Thực Trạng Tổ Chức Các Hình Thức Học Tập Có Ứng Dụng Cntt Cho Hs‌



chủ trương tiếp cận

năng lực học sinh







Trung bình chung

2.22

2.15

Đánh giá chung

Ít thường xuyên

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.738

0.900

Tương quan (Pearson)

0.990**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 8


Kết quả đánh giá nội dung khảo sát thực trạng ƯDCNTT của học sinh để tiến hành lập kế hoạch có điểm trung bình khá thấp. Phần mức độ thực hiện 1.90, phần kết quả thực hiện điểm trung bình 1.84. Không có sự chênh lệch về điểm số đánh giá và nhận định về mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện. Kết qủa khảo sát cho thấy việc khảo sát thực trạng về nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh chưa được thực hiện tốt. Hay nói cách khác công tác lập kế hoạch của nhà trường chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của các nhà quản lý và các bộ phận có liên quan. Chứ chưa dựa vào nhu cầu của học sinh và giáo viên. Độ lệch chuẩn 0.740 cho thấy có sự phân tán tương đối các ý kiến được hỏi. Đa số những người được hỏi cho rằng hoạt động này thực hiện ở mức độ bình thường, số ít còn lại nhận định ở mức thường xuyên không thường xuyên.Từ đó có thể thấy hoạt động này hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý khi thực hiện lập kế hoạch.

Nội dung giáo viên đề xuất các giải pháp ƯDCNTT trong học tập cho HS. Căn cứ vào mục đích yêu cầu của từng bộ môn, giáo viên phụ trách sẽ đề xuất các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của bộ môn mình cho học sinh trong quá trình học tập. Căn cứ vào các đề xuất, cán bộ quản lý phân bố nội dung chương trình, huy động nguồn lực về CNTT nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu được đề xuất. Khảo sát nội dung này cho thấy, phần mức độ thực


hiện có điểm trung bình 2.01 xếp hạng 6, phần kết quả thực hiện, điểm trung bình 1.96 xếp hạng 6. Điểm số và thứ hạng của mức độ thực hiện và kết quả thực hiện không có sự khác biệt. Căn cứ vào kết quả này người nghiên cứu nhận thấy nội dung này cũng chưa được thực hiện tốt hiện nay tại các trường. Các ý kiến đánh giá chủ yếu tập trung vào mức độ thực hiện ít thường xuyên và kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình. Đây là nội dung khá quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cho học sinh. Cho nên, các nhà quản lý cần chú ý thực hiện tốt hơn hoạt động này trong công tác lập kế hoạch.

Nội dung huy động các nguồn lực phục vụ ƯDCNTT trong học tập cho HS có điểm trung bình đánh giá như sau: Phần mức độ thực hiện trung bình

2.11 xếp hạng 5. Khảo sát cho thấy việc huy động cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nhân lực của nhà trường vào phục vụ xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông trong học tập cho học sinh chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện chỉ đạt ít thường xuyên. Chính vì vậy kết quả thực hiện nhận được chưa cao, điểm trung bình 2.09 xếp hạng 4 của bảng. Từ nhận định trên, người nghiên cứu cho rằng việc sử dụng các nguồn tài nguyên của nhà trường vào phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh hiện nay còn nhiều bất cập. Hoạt động học tập của học sinh chỉ phát huy hết hiệu quả khi các cơ sở vật chất được đáp ứng đầy đủ, để giải quyết các nhiệm vụ học tập có liên quan đến công nghệ thông tin.

Nội dung tổ bộ môn xây dựng kế hoạch ƯDCNTT trong học tập cho HS được đánh giá khá cao. Phần mức độ thực hiện điểm số đánh giá tương ứng mức thực hiện ít thường xuyên điểm trung bình khảo sát 2.33 xếp hạng 3 của bảng. Điểm số cho thấy các tổ bộ môn có quan tâm đến hoạt động ứng dụng CNTT cho học sinh trong học tập. Kết quả đánh giá cũng khá cao, điểm trung bình 2.27 xếp hạng 3, thứ hạng và điểm số cho biết kết quả đạt được của


hoạt động này ở mức khá. Từ kết quả khảo sát cho thấy thực trang hiện nay tại các trường tổ bộ môn công nghệ rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh.

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng 2.5 là việc lấy ý kiến đóng góp của các tổ bộ môn khác nhằm xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch, đáp ứng được các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh. Điểm trung bình mức độ thực hiện là 2.54 xếp hạng 1. Điểm số và thứ hạng cho thấy mức độ thực hiện hoạt động này tại các trường hiện nay được thực hiện rất thường xuyên. Kết quả thực hiện cũng được đánh giá khá cao, điểm trung bình 2.44 xếp hạng 1. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy cán bộ quản lý rất quan tâm đến ý kiến đóng góp của các tổ về xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

Cùng nhận được sự đánh giá cao là nội dung kế hoạch bám sát mục tiêu học tập của các môn học. Các ý kiến được hỏi đa số cho rằng các bảng kế hoạch của nhà trường hàng năm về cơ bản đáp ứng đầy đủ mục tiêu của các môn học, mức độ đánh giá thường xuyên, kết quả thực hiện nội dung này được nhận định ở mức khá. Điều này cho thấy, cán bộ quản lý khi thực hiện lập kế hoạch đã chủ động cụ thể hóa các mục tiêu của các môn học khác vào kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cho học sinh.

Phỏng vấn về thực trạng xây dựng kế hoạch, người nghiên cứu nhận được một số ý kiến như sau: Mã số phỏng vấn CBQL 03 cho rằng “Việc xây dựng kế họach ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay được thực hiện chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của ban giám hiệu, chứ giáo viên chưa chủ động về vấn đề này. Nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Một trong những nguyên nhân chính là, mất thời gian cả khi lên kế hoạch lẫn thực hiện kế hoạch. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ, năng lực chuyên môn về công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế. Chính vì vậy đa số giáo viên đều thực hiện qua loa chưa đi vào trọng tâm của hoạt động”.


Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện 2.22 điểm số này tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện điểm trung bình 2.15 tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận việc lập kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh hiện nay chưa phản ánh hết tầm quan trọng của hoạt động này trong quá trình học tập.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha 0.738 và 0.900 cho thấy độ tin cậy của thang đo bảng 2.5 ở mức khá. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.990** chỉ ra rằng có mối tương quan thật trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Mức độ liên hệ có độ tin cậy rất cao.

2.3.2. Thực trạng tổ chức các hình thức học tập có ứng dụng CNTT cho HS‌

Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập sẽ tạo điều kiện tốt cho học sinh lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm đặc biệt là các hoạt động học tập có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 2.6 dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các hình thức học tập có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh.

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức thực hiện học tập có ứng dụng CNTT cho HS


Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Tổ chức học tập trên

lớp

2.42

0.637

1

2.35

0.646

1

2

Bồi dưỡng kỹ năng

khai thác sử dụng thiết

1.95

0.708

7

1.95

0.689

5



bị CNTT








3

Bồi dưỡng kỹ năng khai thác mạng toàn

cầu


1.97


0.714


6


1.89


0.697


6


4

Tổ chức cho HS trao đổi kinh nghiệm khai

thác tài liệu học tập


2.04


0.589


5


1.97


0.567


4


5

Tổ chức cho HS trao đổi kinh nghiệm

ƯDCNTT vào học tập


2.02


0.709


6


1.88


0.675


7


6

Giáo viên hướng dẫn cách thức ƯDCNTT

vào học tập


2.42


0.571


1


2.30


0.663


2


7

Tổ chức các cuộc thi ƯDCNTT trong HT

cho HS


2.10


0.414


4


2.13


0.334


3

Trung bình chung

2.13

2.07

Đánh giá chung

Ít thường xuyên

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.826

0.908

Tương quan (Pearson)

0.954**


Kết quả đánh giá nội dung thực trạng tổ chức học tập trên lớp có ứng dụng CNTT cho HS đạt điểm trung bình tương đối cao. Cả phần mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều xếp vị trí thứ nhất với điểm trung bình lần lượt đạt 2.42 cho mức độ thực hiện và 2.35 cho kết quả thực hiện. Kết quả này phản ánh mức độ thực hiện hoạt động học tập trên lớp có ứng dụng CNTT diễn ra thường xuyên và kết quả thực hiện tương đối tốt. Từ đó có thể thấy đội


ngũ giáo viên đã quan tâm và chú trọng ứng dụng CNTT trong các hoạt động học tập trên lớp để đạt được mục đích dạy học.

Tuy nhiên, việc bồi dưỡng kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị CNTT và khai thác mạng toàn cầu chưa đạt kết quả cao. Nội dung này xếp ở các vị trí từ 6 đến 7. Mức độ thực hiện bồi dưỡng kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị CNTT chưa thường xuyên chỉ đạt 1.95 điểm nên kết quả thực hiện cũng chỉ đạt mức trung bình 1.95 điểm. Đánh giá kết quả nội dung bồi dưỡng kỹ năng khai thác mạng toàn cầu chỉ xếp ở vị trí thứ 6. Điểm trung bình cho mức độ thực hiện chỉ đạt 1.97 và kết quả thực hiện đạt 1.89. Kết quả trên cho thấy thực trạng bồi dưỡng kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị CNTT và khai thác mạng toàn cầu chưa diễn ra thường xuyên, kết quả đạt được chỉ ở mức trung bình, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nội dung tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm khai thác tài liệu học tập và trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào học tập chưa diễn ra thường xuyên. Mức độ thực hiện nội dung tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm khai thác tài liệu học tập chỉ đạt trung bình 2.04 điểm, nội dung tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào học tập đạt 2.02 điểm. Kết quả thực hiện hai hoạt động này còn thấp đạt lần lượt 1.97 1.88 điểm. Điều này cho thấy việc tổ chức các hoạt động để học sinh có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của bản thân với bạn học chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều hoạt động được tổ chức hiệu quả.

Phần nhiều việc ứng dụng CNTT vào học tập hiện nay ở học sinh phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Kết quả đánh giá nội dung giáo viên hướng dẫn cách thức ứng dụng CNTT vào học tập xếp hạng rất cao (thứ nhất cho mức độ thực hiện và thứ 2 cho kết quả thực hiện). Điểm trung bình cho nội dung này khá cao, mức độ thực hiện đạt 2.42 điểm, kết quả thực hiện đạt 2.30 điểm. Mặc dù được thực hiện tương đối thường xuyên nhưng kết quả thực hiện chưa cao, chỉ mới đạt mức trung bình. Điều này phản ánh tính


hiệu quả trong công tác hướng dẫn cách thức ứng dụng CNTT vào học tập hiện nay cho học sinh.

Kết quả đánh giá nội dung tổ chức các cuộc thi ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh có điểm trung bình chưa cao. Phần mức độ thực hiện đạt 2.10, phần kết quả thực hiện đạt 2.13 điểm. Không có sự chênh lệch nhiều về điểm số đánh giá và nhận định về mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện. Mặc dù các cấp quản lí đã quan tâm tới việc tổ chức các cuộc thi ứng dụng CNTT trong học tập cho học sinh nhưng mức độ thực hiện chưa thường xuyên và kết quả thực hiện mới dừng ở mức trung bình khá.

Kết quả phỏng vấn mã số GV 01 cho rằng “Hiện nay giáo viên triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh chủ yếu là ra bài tập về nhà và có khuyến khích hướng dẫn sử dụng các thiết bị công nghệ để làm bài. Tuy nhiên, đa số giáo viên chưa hướng dẫn học sinh các nguồn tài liệu cần tìm kiếm khai thác. Mặt khác cũng không hướng dẫn các em cách thức phân loại xử lý tài liệu tìm kiếm được để áp dụng vào bài tập. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến, nên hiệu quả của hoạt động không cao và có phần đối phó”.

Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện là 2.13 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.07 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận thực trạng tổ chức học tập trên lớp có ứng dụng CNTT cho HS chưa phản ánh hết tầm quan trọng của hoạt động này trong dạy học và chưa mang lại hiệu quả cao.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.826 0.908 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.4 ở mức khá cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.954** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.


2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các phương pháp học tập có ứng dụng CNTT của HS‌

Công nghệ thông tin và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải biết cách sử dụng hợp lý các phương pháp chuyển tải linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng học sinh, thì hiệu quả dạy học mới đạt được kết quả cao. Bảng 2.7 dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện các phương pháp học tập có ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện các phương pháp học tập có ứng dụng CNTT của HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Tổ bộ môn đề xuất các phương pháp ứng dụng CNTT vào học tập cho

HS


1.84


0.705


7


1.91


0.617


7


2

Ứng dụng tìm kiếm tài liệu có liên quan đến

bài học


2.36


0.571


4


2.46


0.500


2


3

Phân loại sàng lọc các thông tin liên quan đến

bài học


2.40


0.602


3


2.35


0.602


4

4

Trao đổi giữa giáo

viên với học sinh

2.01

0.650

5

1.97

0.645

7

5

Trao đổi giữa học sinh

với nhau

1.99

0.629

6

2.01

0.537

7

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí