website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT, Hướng dẫn giáo viên xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học. Những khó khăn, hạn chế và yếu kém này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai tổ chức và thực hiện cũng như hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.
2.3.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để khảo sát về thực trạng tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |||||
CBQL | GV | Chung | CBQL | GV | Chung | ||
1 | Thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo | 2.34 | 2.4 | 2.37 | 2.3 | 2.35 | 2.3 |
2 | Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai và thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT | 2.4 | 2.32 | 2.36 | 2.2 | 2.25 | 2.2 |
3 | Xây dựng các các qui định về ứng dụng CNTT | 2.37 | 2.35 | 2.36 | 2.23 | 2.3 | 2.26 |
4 | Tổ chức các hội nghị, cuộc họp để triển khai văn bản liên quan ứng dụng CNTT | 2.33 | 2.27 | 2.3 | 2.3 | 2.25 | 2.3 |
5 | Quán triệt tới giáo viên mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT trong từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ | 2.26 | 2.22 | 2.24 | 2.17 | 2.08 | 2.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Triển Khai Hoạt Động Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Trường Cđsp
- Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Luangprabang
- Thực Trạng Nội Dung Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Trường Cđsp Luangprabang
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Và Quản Lý Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Của Giảng Viên Ở Trường Cđsp Luangprabang, Lào
- Chỉ Đạo Tổ Chức Bồi Dưỡng Kiến Thức, Kỹ Năng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Cho Cán Bộ Quản Lý, Giảng Viên, Sv Trường Cđsp Luangprabang, Lào
- Huy Động Các Nguồn Lực, Đầu Tư Hiện Đại Hoá Cơ Sở Hạ Tầng Và Các Điều Kiện Đảm Bảo Cho Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |||||
CBQL | GV | Chung | CBQL | GV | Chung | ||
6 | Triển khai các hoạt động trên cơ sở mục tiêu, nội dung, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học đã xây dựng | 2.37 | 2.30 | 2.335 | 2.35 | 2.25 | 2.3 |
7 | Giám sát quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học, rút kinh nghiệm | 2.4 | 2.3 | 2.35 | 2.32 | 2.25 | 2.28 |
8 | Tổ chức phối hợp các lực lượng trong các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học | 2.15 | 2.03 | 2.09 | 2.0 | 1.9 | 1.95 |
Tổng chung | 2.3 | 2.27 | 2.3 | 2.2 | 2.2 | 2.2 |
Từ bảng 2.7 cho thấy:
Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên ở trường CĐSP Luangprabang ở mức trung bình. Trong đó mức độ thực hiện có điểm trung bình cao hơn hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.3; HQTH: 2.2). Ở từng nội dung cụ thể, cho thấy có sự khác biệt. Cụ thể:
Những nội dung được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện là “Thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo” (ĐTB: 2.4), “Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai và thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.36), “Xây dựng các các qui định về ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.36), “Giám sát quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học, rút kinh nghiệm” (ĐTB: 2.35). Tuy nhiên, những nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình về hiệu quả thực hiện.
Trao đổi vấn đề này với thầy Thongror KHUNSAVATH, hiệu phó phụ trách chuyên môn, chúng tôi được biết: Mặc dù nhà trường rất quan tâm đến các biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học song hiệu quả chưa thực
sự như mong muốn, đặc biệt là việc “Tổ chức phối hợp các lực lượng trong các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn nhiều bất cập”. Trường CĐSP Luangprabang có một bộ phận chuyên hỗ trợ về CNTT, song do hệ thống máy móc, Internet của trường còn nhiều thiếu thốn, máy tính cũ, số máy tính mới không đủ để trang bị mỗi lớp học một máy, do đó đôi khi sự phối kết hợp giữa giảng viên với bộ phận hỗ trợ CNTT cũng gặp khó khăn.”
Từ thực trạng đó, việc tăng cường quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học trường CĐSP Luangprabang cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả quản lý. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp có tính thiết thực và khả thi. Trong đó, việc đầu tư cơ sở vật chất để có thể phục vụ tốt hơn cho giảng viên trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học được cho là một trong những khâu then chốt.
2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Tìm hiểu thực trạng chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |||||
CBQL | GV | Chung | CBQL | GV | Chung | ||
1 | Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học | 2.30 | 2.35 | 2.3 | 2.3 | 2.20 | 2.25 |
2 | Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học | 2.21 | 2.0 | 2.1 | 2.1 | 1.98 | 2.04 |
3 | Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học | 2.17 | 2.13 | 2.15 | 2.15 | 2.05 | 2.1 |
Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |||||
CBQL | GV | Chung | CBQL | GV | Chung | ||
4 | Chỉ đạo phổ biến kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học một cách sâu rộng tới các giảng viên và sinh viên | 2.3 | 2.25 | 2.27 | 2.3 | 2.10 | 2.2 |
5 | Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt hoạt động ứng dụng CNTT trông dạy học | 1.8 | 1.6 | 1.7 | 1.57 | 1.55 | 1.56 |
7 | Chỉ đạo việc lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên và sinh viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học | 2.0 | 1.9 | 1.95 | 1.9 | 1.8 | 1.85 |
Tổng chung | 2.13 | 2.0 | 2.1 | 2.05 | 1.9 | 2 |
Kết quả bảng 2.8 cho thấy Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào được đánh giá ở mức trung bình. Có sự thống nhất giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện việc chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên. Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức trung bình. Không có nội dung nào đạt mức cao và thấp. Đi sâu vào từng nội dung cụ thể, cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mức độ đánh giá ở từng nội dung. Cụ thể:
Nội dung được đánh giá tốt nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là “Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học”(MĐTH: 2.3; HQTH: 2.25) và “Chỉ đạo phổ biến kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học một cách sâu rộng tới các giảng viên và sinh viên” (MĐTH: 2.3; HQTH: 2.2).
Nội dung có mức độ đánh giá thấp nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là: “Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học” (MĐTH: 1.7; HQTH: 1.56); “Chỉ đạo việc lấy
ý kiến phản hồi từ giảng viên và sinh viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học” (MĐTH: 1.95;HQTH: 1.85).
Như trên đã phân tích, mặc dù nhà trường đã triển khai kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học đến đông đảo giảng viên, mọi giảng viên đều nắm được kế hoạch của nhà trường, song do máy móc thiêu thốn, hệ thống mạng không đảm bảo nên việc phối hợp các tổ chức trong nhà trường như phối hợp giữa giảng viên với bộ phận hỗ trợ CNTT, giữa giảng viên với bộ phận khảo thí chưa thực sự hiệu quả. Việc lấy ý kiến phản hồi từ bản thân giảng viên và của sinh viên về hoạt động ứng dụng CNTT cũng được triển khai hàng kì, hàng năm đến từng lớp sinh viên và với từng giảng viên, song kết quả thu nhận được chưa phản ánh đúng những gì đang diễn ra từ thực tế. Trao đổi với em Chanhthasone VANTHAMALY, sinh viên lớp12+4 ICT(II), chúng tôi nhận được câu trả lời: “Cuối kì e thấy nhà trường có triển khai lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về giờ dạy có ứng dụng CNTT của giảng viên.Chúng em cũng đưa ra những cảm nhận của mình về giờ học trên tình thần ủng hộ và chia sẻ với các thầy cô. Nhưng em thắc mắc, liệu có trường hợp sinh viên vì không thích giảng viên mà đánh giá thấp về thầy cô thì sao?”
Trao đổi với thầy Soulisack SAYHOGTHOR, trưởng bộ phận khảo thí, thầy cho biết: “Thông thường chúng tôi lấy phản hồi của sinh viên vào cuối học kì, kết quả được xử lý bằng phần mềm thống kê. Chúng tôi có phân loại mức độ giảng viên theo tiêu chí. Tuy nhiên,chúng tôi cũng không dám chắc sinh viên có đánh giá chính xác về giảng viên không, do đó lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên chỉ là một kênh để tham khảo”.
Tóm lại, trong quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu trưởng trường CĐSP Luangprabang đã phát huy được vai trò chỉ đạo của mình. Tuy nhiên, vai trò chỉ đạo chưa được thể hiện một cách toàn diện, vẫn còn những hạn chế cả về mức độ và hiệu quả thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, triển khai, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên.
2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |||||
CBQL | GV | Chung | CBQL | GV | Chung | ||
1 | Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV | 2.2 | 2.18 | 2.19 | 2.17 | 2.0 | 2.08 |
2 | Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV | 1.6 | 1.52 | 1.56 | 1.55 | 1.5 | 1.52 |
3 | Tiến hành đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của GV | 2.4 | 2.35 | 2.37 | 2.23 | 2.17 | 2.2 |
4 | Theo dõi, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV | 2.30 | 2.25 | 2.27 | 2.23 | 2.18 | 2.20 |
5 | Tổng kết, rút kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV dựa trên phản hồi của sinh viên | 2.21 | 2.1 | 2.15 | 2.17 | 2.05 | 2.11 |
Tổng chung | 2.14 | 2.08 | 2.10 | 2.07 | 1.98 | 2.02 |
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, việc kiểm tra , đánh gia kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên đạt mức trung bình; Có sự chênh lệch không nhiều giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.1; HQTH: 2.02). Ở từng nội dung cụ thể, có sự khác biệt về mức độ đánh giá. Cụ thể:
Nội dung “Tiến hành đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của GV” được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện (ĐTB: 2.37), tuy nhiên hiệu quả thực hiện của nội dung này đạt mức trung bình (ĐTB: 2.2); Tiếp đến là nội dung “Theo dõi, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV” (MĐTH: 2.27; HQTH: 2.2).
Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV” là nội dung được đánh giá ở mức thấp (MĐTH: 1.55; HQTH: 1.52).
Trên thực tế, từ năm học 2017 đến nay, việc kiểm tra giảng viên thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học bộ phận khảo thí phụ trách. Các giảng viên lên lớp có thể được kiểm tra hồ sơ giảng dạy như: Giáo án (ghi rõ loại giáo án), giáo trình (sách hay file mềm) và các loại giấy tờ khác. Ngoai ra, giảng viên cần đăng kí với bộ phận văn phòng về việc đăng kí sử dụng phòng học có máy chiếu. Từ những thông tin này, bộ phận khảo thí sẽ tổng hợp kết quả tỉ lệ giảng viên có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, về hiệu quả của việc kiểm tra chưa thực sự như mong muốn. Nhiều giảng viên soạn bài để trình chiếu như một cách để thay bảng viết, slide quá nhiều chữ, điều này bộ phận khảo thí khó có thể kiểm soát được chất lượng.
Bên cạnh đó, chưa có bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT của giảng viên. Việc đánh giá, nhận xét chỉ dừng lại ở việc đánh giá giảng viên cố sử dụng CNTT trong dạy học, chưa đánh giá được chất lượng, hiệu quả của loại hình này. Do đó, kết quả đánh giá đôi khi phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá. Đây là bài toán mà trường CĐSP Luangprabang phải sớm tìm ra cách giải trong tương lai.
Tóm lại, để việc kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học của giảng viên đạt hiệu quả như mong muốn, nhà quản lý phải nghĩ đến việc xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Từ đó, mới có thể so sánh được chất lượng giảng dạy có ứng dụng CNTT với giảng dạy truyền thống, đồng thời đánh giá được tính tích cực của giảng viên.
Ở tất cả các nội dung, giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện không có sự chênh lệch đáng kể. Nguyên nhân của thực trạng này theo đánh giá qua ý kiến trao đổi với đồng chí Bunchan Chanthamaly, trưởng Khoa Giáo dục tiểu học và Mầm non, chúng tôi được biết: Việc triển khai ứng dụng CNTT đã được tất cả các Khoa thực hiện ở mức độ trung bình do điều kiện về máy móc không đáp ứng. Hiện nay ở mỗi khoa chỉ có 2 máy projactor để phục vụ giảng dạy, giảng viên muốn ứng dụng CNTT cần phải luân phiên đổi lớp. Do đó hiệu quả thực hiện chưa thực sự được đánh giá cao. Hơn nữa, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ thực sự hiệu quả khi sinh viên cũng có máy tính. Nhưng sinh viên trường CĐSP Luongphabang đa số xuất thân từ các vùng nông thôn, chỉ một số nhỏ các em có máy tính cá nhân; Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện.
2.3.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Tổng điểm | ĐTB | TB | |||
Rất ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | |||||
1 | Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại | 27 | 26 | 8 | 141 | 2.3 | 4 |
2 | Năng lực của nhà quản lý | 40 | 19 | 2 | 160 | 2.6 | 1 |
2 | Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục trong môi trường công nghệ | 20 | 25 | 16 | 126 | 2.06 | 6 |
3 | Nhận thức, thái độ của CBQL, giáo viên và học sinh về CNTT | 26 | 25 | 10 | 138 | 2.26 | 5 |
4 | Năng lực, trình độ của CBQL, giáo viên và học sinh về CNTT | 35 | 20 | 6 | 151 | 2.47 | 2 |
5 | Cơ sở vật chất, trang thiết bị | 32 | 25 | 4 | 150 | 2.45 | 3 |
Kết quả bảng 2.10 cho thấy:
Đánh giá chung của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luongphabang, Lào có mức ảnh hưởng cao (ĐTB: 2.45). Trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là “Năng lực của nhà quản lý” (ĐTB: 2.6; TB:1), “Năng lực, trình độ của CBQL, giáo