Thực Trạng Quản Lý Ứng Dụng Cntt Trong Chuẩn Bị Bài Học Của Hs‌



bị bài học.








7

Tự học và luyện tập với các phần mềm dạy học

học online.


1.83


0.775


9


1.8


0.666


9


8

Tự kiểm tra trắc nghiệm kết quả học tập thông qua việc tham gia các cuộc thi qua mạng như giải Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh trên

mạng, …


1.97


0.561


8


1.99


0.505


8


9

Cùng hợp tác chia sẻ

thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội.


2.05


0.673


7


2.07


0.636


6

Trung bình chung

2.18

2.15

Đánh giá chung

Ít thường xuyên

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.952

0.884

Tương quan (Pearson)

0.976**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 11


Thực trạng quản lí, triển khai nội dung ứng dụng CNTT cho HS được đánh giá qua 9 nội dung (bảng 2.12) cụ thể như sau:

Kết quả đánh giá nội dung chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT đạt điểm trung bình chưa cao. Phần mức độ thực hiện đạt 2.14, phần kết quả thực hiện đạt 2.02 điểm. Kết quả này phản ánh mức độ thực hiện hoạt động học tập trên lớp có ứng dụng CNTT diễn ra chưa thường xuyên và kết quả thực hiện trung bình. Từ đó có thể thấy việc chỉ đạo các tổ


bộ môn xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT chưa được chú trọng đúng mức và chưa thật hiệu quả ở các trường học.

Việc giám sát triển khai ứng dụng CNTT của giáo viên đến từng khối lớp cũng chưa đạt kết quả cao. Nội dung này xếp ở các vị trí thứ 5. Mức độ thực hiện giám sát triển khai ứng dụng CNTT của giáo viên đến từng khối lớp chưa thường xuyên đạt 2.17 điểm, kết quả thực hiện đạt mức trung bình 2.17 điểm. Kết quả trên cho thấy thực trạng giám sát triển khai ứng dụng CNTT của giáo viên đến từng khối lớp chưa diễn ra thường xuyên, kết quả đạt được chỉ ở mức trung bình, chưa sát sao đến các đối tượng học sinh. Vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát triển khai ứng dụng CNTT của giáo viên.

Nội dung chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT vào học tập được thực hiện tương đối tốt. Mức độ thực hiện đạt trung bình 2.37 điểm tương ứng mức đánh giá mức thực hiện thường xuyên, kết quả thực hiện đạt 2.32 điểm tương ứng mức đánh giá kết quả thực hiện khá tốt.

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào học tập đã được thực hiện trên lớp ở hầu hết các môn học qua việc trình chiếu, bảng tương tác của giáo viên. Kết quả đánh giá nội dung này xếp hạng cao nhất cho cả mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Điểm trung bình cho nội dung này khá cao, cả mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều đạt 2.43 điểm. Kết quả này chứng tỏ hoạt động việc ứng dụng CNTT vào học tập đã được thực hiện trên lớp ở hầu hết các môn học thường xuyên và kết quả thực hiện tốt. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp cũng đã được thực hiện tương đối tốt. Phần mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều đạt 2.39 điểm và xếp hạng 2 trong bảng đánh giá, tương ứng đánh giá mức thực hiện thường xuyên, kết quả thực hiện tốt.

Việc sử dụng các trình duyệt Web như Google, thư viện Violet, ...để HS chuẩn bị bài học cũng nhận được điểm đánh giá khá cao. Nội dung này xếp hạng 4 trong bảng đánh giá, mức độ thực hiện ít thường xuyên đạt 2.24


điểm, kết quả thực hiện đạt 2.19 điểm. Kết quả này cho thấy, giáo viên đã có sự chuyển biến tích cực và chủ động trong việc soạn và chuẩn bị bài sử dụng sự hỗ trợ của CNTT.

Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng chỉ ra một số hoạt động được thực hiện chưa thực sự hiệu quả như: HS tự học và luyện tập với các phần mềm dạy học online; tự kiểm tra trắc nghiệm kết quả học tập thông qua việc tham gia các cuộc thi qua mạng như giải Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh trên mạng,...Sự hợp tác chia sẻ thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội chưa nhiều. Nội dung tự học và luyện tập với các phần mềm dạy học online xếp hạng thấp nhất trong bảng thống kê, mức điểm đạt được cho mức độ thực hiện là 1.83 và kết quả thực hiện là 1.80 điểm. Tương ứng đánh giá mức thực hiện chưa thường xuyên, kết quả thực hiện trung bình. Điều này có thể do sự hướng dẫn, động viên của giáo viên, bố mẹ học sinh chưa tốt hoặc các phần mềm học online vẫn còn thiếu hấp dẫn và chưa đa dạng. Khả năng tự kiểm tra trắc nghiệm kết quả học tập thông qua việc tham gia các cuộc thi qua mạng như giải Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh trên mạng,.. của học sinh xếp hạng 8, mức điểm đạt được là 1.97 cho mức độ thực hiện và 1.99 cho kết quả thực hiện. Cần có giải pháp khuyến khích học sinh tích cực, tự giác tham gia các cuộc thi qua mạng để phát triển khả năng ứng dụng CNTT trong học tập một cách chủ động. Sự hợp tác chia sẻ thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội chưa thường xuyên và kết quả chưa cao. Điểm đánh giá mức độ thực hiện là 2.05 và kết quả thực hiện là 2.07 điểm.

Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện là 2.18 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.15 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Nhìn chung, thực trạng quản lí, triển khai nội dung ứng dụng CNTT cho HS đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, các cấp quản lí cần quan tâm, chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, giám sát triển khai ứng


dụng CNTT cho học sinh, cần có giải pháp khuyến khích học sinh tăng cường khả năng tự học và luyện tập với các phần mềm dạy học online; tự kiểm tra trắc nghiệm kết quả học tập thông qua việc tham gia các cuộc thi qua mạng như giải Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh trên mạng,...và tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.952 0.884 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.12 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.976** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.

2.4.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS‌

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài học của học sinh là nhằm đảm bảo học sinh thực hiện đầy đủ kế hoạch hướng dẫn của giáo viên về khai thác, sử dụng trang thiết bị CNTT vào tìm kiếm, xử lý các nhiệm vụ chuẩn bị học tập. Bảng 2.13 dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động trên.

Bảng 2.13. Quản lý ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn HS chuẩn bị bài có

ƯDCNTT


2.01


0.695


6


1.95


0.689


7

2

Tổ chức tập huấn cho

giáo viên triển khai kế

2.04

0.589

4

1.87

0.631

8



hoạch ƯDCNTT cho

HS








3

Chỉ đạo các bộ phận liên quan cung cấp CSVC phục vụ HS chuẩn bị bài có

ƯDCNTT


1.95


0.689


7


1.97


0.639


6

4

Nâng cấp phòng máy,

mạng Internet

2.27

0.665

1

2.30

0.621

1


5

Phân công giáo viên

hỗ trợ HS khi có yêu cầu


1.87


0.631


8


2.18


0.625


2

6

Chỉ đạo GV ra bài tập

cho HS có ƯDCNTT

2.03

0.689

5

2.02

0.64

5


7

Đề nghị GV thường xuyên kiểm tra bài tập

HS


2.09


0.685


3


2.17


0.561


3


8

Thường xuyên đánh giá KQ ứng dụng của

HS


2.14


0.544


2


2.17


0.484


3

Trung bình chung

2.05

2.08

Đánh giá chung

Ít thường xuyên

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.874

0.844

Tương quan (Pearson)

0.494

Đánh giá kết quả thực trạng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài có ứng dụng CNTT đạt điểm chưa cao. Phần mức độ


thực hiện là 2.01 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên (xếp thứ 7). Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 1.95 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Kết quả này phản ánh các cán bộ quản lí chưa đặt hoạt động này vào đúng tầm quan trọng trong dạy học và khi thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao.

Việc tổ chức tập huấn cho giáo viên triển khai kế hoạch có ứng dụng CNTT cho học sinh được tiến hành khá thường xuyên, nhưng hiệu quả chưa cao. Đánh giá này được người nghiên cứu đưa ra dựa vào việc phân tích kết quả thống kê mức điểm đánh giá cho hoạt động này. Phần mức độ thực hiện là 2.04 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên (xếp thứ 4). Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 1.87 điểm (xếp thứ 8) tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo các bộ phận liên quan cung cấp cơ sở vật chất phục vụ học sinh chuẩn bị bài có ứng dụng CNTT chưa thật tốt. Phần mức độ thực hiện đạt 1.95 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên (xếp thứ 7). Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 1.97 điểm (xếp thứ 6) tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả, người nghiên cứu cho rằng cần phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và các thiết bị hỗ trợ. Vì vậy, các cán bộ quản lí cần chỉ đạo sát sao hơn trong việc bố trí các bộ phận liên quan cung cấp cơ sở vật chất phục vụ học sinh chuẩn bị bài có ứng dụng CNTT.

Những năm gần đây, hoạt động nâng cấp phòng máy và mạng Internet được các nhà trường quan tâm và thực hiện khá thường xuyên. Hoạt động này được xếp thứ nhất trong bảng thống kê 2.13. Tuy nhiên, nhiều ý kiến được hỏi cho rằng hoạt động nâng cấp phòng máy và mạng Internet vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu dạy học hiện nay. Phần mức độ thực hiện đạt 2.27 điểm, tương


ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.30 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức khá tốt.

Nội dung phân công giáo viên hỗ trợ học sinh khi có yêu cầu chỉ nhận được mức điểm đánh giá 1.87 cho mức độ thực hiện, nhưng nhận được 2.18 điểm cho kết quả thực hiện. Kết quả này cho thấy mặc dù chưa phân công được giáo viên hỗ trợ thường xuyên khi học sinh có yêu cầu (phần nhiều do nguồn lực về con người hạn chế trong khi sỉ số và nhu cầu của học sinh rất lớn), tuy nhiên kết quả thực hiện lại tương đối khả quan.

Các hoạt động như chỉ đạo giáo viên ra bài tập cho học sinh có ứng dụng CNTT; đề nghị giáo viên thường xuyên kiểm tra bài tập của học sinh và đánh giá kết quả ứng dụng của học sinh được thực hiện tương đối tốt. Nội dung chỉ đạo giáo viên ra bài tập cho học sinh có ứng dụng CNTT xếp hạng 5 cho cả mức độ và kết quả thực hiện. Phần mức độ thực hiện đạt 2.03 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.02 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình khá. Nội dung đề nghị giáo viên thường xuyên kiểm tra bài tập của học sinh xếp hạng 3 cho cả mức độ và kết quả thực hiện. Phần mức độ thực hiện đạt

2.09 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.17 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình khá. Nội dung thường xuyên đánh giá kết quả ứng dụng của học sinh xếp hạng 2 cho mức độ thực hiện và hạng 3 cho kết quả thực hiện. Phần mức độ thực hiện đạt 2.14 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.17 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình khá.

Điểm trung bình chung phần mức độ thực hiện là 2.05 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.08 điểm tương ứng hiệu quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS


chưa phản ánh hết tầm quan trọng của hoạt động này trong việc học tập và chưa mang lại hiệu quả cao.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.874 0.844 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.13 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.494** chỉ ra rằng mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chỉ ở mức bình thường. Độ tin cậy của mối liện hệ này rất cao lên đến 99%.

2.4.5. Thực trạng quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng CNTT của HS

Quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng công nghệ thông tin là đảm bảo cho toàn bộ nội dung học tập của học sinh thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra trước đó. Bảng 2.14 dưới đây là kết quả khảo sát các nội dung về quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng 2.14. Quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng CNTT của HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Chỉ đạo các tổ bộ môn thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT vào giảng

dạy


2.06


0.647


6


2.07


0.633


5


2

Chỉ đạo giáo viên các tổ bộ môn hướng dẫn HS sử dụng CNTT trên

lớp vào bài học


2.12


0.665


4


2.21


0.549


3

3

Thiết kế giáo án theo

hướng ứng dụng CNTT

2.25

0.555

1

2.23

0.547

2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023