mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng.
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở một đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Vì vốn chủ sở hữu có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.
Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng nhiều chỉ số tài chính khác như: tổng dư nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế)...
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đen lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng thương mại cần chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: quy mô ngân hàng (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần); kiểm soát chi phí (chi phí hoạt động/ tổng thu hoạt động); cơ cấu tiền gửi; đòn bẩy tài chính; mở rộng các dịch vụ thu phí; tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản chovay. Tuy nhiên không nên coi tiêu chí tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay như là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăng trưởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phí hoạt động nhanh hơn tổng nguồn thu.
Tóm lại, trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay thì các tỷ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến vì chúng khá đơn giản và tương đối dễ hiểu trong phân tích, tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng. Vì mỗi tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể, không có một tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổng quát về tình trạng của
một ngân hàng, do đó, trong việc đánh giá tổng quan thực trạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt các chỉ số để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 1
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2
- Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng
- Thực Trạng Về Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngành Ngân Hàng Việt Nam
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 6
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Hiệu quả hoạt động là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chính là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế được các hoạt động mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng thương mại.
2.1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hang thương mại, vì đây cũng là điều kiện để quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho
các ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao.
Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì cũng chính những nhân tố này lại lànhững nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển... Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý...). Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực. Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Khác
với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nơi đã có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi cũng như bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trường trong 30 năm, do đó hệ thống luật còn thiếu và chưa đầy đủ. Đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế, có như vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, rõ ràng môi trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.
2.1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các ngân hàng thương mại như các nhân tố về năng lực tài chính, cấu trúc sở hữu, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động...
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũngphải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả
năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.
Cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc tác động đến chất lượng quản trị điều hành cũng như định hướng mục tiêu của các ngân hàng. Phân tích chi tiết về vai trò của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
Năng lực quản trị và điều hành
Năng lực quản trị và điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ chính sẽ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng
Trình độ, chất lượng của người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các ngân hàng thương mại. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hang càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường và xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.
2.2. Lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Phần này sẽ trình bày khái niệm về cấu trúc sở hữu và các lý thuyết liên quan đến tác động của hai loại hình sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên hiệu quả của các ngân hàng. Các lý thuyết này sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng các giả thuyết chính của luận văn.
2.2.1. Khái niệm cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh: Quyền sở hữu tập trung (ownership concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp (ownership mix) (Gursoy & Aydogan, 2002).
Quyền sở hữu tập trung là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất. Trong nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung sở hữu được sử dụng là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các ngân hàng của Kenya. Antoniadis cùng cộng sự (2010) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phiếu lớn nhất đến kết quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Đông và Nam Phi.
Khái niệm quyền sở hữu hỗn hợp bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước. Các hình thức sở hữu này cũng được đề cập đến trong
nhiều nghiên cứu liên quan đến loại hình sở hữu trong ngân hàng thương mại (Micco cùng cộng sự, 2007; Lin & Zhang, 2009; Kim cùng cộng sự, 2012).
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm cấu trúc sở hữu theo hướng thứ hai, tức xem xét các loại hình sở hữu liên quan đến đặc tính của cổ đông. Do hạn chế về thời gian và dữ liệu, luận văn này tập trung phân tích tác động của tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng thương mại của các nhóm cổ đông nhà nước và nước ngoài. Phần dưới đây sẽ trình bày các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến hai loại hình sở hữu này.
2.2.2. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Lý thuyết về vai trò của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước và lý thuyết đại diện.
Dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của nhà nước, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì kinh tế. Shleifer và Vishny (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao. Cùng quan điểm này, Boycko cùng cộng sự (1996) cho rằng các doanh nghiệp này hoạt động thiếu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác do chúng có thể phải phục vụ cho các mục tiêu chính trị. Thực tế là các mục tiêu chính trị có thể sẽ không đồng nhất với việc tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, quan điểm quản lý liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở nhà nước lại cho rằng các doanh nghiệp này thiếu hiệu quả vì không có cơ chế giám sát các nhà quản lý một cách chặt chẽ. Cụ thể là quan điểm này cho rằng các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân. Kết hợp cùng với việc thiếu cơ chế giám sát các nhà quản lý, các nguyên nhân này dẫn đến việc các quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh
nghiệp cũng thấp hơn.
Một quan điểm khác về vai trò của sở hữu nhà nước được hình thành trên quan điểm về bất cân xứng thông tin, theo đó bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện, dẫn đến làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp nói chung (Jensen & Meckling, 1976). Dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện bắt nguồn từ bất cân xứng thông tin, các lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đưa đến những dự đoán theo hai chiều hướng trái ngược nhau.
Trước hết, chiều hướng lập luận đầu tiên ủng hộ vai trò tích cực của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dựa trên dự báo sở hữu nhà nước có thể làm giảm chi phí đại diện thông qua việc giảm thiểu bất cân xứng thông tin. Brealey và cộng sự (1977) và Perotti (1995) chỉ ra rằng phần sở hữu giữ lại của nhà nước trong quá trình niêm yết giúp hạn chế bất cân xứng thông tin lý do là vì sở hữu nhà nước vừa là sở hữu của một cổ đông bên trong, vừa là một bộ phận của hệ thống kiểm soát bên ngoài, dựa trên hệ thống khuôn khổ pháp luật và quy định. Hearn và Piesse (2013) cho rằng sở hữu dài hạn của nhà nước đưa ra tín hiệu về sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, giảm sự không chắc về thông tin và hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch. Điều này dẫn đến giảm chi phí đại diện.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, có lập luận cho rằng sở hữu nhà nước có thể gia tăng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện. Nếu xem nhà nước là cổ đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh (1988). Nếu xem cổ đông nhà nước là cổ đông kiểm soát thì có thể xuất hiện tác động hai chiều của cổ đông kiểm soát lên vấn đề đại diện. Một mặt, cổ đông kiểm soát có thể kiểm soát hoạt động quản lý tốt hơn, đồng nhất lợi ích của nhà quản lý và cổ đông bên ngoài dẫn đến giảm chi phí đại diện và giảm bất cân xứng thông tin (Hope và cộng sự, 2009). Mặt khác, cổ đông kiểm soát có thể tận dụng lợi thế của mình và làm gia tăng bất cân xứng thông tin (Barclay & Holderness, 1991; Heflin & Shaw, 2000).