? Thêm nữa, lệ tục truyền thống kiêng mọi sự di chuyển của người phụ nữ và đứa trẻ sau sinh. Nếu sinh tại bệnh viện, chỉ sau tầm 2 - 3 ngày, sẽ phải đưa sản phụ và trẻ từ viện về nhà, việc đi lại bằng xe máy sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Hiện tại, ở các thị trấn, thành phố hoặc các nơi lân cận, phụ nữ Thái thường đến bệnh viện sinh con. Phụ nữ trong bản thì thường đến trạm xá để nhờ các nữ hộ sinh đỡ đẻ. Ở một số bản xa, nhiều người vẫn chọn sinh con ở nhà, vì "ở nhà thì yên tâm hơn, nếu đẻ khó thì có bà một làm phép cho nên cũng không quá sợ"1. Tuy nhiên, dù sinh ở bệnh viện, trạm xá hay ở nhà, người Thái đều có các phép riêng để giúp quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi. Đó là việc luôn có vài người nhà cùng đi và luôn bên cạnh sản phụ "để hồn vía có thêm người thì không quá sợ"2, là việc đốt một chậu bồ kết nhỏ rồi để trong phòng cho cháy âm ỉ suốt mấy ngày tại bệnh viện, đến khi về nhà thì làm các thủ tục cúng lễ khác "nhiều đến nỗi không nhớ được"3. Những trường hợp sinh con ở bệnh viện hay trạm xá đều kể rằng, khi đi sinh luôn có 4 đến 5 người đi cùng, "lúc nào cũng có người bên cạnh vì hồn vía lúc ấy nó sợ lắm", và việc làm lễ cúng đều sẽ diễn ra trước và sau khi sinh nở. Chị Hồng (Thuận Châu) còn cho biết, khi đi bệnh viện sinh con, trong người chị luôn giắt theo một cái que nhỏ do thầy mo làm phép cho từ khi làm lễ cúng lúc thai được 8 tháng, chị để trong người không lúc nào rời, giữ đến tận khi về nhà. Có trường hợp sinh khó, người nhà một mặt vẫn túc trực ở khu cấp cứu tại bệnh viện, mặt khác mang áo của bà đẻ tới nhà thầy mo nhờ làm cúng gấp để việc sinh nở được diễn ra thuận lợi, để


1 Tư liệu tại Nà Làng, Mường Bám, Thuận Châu, 26/02/2019.

2 Tư liệu phỏng vấn chị Hồng tại Púng Tra, Thuận Châu, ngày 25/03/2021.

3 Tư liệu phỏng vấn em Giang, thị trấn Thuận Châu, ngày 22/05/2020.

con ma chết đường sinh nở và ma trẻ em không hại đến sản phụ và đứa trẻ1. Điều này cho thấy vẹn nguyên một nỗi lo lắng Thái về loại ma chết trong quá trình sinh dưỡng (phi pái, phi cướt), dù ai cũng đặt lòng tin vào y học hiện đại.

4.4.4. Chữa bệnh bằng ma thuật kết hợp khám chữa bệnh tại bệnh viện

Từ năm 2018, tôi đã được nghe kể về một thầy mo ở thành phố Sơn La chữa bệnh rất giỏi. Một người quen trong thành phố, hơn 70 tuổi, ốm đau suốt, đi khắp các bệnh viện mà bệnh không đỡ, xuống bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, tới bệnh viện châm cứu của bác sĩ Nguyễn Tài Thu nhưng vẫn không khỏe lên. Nhà mang áo đi bói, được biết bà bị ma hại liền nhờ ông mo đến cúng. Con cháu bà lấy điện thoại quay lại hết nghi lễ, gửi cho mọi người xem đoạn ông ngậm nước, nhai lá trầu rồi phun lên trán lên đầu bà, phun khắp người. Điều lạ là, chỉ một tuần sau, bà đã khỏe lại như bình thường, ăn ngon, ngủ tốt, và béo lên trông thấy.

Những câu chuyện chữa bệnh thành công như thế của các thầy mo Thái được người dân kể cho nhau nghe hàng ngày. Ý niệm về sự tồn tại và dễ bị tổn thương của hệ thống hồn vía, năng lực chữa bệnh đã được xác tín trong truyền thống và thường xuyên được tái xác tín trong hiện tại của các thầy mo khiến hình thành một thói quen tâm lý với nhiều người Thái về việc, đau ốm bất thường là tìm đến mo và làm lễ cúng. Cộng đồng Thái còn có một dòng lễ hội riêng để tạ ơn thầy mo, những thầy cúng, thầy thuốc của dân bản mà tên gọi và hình thức có sự khác nhau giữa các tiểu vùng Thái như xên lảu nó, Hết Chá, kin pang Then, xăng khan,... Trong lễ hội này, các con nuôi - những người được mo chữa cho khỏi bệnh bằng cúng lễ và làm phép - mang gà, gạo, rượu đến tạ ơn thầy và ma sư phụ của thầy đã, đang và sẽ bảo vệ cho hồn vía mình được khỏe mạnh, sống lâu cùng chủ áo.

Từ góc nhìn của nhiều nhà quản lý, nhà báo, đặc biệt từ nhiều người làm trong ngành y tế, việc chữa bệnh bằng nghi lễ cúng là mê tín, hủ tục, lạc hậu, và có thể gây nên rất nhiều các nguy cơ cũng như hậu quả về mặt sức khỏe. "Nạn nhân của việc không tin vào khám chữa bệnh của y học hiện đại", "chưa nhận thức đầy đủ mối nguy hại của những phương pháp chữa bệnh lạc hậu" là những cụm từ thường xuất hiện trong nhiều bài báo viết về chủ đề này. Điều đó khiến rất nhiều các ban ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương vào cuộc để tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức của đồng bào. Bên cạnh đó là nhiều nỗ lực của ngành y tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương, thực hiện các dự án tăng cường bác sỹ về vùng sâu vùng xa hay việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao



1 Tư liệu điền dã tại Mộc Châu, nhà bà mo Song, 15/01/2019.

trình độ của đội ngũ y, bác sĩ là người dân tộc thiểu số sở tại. Những ưu đãi trong việc khám chữa bệnh cũng được nhà nước áp dụng tại nhiều địa phương. Ở những thôn bản được công nhận là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, người dân được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và được chi trả 100% phí khám chữa bệnh nếu đến đúng tuyến1. Nhiều người Thái khi có bệnh cũng xuống khám chữa tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều sự kết hợp giữa đi viện và đi cúng, chữa bệnh ma thuật của thầy mo và tiêm truyền tại bệnh viện được diễn ra. Không hiếm trường hợp bệnh viện đã trả về chờ chết, gia đình mời thầy mo đến làm lễ và người bệnh khỏe mạnh trở lại. Nhiều người sau khi chữa trị tại bệnh viện đã bình phục, về nhà vẫn tiếp tục mời thầy mo đến cúng, "để cho hồn vía khỏe lại". Câu chuyện cúng "để

cho ông ấy chết cũng hài lòng", nhưng cúng xong lại ngồi dậy, "bây giờ phóng xe máy vù vù"2, hay việc người ốm được bệnh viện chẩn đoán tim sưng phù và cần đưa đi cấp cứu tại Hà Nội nhưng sau khi được lăn trứng phun trầu thì thở được và sau đó về nhà khỏe mạnh,... được thầy mo Hiễn (thành phố Sơn La) kể lại, trong sự xác nhận của những người liên quan. Đối tượng hướng đến để ông mo chữa bệnh là phi, "mình xên, chém con chó cho ma nó ăn là xong, khỏi luôn", "mình có phép của

mình, làm từ 12 giờ trưa cho đến sáng", "giờ khỏe hẳn rồi, mấy bác sĩ nhà đấy phục lăn"3. Khi được hỏi về áp lực lúc phải cúng cho người sắp chết, ông mo Hiễn cho biết: "mỗi người đều có dây sống riêng, Then quyết định rồi, đến lúc phải chết thì chết thôi". Và với ông, có những căn bệnh Thái mà không có bệnh viện nào có thể chữa được, ngoài bệnh viện của thầy mo, như bệnh bị ma tình yêu theo, bệnh ma nhập hồn hay bị bùa hại. Có những đứa trẻ đau ốm đi viện chữa trị suốt không khỏi,

theo ông mo là do hồn vía trẻ không thích cái tên được đặt cho nó. Trường hợp này, ông phải tiến hành lễ đổi tên tìm tên (ha chư), khi cúng, bói mà tìm được tên khiến hồn ưng ý thì trẻ "cứ lớn thôi, chả ốm đau gì". Ông bảo, "đi viện thì làm sao mà chữa được cái bệnh đòi đổi tên đấy"4. Những dạng bệnh kiểu này cũng được xác tín trong nhiều các câu chuyện sống động khác của bà mo Song (Mộc Châu), ông mo

Án (Mộc Châu), bà mo Lót (Thuận Châu), thầy mo Biêu (Thuận Châu),... Đặc biệt, với trường hợp của những người được ma nghề một lựa chọn để truyền nghề, người sẽ lâm vào tình trạng đau ốm, thậm chí điên loạn. Theo nhiều diễn giải, nếu người này không làm lễ nhận một, không hành nghề một, sẽ không bác sĩ hay bệnh viện

1 Theo QĐ số 139/2002/QĐ-TTG ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

2 Phỏng vấn ông mo Hiễn, thành phố Sơn La, 28/02/2019. 3 Phỏng vấn ông mo Hiễn, thành phố Sơn La, 28/02/2019. 4 Phỏng vấn ông mo Hiễn, thành phố Sơn La, 28/02/2019.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023