Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp‌


thức CNTT mới và rèn luyện kỹ năng về CNTT tương đối dễ dàng, nhanh chóng.

Ngoài ra tất cả các trường đã được kết nối mạng Internet phục vụ cho việc cập nhận thông tin, tin tức cũng như việc sưu tầm thông tin để phục vụ cho việc học tập của HS. Bên cạnh đó các hiệu trưởng đã tích cực tổ chức, đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT phục vụ các hoạt động của nhà trường nói chung, phục vụ hoạt động dạy học nói riêng.

Đa số CBQL, GV và HS có nhận thức khá tốt về vai trò của QL ƯDCNTT trong học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến QL ƯDCNTT trong học tập.

2.6.2. Mặt yếu‌

Nhận thức về vai trò vị trí của công tác quản lý học tập có ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên chưa thật sự tốt. Cho nên quá trình triển khai công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch còn một số bất cập.

Hình thức tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT của giáo viên chưa phong phú, phương pháp thực hiện nhiều khi còn nghèo nàn nên chưa phát huy được hiệu quả và sức mạnh của công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh.

Các tiêu chí về kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin chưa phản ánh hết được tính chất, mức độ hoạt động của giáo viên và học sinh.

Khả năng kiểm soát và hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan chưa phù hợp, nên có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

Ngoài ra còn có một số hạn chế sau đây có ảnh hưởng đến công tác quản lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


- Thứ nhất về cơ sở vật chất chưa đồng bộ và đầy đủ ở các trường nên nhiều trường không đảm bảo tất cả HS toàn trường được học môn Tin học. Số máy để đáp ứng giờ học tin học cho HS không đủ cho 1HS/1 máy.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 13

- Thứ hai mức độ thực hiện các hoạt động tự học, tự QL HĐ học tập của HS với CNTT còn thấp, khai thác các phần mềm kiểm tra, thi online còn nhiều hạn chế. HS sử dụng các tính năng tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin học tập và sử dụng phần mềm (Word, Powerpoint) để chuẩn bị nội dung bài học trên lớp còn rất thấp.

Thứ ba là các trường đã và đang từng bước cải tiến, bổ sung CSVC và thiết bị CNTT nhưng chưa đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng so với nhu cầu ƯDCNTT trong học tập trong thực tế các trường hiện nay.

Thứ tư là về phía gia đình phụ huynh HS, do là huyện ngoại thành nên phần đông đời sống kinh tế của một số gia đình khá khó khăn nên việc trang bị một số thiết bị CNTT phục vụ cho việc học tập ở nhà còn hạn chế.

Hơn nữa tỷ lệ các tiết dạy học có ứng dụng CNTT không được diễn ra thường xuyên, chỉ đẩy mạnh khi phong trào thi đua của trường được tổ chức do vậy kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng hiện đại của GV còn chưa tốt. Việc GV không được giảng dạy qua máy tính thường xuyên dẫn đến nhiều GV đã tiếp thu cái mới gặp khó khăn lại nhanh quên do không được thực hành nhiều. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc ƯDCNTT trong học tập của HS vì nếu GV không ứng dụng nhiều thì chắc chắn một điều HS sẽ không thực hành và học tập nhiều.

2.6.3. Nguyên nhân‌

Ai cũng biết kiến thức về CNTT thay đổi rất nhanh. Do đó, khó khăn khi nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong việc dạy và học là kiến thức cần phải được cập nhật thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi giáo viên luôn phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới về CNTT để có thể hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm để tự học.


Chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT, chuẩn về giáo án điện tử ở bậc TH để có cơ sở đánh giá, thẩm định.

Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.

Ở trường tiểu học, kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn ít, phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí hạn hẹp từ ngân sách nên đây cũng là một trở ngại.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã khảo sát đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong học tập tại các trường tiểu học huyện Binh Chánh. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS tại các TH trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nên đòi hỏi có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Thực trạng QL ƯDCNTT vào học tập tuy được thực hiện ở hầu hết các trường nhưng vẫn còn một số vấn đề như: QL việc lập kế hoạch có ƯDCNTT cho HS học, các hình thức tổ chức học tập có ƯDCNTT, các phương pháp học tập có sử dụng CNTT ở tất cả các môn học và việc kiểm tra đánh giá công tác QL ƯDCNTT vào học tập chưa được quan tâm sâu sát, kết quả thực hiện chỉ đạt mức độ trung bình.

Tuy nhiên trong các trường hiện nay thì đội ngũ CBQL, GV hầu hết đều nhận thức được về vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong học tập cho HS.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp tham gia ứng dụng CNTT trong học tập của HS nên đòi hỏi hiệu trưởng phải QL việc GV ứng dụng CNTT trong dạy học để đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để đạt được mục tiêu này, bắt buộc giáo viên phải biết lập kế hoạch có sử dụng CNTT vào trong học tập cho HS. GV phải biết ứng dụng CNTT vào các giờ dạy trên lớp và hoạt động ngoài lên lớp thông qua việc sử dụng các phần mềm dạy học, hướng dẫn HS cách khai thác và sử dụng mạng internet, mạng xã hội để phục vụ cho việc học tập. Nhưng trong phần khảo sát, việc ứng dụng CNTT vào học tập chưa được diễn ra thường xuyên và liên tục, chưa khai thác hết được tính năng của các phần mềm dạy học nên cũng làm hạn chế cho việc thực hiện công tác QL ƯDCNTT trong học tập của HS.


Ngoài ra CSVC và thiết bị công nghệ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa được trang bị CSVC đồng bộ trong các nhà trường. Do đó trên vai trò là người QL chung hiệu trưởng cần có sự quan tâm thỏa đáng về mặt tinh thần đối với lực lượng tham gia QL và ƯDCNTT trong học tập của HS.

Tóm lại đây cũng chính là những căn cứ thực tiễn để lựa chọn, đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác QL ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp‌

Các biện pháp đều xuất được căn cứ trên các nguyên tắc định hướng của lý luận, cơ sở pháp lý làm nền tảng và sự điều của cơ sở thực tiễn. Dưới đây là nội dung các các cơ sở đề xuất biện pháp.

3.1.1. Cơ sở pháp lí‌

Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện GD&D9T xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; … Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo”.

Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “...phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Luật Giáo dục hợp nhất năm 2009, tại Mục 4, điều 72 quy định nhiệm vụ của GV: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức,


trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”.

Công văn số 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018

– 2019.

Công văn số 3330/GDĐT-TTTT ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục Đào tạo TP. HCM về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.

Công văn số 1351/GDĐT-TTTT ngày 1 tháng 10 năm 2018 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Bình Chánh về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.

Quy chế dân chủ nhà trường; Quy định về đầu tư, sử dụng và bảo quản tài sản công…

3.1.2. Cơ sở thực tiễn‌

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học việc học tập, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy Tin học và ứng dụng CNTT của các trường còn nhiều hạn chế: thiếu các phòng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít. Việc vận dụng CNTT vào quá trình chỉ đạo, quản lý nhà trường và giáo viên soạn và dạy giáo án điện tử mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc


biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những điều trên đều rất ảnh hưởng đến công tác QL việc ƯDCNTT trong học tập cho HS ở trường TH, do đó cần tác động đến nhiều đối tượng khác nhau để cùng nhau đề ra các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác QL việc ƯDCNTT trong học tập cho HS ở trường TH.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh có ứng dụng công nghệ thông tin là kim chỉ nam, định hướng về nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện cho các đề xuất. Căn cứ vào cơ sở lý luận về dạy học, tổ chức các hoạt động học tập. Căn cứ vào thực trạng thực hiện giảng dạy và quản lý giảng dạy hiện nay tại các trường. Người nghiên cứu căn cứ vào các nguyên tắc dưới đây để đề xuất biện pháp.

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống‌

Tính hệ thống của nguyên tắc này đòi hỏi cần phải có sự kết nối giữa các thành tố tham gia vào quá trình dạy học. Mỗi thành tố đóng vai trò, vị trí riêng nhưng cùng thực hiệm mục đích chung. Cho nên quá trình đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập phải thấy được sự liên quan của hoạt động này đến các đối tượng trong cấu trúc của hoạt động. Nghĩa là, các biện pháp đền xuất phải vừa có hiệu quả đối với nội dung đề xuất nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các quá trình khác của hoạt động dạy học.

Các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong học tập cho HS về cơ bản phải nằm trong tổng thể của HĐ QL chung trong nhà trường. Do đó các biện pháp sẽ tác động đến tất cả các nội dung trong QL HĐ ƯDCNTT trong học tập cho HS.

Mỗi biện pháp đề xuất trong hệ thống có tính độc lập tương đối, do vai trò và vị trí nó đảm nhiệm quy định. Nhưng chung quy kết quả của mỗi biện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023