Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Luangprabang

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng CNTT vào quá trình dạy học, nhằm giúp hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả.

Nội dung quản lý hoạt động tư vấn học đường bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP; Tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP ; Chỉ đạo thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP; Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP.

Có nhiều yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường CĐSP, đó là: Tác động từ sự phát triển khoa học công nghệ; tác động từ cơ chế chính sách phát triển giáo dục; tác động từ nhận thức, thái độ và năng lực, trình độ của CBQL, giáo viên và học sinh về CNTT; tác động từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin. Trong quản lý giáo dục, các yếu tố khách quan có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy, còn các yếu tố chủ quan mới chính là yếu tố đóng vai trò quyết định đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LUANGPRABANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang

Trường cao đẳng Sư phạm Luangprabang nằm ở phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND ) Lào, có chức năng đào tạo giáo viên cho các 3 tỉnh (Tỉnh Luangprabang, Tỉnh Oudomsai và Tỉnh Sayabuly) miền Bắc của Lào. Trường CĐSP Luangprabang được thành lập năm 1959. Khoảng 60 năm đầu sau khi thành lập, Trường đã trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Trường Cao đẳng sư phạm Luangprabang là một viện kiến trúc được thành lập và có một lịch sử lâu dài với những thay đổi trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trường CĐSP Luangprabang hiện nay đã nâng cấp chất lượng giáo dục và có nhiệm vụ:

Đạo tạo sinh viên có chính trị, tư tưởng tốt, biết hy sinh, có thái độ đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết bảo vệ và giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Sinh viên có kiến thức sư phạm tốt, có khả năng dạy tốt trong các cấp và mỗi người có thể dạy được tất cả các môn nằm trong chương trình.

Tạo cho sinh viên dân tộc biết yêu nghề, mến trẻ để đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên vùng sâu, vùng xa; có chuẩn mực đào đức theo yêu cầu của xã hội.

Tạo cho sinh viên sư phạm biết giá trị của môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, địa phương của mình xanh-xạch-đẹp.

Cải cách và đổi mới hoạt động dạy học trong trường, hợp tác với Sở giáo dục để bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, giúp họ củng cố về cách dạy tin học và những kiến thức nghề khác.

Các phòng chức năng của trường cao đẳng sư đẳng sư phạm Luangprabang gồm:

Phòng Đào tạo

Phòng Kiểm tra và Đánh giá

Phòng Quản lý Công tác sinh viên

Phòng Tổ chức

Phòng Hành chính tổng hợp

Phòng Giáo dục chuyên nghiệp

Các Khoa chuyên môn gồm có:

Khoa giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non

Khoa tự nhiên

Khoa xã hội

Khoa Ngoại ngữ

Về tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường

Số lượng cán bộ - giảng viên của trường cao đẳng Sư phạm Luangprabang năm học 2018-2019.

Bảng 2.1: Đội ngũ các bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang


Giảng viên

Tổng

Cấp một

Trung

cấp

Cao đẳng

Đại hoc

Thạc sĩ

Tiễn sĩ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

156

88



4

3

21

20

65

38

65

27

1

0

Cán bộ

15

8

3

2

3

0

5

4

4

3





Tổng

cộng

171

96

3

2

7

3

26

24

69

40

65

27

1

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trường CĐSP Luangprabang Lào hiện có 949 sinh viên đang học tại các chuyên ngành Khoa Tự nhiên, Khoa xã hội, Khoa ngoại ngữ, Khoa giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non. Luận văn điều tra 150 sinh viên lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các khoa. Trong đó, Khoa Tự nhiên (45 sinh viên), Khoa xã hội (45 sinh viên), Khoa ngoại ngữ (30 sinh viên) và Khoa giáo dục tiểu học và mầm non là 30 sinh viên.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường CĐSP

Luangprabang, Lào. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường CĐSP Luangprabang, Lào, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì mới.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để phân tích và giải quyết các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã khảo sát các khách thể nghiên cứu về các nội dung sau:

- Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào.

- Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào

- Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

2.2.3. Khách thể khảo sát

Luận văn khảo sát trên số khách thể gồm 30 CBQL cấp Khoa, phòng, trường, 31 giảng viên và 150 sinh viên thuộc các khoa của trường CĐSP Luangprabang, Lào.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,...

Kết quả khảo sát được xử lý như sau:

- Tính tỉ lệ %


Số lượng ý kiến (theo mức độ)

Tỷ lệ % =

x 100

Số khách thể

- Tính điểm trung bình.

Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Thường xuyên (Ảnh hưởng nhiều; Rất phù hợp; Rất khó khăn; Rất cần thiết; Rất khả thi): 3 điểm; đôi khi (Ảnh hưởng ít; Phù hợp; Khó khăn; Cần thiết; Khả thi): 2 điểm; không thực hiện (Không ảnh hưởng; Không phù hợp; Không khó khăn; Không cần thiết; Không khả thi): 1 điểm.

Dựa vào điểm trung bình, chúng tôi qui ước:


+ Nếu 1,00 ≤ X ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;


+ Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình;


+ Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng sư phạm Luangprabang, Lào

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng

của ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào



Stt


Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học

Ý kiến đánh giá

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

QT



ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn

32

52.4

29

47.6

0

0

154

2.5

2

Giúp bài giảng của giảng viên

sinh động hơn

45

73.77

16

26.3

0

0

167

2.7

3

Tăng sự tương tác giữa thầy cô và

học trò, giúp thầy trò hiểu nhau hơn

26

42.6

25

47.4

10

0

138

2.26

4

Giúp học sinh và giáo viên nâng

cao kĩ năng tin học

47

77

11

23

0

0

163

2.67


5

Giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong

quá trình giảng dạ


38


62.3


20


37.7


3


0


157


2.57


6

Giúp giáo viên chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo

án của mình


27


44.26


24


39.3


10


6.1


139


2.27

Tổng








2.49

Bảng 2.2 cho thấy:

Các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của hoạt động ứng


dụng CNTT trong dạy học ở mức cao ( X =2.49). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:

Nội dung được đánh giá mức độ cao gồm: “Giúp bài giảng của giảng viên sinh động hơnvới điểm trung bình X = 2,7, thứ bậc 1; “Giúp học sinh và giáo viên nâng cao kĩ năng tin học” ( X = 2,67), “Giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy” ( X = 2,57).

Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: “Tăng sự tương tác giữa thầy


cô và học trò, giúp thầy trò hiểu nhau hơn” ( X = 2,26) và “Giúp giáo viên chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của

mình” ( X = 2,27).

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL và GV trường CĐSP Luangprabang còn chưa thật đầy đủ và toàn diện, có sự chênh lệch giữa các nội dung khảo sát về tỷ lệ nhận định. Điều này dẫn đến những hạn chế trong quá trình tổ chức và triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học của giảng viên và sinh viên.

Khi trò chuyện về vấn đề này, cô giáo Som THONGKHAM, cho rằng: “Các CBQL, GV nhà trường đều muốn ứng dụng CNTT nhưng chủ yếu là để dạy học, chưa tận dụng nhiều trong chia sẻ học liệu”. Ngoài ra các khách thể khảo sát cũng cho rằng: Do trình độ CNTT của giảng viên không đồng đều. Một số giảng viên có tuổi ngại sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Đây cũng là một rào cản ảnh hưởng đến thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu trên, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho CBQL, GV ở trường CĐSP Luangprabang là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong bối cảnh mới.

2.3.1.2. Tự đánh giá mức độ đạt được của GV CĐSP về kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học

Để đánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên, chúng tôi tim hiểu tự đánh giá của giảng viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của họ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Tự đánh giá của giáo viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học



TT


Nội dung

Mức độ đạt được (%)

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến

thức về CNTT


8


25.8


12


38.7


8


25.8


3


9.67

2

Kỹ năng sử dụng máy tính

10

32.25

12

38.7

9

29.03

0

0

3

Kỹ năng khai thác và sử

dụng Internet

7

22.58

10

32.25

12

38.7

2

6.45

4

Kỹ năng khai thác và sử

dụng kho dữ liệu điện tử

6

19.35

8

25.8

10

32.25

7

22.58

5

Kỹ năng thiết kế và sử

dụng giáo án điện tử

12

38.7

8

28.8

8

25.8

3

9.67

6

Kỹ năng sử dụng phần

mềm dạy học

8

28.8

10

32.25

8

25.8

5

16.1


7

Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Overhead, máy chiếu đa năng (Projector), máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) vào các giờ dạy/nội dung dạy

học cụ thể


9


29.03


10


32.25


7


22.58


5


16.1

Tổng


28.07


32.67


28.56


11.51

Kết quả bảng 3.3 cho thấy kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên được đánh giá ở các mức khác nhau, trong đó đó số giảng viên tự thấy bản thân đạt kĩ năng này ở mức khá chiếm tỉ lệ cao hơn cả (32.67%), tiếp đó là mức trung bình

(28.56%). Có 28.07 % số giảng viên tự đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT ở mức tốt và vẫn còn 11.51% tự đánh giá ở mức yếu.

Đi vào từng nội dung cụ thể cho thấy, hai nội dung được đông đảo giảng viên đánh giá ở mức khá là “Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT” “Kỹ năng sử dụng máy tính” (38.7%).

“Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet”, “Kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử” (38.7%), “Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT” là những kĩ năng được nhiều giảng viên đánh giá ở mức trung bình (32.25%).

So sánh với ý kiến đánh giá của CBQL, chúng tôi nhận thấy, có sự thống nhất trong đánh giá giữa CBQL và GV ở một số nội dung như “ Kiến thức về CNTT”, “ kỹ năng sử dụng máy tính” được một bộ phận CBQL đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì mức độ đánh giá của CBQL về năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học của giảng viên cao hơn so với kết quả tự đánh giá của giảng viên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu biết khích lệ cấp dưới là một trong những đặc trưng trong phong cách của người lãnh đạo. Sự đánh giá giảng viên ngoài việc phản ánh đúng năng thực của họ thì bao giờ cũng chứa đựng yếu tố động viên, khích lệ để giảng viên cố gắng vì mục tiêu chung của nhà trường. Do đó, sự chênh lệch trong đánh giá giữa CBQL và GV ở một số nội dung là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Biểu đồ 2 1 Đánh giá của CBQL về kĩ năng CNTT của giảng viên 1

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của CBQL về kĩ năng CNTT của giảng viên

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí