Năm 2010, các tác giả Naser Jamil Al-Zaidiyeen, Leong Lai Mei, Fong Soon Fook trong một nghiên cứu trên giáo viên tại nước Jordan về trình độ ứng dụng công nghệ của giáo viên trong các lớp học. Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi liên quan đến mức độ sử dụng CNTT cũng như thái độ của giáo viên đối với việc sử dụng CNTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giáo viên có mức độ sử dụng CNTT cho mục đích giáo dục thấp; giáo viên có thái độ tích cực đối với việc sử dụng CNTT; Có sự tương quan tích cực đáng kể giữa mức độ sử dụng CNTT của các giáo viên và thái độ của họ đối với CNTT. Nhìn chung, kết quả phù hợp với những kết quả được báo cáo trước đây trong các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng CNTT trong môi trường giáo dục [22].
Trong năm 2006, Abdulkafi Alburini trong một nghiên cứu được thực hiện tại nước Syri (Abdulkafi Alburini) về thái độ của giáo viên EFL đối với công nghệ thông tin. Dựa trên sáng kiến công nghệ mới trong giáo dục Syria, nghiên cứu này đã khám phá thái độ của giáo viên tiếng Anh cấp trung học ở Syria đối với CNTT. Ngoài ra, nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa máy tính và thái độ của giáo viên đối với máy tính dựa trên năm biến độc lập: thuộc tính máy tính, nhận thức văn hóa, năng lực máy tính, truy cập máy tính và đặc điểm cá nhân (bao gồm cả nền tảng đào tạo máy tính). Các phát hiện cho thấy rằng giáo viên có thái độ tích cực đối với CNTT trong giáo dục. Kết quả cho thấy tầm quan trọng trong nhận thức của giáo viên đối với công nghệ; kinh nghiệm của họ với các điều kiện văn hóa xung quanh việc đưa máy tính vào trường học và trong việc hình thành thái độ của họ đối với công nghệ cũng như sự phổ biến tiếp theo trong thực tiễn giáo dục của họ [17].
Năm 2001, các tác giả Kai Hakkarainen, Hanni Muukonen, Lasse Lippenen, Liisa llomaki, Maiaana Rahikinen đã nghiên cứu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của giáo viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ giáo viên có kỹ năng CNTT đầy đủ mặc dù đa số đã làm việc với máy tính ở nhà hoặc ở trường. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, trong lớp học, các giáo viên tích cực sử dụng CNTT để hỗ trợ quá trình tìm kiếm, học tập hợp tác, học hỏi 'tham gia tích cực vào quá trình hình thành kiến thức và khả năng học hỏi phát triển trí thông minh. Hơn nữa, kết quả đã chứng minh rằng sự khác biệt về năng lực sư phạm giữa các giáo viên
thường xuyên ứng dụng CNTT trong tìm kiếm kiếm và thực hành sư phạm cao các giáo viên khác [21].
Trong năm 2000, Shazia Mumtaz đã viết các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên: Các nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng CNTT của giáo viên trong lớp học như: quyền truy cập vào tài nguyên, chất lượng phần mềm và phần cứng, dễ sử dụng, khuyến khích sự thay đổi, chính sách hỗ trợ của chính quyền và chính sách quốc gia, cam kết học tập chuyên nghiệp và nền tảng trong đào tạo máy tính chính thức. Tổng quan đánh giá cho thấy niềm tin của giáo viên về việc dạy và học với CNTT là trọng tâm của nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng việc triển khai thành công CNTT cần giải quyết ba khung liên kết để thay đổi: giáo viên, nhà trường và các nhà hoạch định chính sách [23].
Năm 2000, tác giả Glenn Rusell, Glenn Finger, Nell Rusell, Australia đã khảo sát về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên Úc. Việc xác định các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên là điều kiện tiên quyết để phát triển chuyên môn trong tương lai. Bài viết xem xét kết quả của một nghiên cứu của Úc liên quan đến 400 trường học, nhằm mục đích tìm hiểu kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng CNTT của giáo viên. Đa số các giáo viên đồng ý cho rằng công nghệ thông tin rất quan trọng đối với sinh viên của họ và đối với sự phát triển chuyên môn của chính họ. Giáo viên tự đánh giá bản thân có năng lực với các kỹ năng máy tính cơ bản, nhưng kém tự tin với các hoạt động đòi hỏi sử dụng máy tính tiên tiến. Ngoài ra, các giáo viên đã tự xác định các rào cản đối với việc sử dụng công nghệ trong lớp họ. Các tác giả lập luận trong bài viết này rằng: sự chuẩn bị của giáo viên trong việc sử dụng công nghệ thông tin được đặc trưng bởi việc trang bị cho giáo viên các kỹ năng máy tính. Ngược lại, sự phức tạp của cuộc sống trong thế kỷ 21 và đòi hỏi năng lực của giáo viên trong ứng dụng công nghệ thông tin cao, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khía cạnh của chương trình học. Phương pháp tiếp cận được đề xuất để hỗ trợ các nhà giáo dục giáo viên trong nhiệm vụ này [20].
Như vậy, các công trình trên đều đề cập đến kĩ năng ứng dụng CNTT của giáo viên phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sử dụng CNTT của họ. Các nghiên cứu cũng tập trung phân tích một số điều kiện để có thể phát triển kĩ năng sử
dụng CNTT của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích vai trò của nhà quản lý và công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông cũng như các trường chuyên nghiệp. Đặc biệt nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong các trường chuyên nghiệp hoàn toàn mờ nhạt.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn” [1].
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang, thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang, thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2
- Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
- Tổ Chức Triển Khai Hoạt Động Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Trường Cđsp
- Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Luangprabang
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Năm 2010, tác giả Dương Thị Nư đã nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu được tiến hành như là một đề tài tập thể, thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên khoa Ngoại ngữ chuyên ngành và sinh viên của trường Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và khoa Luật thuộc ĐHQGHN. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của đề tài đã được giới thiệu thông qua các hội thảo chuyên đề do các nhóm nghiên cứu tổ chức, được trình bày và thảo luận trong Hội nghị Nghiên cứu khoa học của khoa Ngoại ngữ chuyên ngành vào tháng 4/2008; một số nội dung của đề tài đã được giới thiệu và phổ biến thông qua các báo cáo trình bày tại tại Hội nghị Khoa học trường ĐHNN - ĐHQGHN tháng 5/2008 [8].
Trong năm 2014, tác giả Lê Kim Trọng đã viết về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh vĩnh phúc. Theo tác giả, xuất phát từ thực tế hiện nay của huyện Tam Đảo, tỉnh Vinh Phúc việc
ứng dụng CNTT con hạn chế và gặp nhiều khó khan làm cho chất lượng GD chưa được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở các trường THCS. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của phòng GD&ĐT huyện Tam Đạo, định hướng cho các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Đảo đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công hơn [14].
Trong năm học 2014, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã nghiên cứu về Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông. Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng bài giảng điện tử và tổ chức dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông theo hướng tích cực; Đề xuất các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản, quy trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (09) để xây dựng 63 bài giảng điện tử địa lý THPT (Địa lý 10, 11 và 12 THPT). Xây dựng và hướng dẫn sử dụng trang Web http://dayvahocdialy.net; Xác định tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng phối hợp các phương tiện (máy vi tính, projector...), phương pháp dạy học hiện đại với các phương tiện, phương pháp dạy học địa lý truyền thốn; Khẳng định hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với đường lối và định hướng của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo [15].
Năm 2015, luận án tiến sĩ “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vừng Nam Bộ của học viên Nguyễn Thanh Giang, ở trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã khảo sát, phân tích và đánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT các địa phương vùng Đông Nam Bộ, chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn, những mặt được, chưa được và những bất cập trong quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT trong vùng; tác giả đã xây dựng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý ở các trường THPT vùng Đông Nam Bộ. Các biện pháp đã được khảo nghiệm nhận thức cho thấy có tính cấp thiết và tính khả thi cao, một số biện pháp được tiến hành thực nghiệm tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy đạt hiệu quả, có thể đưa vào ứng dụng ở các trường trung học phô thông [2].
Tác giả Trần Thị Hà Giang và Phạm Thị Quỳnh Anh trong nghiên cứu của mình đã điều tra, khảo sát thực trạng việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông bằng mô hình dạy học kết hợp trong dạy học Địa lí cho SV ngành Giáo dục Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực qua thực nghiệm sư phạm. Đưa ra kết luận và một số khuyến nghị về việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực [3].
Năm 2013, tác giả Triệu Thị Thu khảo sát thực tiễn về quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, đội ngũ CBQL, GV đã tích cực ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Điều đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: CSVC, thiết bị ứng dụng CNTT chưa đồng bộ; kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong quá trình DH của GV còn hạn chế… Đặc biệt công tác quản lí ứng dụng CNTT trong DH của đội ngũ CBQLGD vẫn còn nhiều lúng túng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong quá trình DH tại các trung tâm GDTX. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, luận án đã đề xuất 7 biện pháp quản lí: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong DH cho GV; Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH; Xây dựng hệ thống máy tính và mạng thuận lợi để phục vụ DH; Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT; Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT; Giám đốc ra các quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV tích cực ứng dụng CNTT vào DH; Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.Kết quả khảo nghiệm hệ thống các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH đã được đề xuất tại các trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tính cần thiết và tính khả thi cao [13].
Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Cụ thể:
Năm 2018, luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động ứng dụng cộng nghệ tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên” của học viên Nguyễn Thị Mai Thu [12].
Năm 2018, luận văn thạc sĩ “Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thánh phố Thái Nguyên” của học viên Bế Nhật Minh [6].
Năm 2018, luận văn thạc sĩ “Ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Lào cai, Tỉnh Lào cai” của học viên Nguyễn Thế Khương [4].
Năm 2018, luận văn thạc sĩ “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo ở trường đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ” của học viên Phạm Thị Phong Lan [5].
Năm 2018, luận văn thạc sĩ “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông thành phố cẩm phả tỉnh Quảng Ninh” của học viên Hoàng Minh Phương [10].
Tóm lại, ở Việt Nam, lĩnh vực ứng dụng CNTT trong dạy học được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Các công trình tập trung nhiều hơn vào thực trạng ứng dụng CNTT của giáo viên và giảng viên trong dạy học cũng như thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.1.3. Các nghiên cứu ở Lào
Vấn đề nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học ở Lào hiện vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Trên thực tế , thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, mỗi văn phòng thuộc trường đều được trang bị hệ thống CNTT có thể sử dụng vào trong việc dạy học của một số giáo viên chẳng hạn như: sử dụng máy tính, máy chiếu, trong đó chuyên ngành Sư phạm CNTT được tổ chức dạy học theo chương trình của Bộ Giáo Dục và Thể thao để ra. Một tuần gồm 32 tiết cả lý thuyết và thực hành. Sau khi học xong sinh viên có thể sử dụng kiến thực cơ bản về máy tính nhủ: Word, Exel, phương pháp… ngoài ra chương trình đạo tạo từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 (năm cuối) của mỗi khoa cũng có môn ICT như: khoa tiêu học - mầm non, khoa từ nhiên, khoa xã hội, khoa ngoại ngữ mỗi lớp đều có học 2 tiết /tuần đó là ưu điểm của môn ICT [32].
Bên cạnh những thành tựu trên, việc ứng dụng mạng Internet còn hạn chế và chậm chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ - giáo viên và sinh viên. Nguồn thông tin chưa có, xã hội không thể tìm kiếm thông tin được. Một số cán bộ - giáo viên chưa có kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong công việc của mình [25].
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở Lào đã được quan tâm, tuy nhiên chỉ dừng lại ở viêc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong dạy học. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Hi vọng rằng, công trình tác giả nghiên cứu sẽ góp phần vào làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các cấp học, đặc biệt là bậc cao đẳng, đại học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một dạng lao động đặc thù của xã hội. Hoạt động quản lý xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, tồn tài và phát triển theo sự phát triển chung của xã hội. Trong hoạt động của bất cứ tổ chức xã hội nào, hoạt động quản lý mang tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Vì vậy, hoạt động quản lý từ lâu đã trở thành khoa học- khoa học về quản lý.
Tuy vào những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về quản lý.
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy tới mục tiêu xác định.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Quản lí là quá trình tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí thông qua các công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu quản lí. Quản lí là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường biến động. Trung tâm của quá trình là việc sử dụng có hiệu quả nguồn tại nguyên bị hạn chế [16].
Phạm Minh Hạc: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể người QL đến tập thể người lao động nói chung (khách thể QL) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [dẫn theo 7].
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “QL là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [dẫn theo 10].
Trần Kiểm: “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [dẫn theo 13].
Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Hoạt động QL bao giờ cũng là QL con người được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- QL là những tác động có tính hướng đích.
- QL là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Đây là thể hiện mối quan hệ của chủ thể QL và đối tượng QL.
- QL theo tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin là hoạt động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với những quy luật khách quan và hoạt động tự giác của con người.
- QL là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội. Chủ thể QL và khách thể QL luôn có tác động qua lại và chịu tác động của môi trường. QL vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật. Vì vậy, người QL ngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất còn phải nhạy cảm, linh hoạt trong công tác lãnh đạo của mình.
1.2.2. Hoạt động dạy học
Trong khoa học giáo dục: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất”. “Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn luôn được xem là con đường hợp lý nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhân thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống trí thức và nâng cao hành động chuyên môn thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân… Cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó” [dẫn theo 16].
- Hoạt động học: là hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm cơ bản của người học một cách bền vũng và quan sát được.
- Hoạt động dạy: là hoạt động tác động đến người học và quá trình học tập hình thành và phát triển học tập trong suất quá trình.
Dạy học có tính hai mặt vì nó tồn tại đồng thời hai hoạt động củ thể tiến hành, sự tương tác giữa dạy và học tạo thành quy luật cơ bản chi phối quá trình dạy học gọi là quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học.