Đề Xuất Tiến Trình Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Với Sử Dụng Phương Pháp Thực Nghiệm , Nhằm Góp Phần Phát Huy Tính Tích Cực Cho Học

CHƯƠNG 2‌

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHI DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÍ‌

CƠ BẢN 10, THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH MIỀN NÚI.

2.1. Đề xuất tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhằm góp phần phát huy tính tích cực cho học sinh THPT miền núi.‌

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhằm góp phần phát huy tính tích cực của học sinh THPT miền núi.‌

 Phát huy được tính tích cực của học sinh THPT miền núi

Học không phải đơn giản là quá trình thu nhận kiến thức, mà là quá trình xây dựng kiến thức. Phương pháp dạy học tốt là phương pháp tổ chức để người học tự nghiên cứu tìm tòi và rút ra kiến thức. Do đó yêu cầu phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh là yêu cầu khách quan và rất quan trọng trong dạy học.

 Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của kiến thức

GV chính xác hóa, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới. Giúp đỡ học sinh kết hợp cái cũ và cái mới bằng cách thường xuyên hệ thống hóa kiến thức, xây dựng lại cấu trúc hệ thống kiến thức. Các kiến thức phải được xuyên suốt trong quá trình dạy học, giúp học sinh sau khi học xong có một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh.


 Đảm bảo tính vừa sức

Cách tốt nhất để học sinh nắm vững được kiến thức đó là học sinh phải tự tìm ra nó bằng sự trợ giúp của giáo viên. Mặt khác, chính thông qua hoạt động tự lực để tìm ra các kiến thức mới mà hình thành và phát triển

được năng lực trí tuệ của học sinh. Muốn thực hiện được yêu cầu này,

những kiến thức mà giáo viên trợ giúp để học sinh nghiên cứu phải là những kiến thức mà học sinh có thể tự chiếm lĩnh. Tùy theo độ khó của kiến thức mà giáo viên tác động vào quá trình đó nhiều hay ít.

 Đảm bảo thời gian

Trong dạy học phát hiện

và giải quyết vấn đề

thì giáo viên phải tổ

chức cho học sinh tự phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và hoạt động để giải quyết vấn đề, rút ra kiến thức từ kết quả của quá trình giải quyết vấn đề. Dạy học theo phương pháp này tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực hoạt động, tuy nhiên rất dễ vượt quá thời gian quy định của tiết học.

Để đảm bảo thời gian quy định, đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều cho quá

trình chuẩn bị bài. GV phải nắm bắt được mâu thuẫn kiến thức của học

sinh, dự kiến những khó khăn trong nhận thức mà học sinh có thể gặp phải để có cách thức tổ chức thích hợp, để định hướng các em vào một giải pháp giải quyết vấn đề gần với trình độ, vốn kiến thức và kinh nghiệm của các em. Chuẩn bị trước thí nghiệm để tránh những sai sót trong quá trình làm thí nghiệm của học sinh.

 Đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc cho học sinh

Để đảm bảo được yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng hay các dụng cụ thí nghiệm cần thiết để tạo điều kiện làm việc tốt nhất giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.

Sau khi nghiên cứu một số lí luận về dạy học phát hiện và giải

quyết vấn đề, phương pháp thực nghiệm, tính tích cực của học sinh, và

mục tiêu dạy học môn vật lý THPT, chúng tôi xin đề xuất tiến trình tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phương pháp thực nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT miền núi.

2.1.2. Vị trí chương các định luật bảo toàn.‌

Chương “các định luật bảo toàn” nằm ở chương IV sau chương “cân bằng và chuyển động của vật rắn” trước chương “chất khí”, nó là cơ sở để nghiên cứu các kiến thức của những chương sau và kiến thức của chương trình vật lí 11 và 12 sau này.

Các định luật bảo toàn thuộc chương trình học kì II của năm học, đây là chương quan trọng của chương trình học kì II và cả năm học học lớp 10.

2.1.3 Nhiệm vụ của chương các định luật bảo toàn.‌

-Trình bày về những đại lượng cơ học là: động lượng , công- công suất, động năng, thế năng và cơ năng.

- Thiết lập định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ

năng.

- Khảo sát một số chuyển động cơ trên cơ sở định luật bảo toàn động

lượng và định luật bảo toàn cơ năng.

2.1.4. Cấu trúc chương trình của chương “Các định luật bảo toàn”.‌

Chương “ các định luật bảo toàn” thuộc chương IV trong chương trình vật lí lớp 10 cơ bản. Chương này nghiên cứu một số khái niệm mới và một

số định luật mang tính tổng quát. Chương này gồm có năm bài học sau:

“Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”, “Công và công suất”, “Động năng”, “Thế năng”, “Cơ năng” và học trong 10 tiết trong đó có 8 tiết lí thuyết và 2 tiết bài tập

Nội dung kiến thức cụ thể của chương như sau : khái niệm động lượng được hình thành trong quá trình nghiên cứu sự tương tác giữa các vật trong

một hệ cô lập. Trong quá trình tương tác chúng truyền chuyển động cho nhau,

sự truyền chuyển động phụ thuộc vào khối lượng m và vận tốc v của các

vật. Sử dụng phương pháp thực nghiệm: Nếu đo khối lượng, vận tốc của các vật trước và sau va chạm, lập bảng số liệu, xử lí số liệu ta có thể tìm ra quy

luật của sự chuyển động này. Cuối cùng ta tìm được biểu thức

 mi vi  p ,

đại lượng p được gọi là động lượng và tuân theo một quy luật gọi là định luật bảo toàn động lượng.

Định luật bảo toàn năng lượng là một trong những định luật quan trọng nhất được coi là một định luật tổng quát nhất của tự nhiên. Khái niệm năng lượng rất trừu tượng để hiểu dược nó ta phải tìm hiểu về một số khái niệm khác như: công, động năng, thế năng và cơ năng... chỉ khi nào hiểu rò các khái niệm đó mới hiểu được chính xác định luật bảo toàn cơ năng và đó cũng là cơ sở để hiểu được định luật bảo toàn năng lượng.

2.1.5 Mục tiêu cần đạt khi dạy chương “Các định luật bảo toàn” theo chuẩn kiến thức kĩ năng.‌

Nhìn chung, mục tiêu chung về kiến thức và kỹ năng ở sách giáo khoa ( SGK) tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Phát biểu và viết được biểu thức (nếu có) đối với các khái niệm động lượng, công, công suất, động năng, thế năng và cơ năng.

- Nêu được mối quan hệ giữa công, động năng, thế năng.

- Phát biểu được nội dung, viết được biểu thức của các ĐLBT động lượng, bảo toàn cơ năng, vận dụng được các ĐLBT này để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài toán liên quan.

Mục tiêu cụ thể cho từng bài:


Mục

tiêu

Chủ đề

Nội dung


Động

lượng.

+Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ về hệ kín?

+Viết được công thức tính và nêu được đơn vị của động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi dạy học chương “các định luật bảo toàn” Vật lý cơ bản 10, theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh miền núi - 9

Về kiến thức

ĐLBT

động lượng.

lượng

+Phát biểu và viết được biểu thức của ĐLBT đối với hệ kín gồm hai vật.

+Nêu được nguyên tắc CĐ bằng phản lực

Công,

công suất

+Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính

công, công suất

Động

năng

+Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu

được đơn vị của động năng

+Phát biểu và viết được biểu thức của định lý ĐN

Thế năng

+Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu

được đơn vị của thế năng của một vật trong trọng trường

+Viết được công thức tính thế năng đàn hồi

Cơ năng

+Phát biểu được định nghĩa, và viết được biểu thức của

cơ năng

+Phát biểu và viết được biểu thức của ĐLBT cơ năng

+Có khái niệm chung về va chạm và phân biệt được va

chạm đàn hồi và va chạm mềm (va chạm hoàn toàn không đàn hồi)


Về kỹ năn g


+Vận dụng ĐLBT động lượng (xét hệ kín gồm hai và

nhiều vật), bảo toàn năng lượng (cơ năng) để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.

+Vận dụng được các CT: A  F.s.cos và P  A

t

+Vận dụng ĐLBT cơ năng để giải được bài toán CĐ của một vật, của hệ có hai vật.

+Tính được vận tốc của các vật sau va chạm đàn hồi và

sau va chạm mềm.


2.2. Soạn thảo tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn”‌

2.2.1. Cách soạn thảo chung.‌

Mỗi bài học sẽ bao gồm các mục sau.

2.2.1.1. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức vật lí cần dạy.

Lập sơ đồ trên từng bài cụ thể.

2.2.1.2. Xác định mục tiêu của từng bài học.

- Mục tiêu về kiến thức.

- Mục tiêu về kĩ năng.

- Mục tiêu về thái độ.

2.2.1.3. Chuẩn bị bài học.

Với những bài học thì GV cần chuẩn bị:

- Thiết bị dạy học cần thiết.

- Xây dựng các tình huống vật lí.

- Xây dựng phiếu học tập theo các yêu cầu từ cao đến thấp của mỗi bài phát cho học sinh để học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức của bài học.

2.3. Xây dựng tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sử dụng phương pháp thực nghiệm một số kiến thức chương " Các định luật bảo toàn", nhằm góp phần phát huy tính tích cực cho học sinh THPT miền núi.‌

Trên cơ sở tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sử

dụng phương pháp thực nghiệm đã đề xuất, chúng tôi thiết kế tiến trình và tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với sử dụng phương pháp thực nghiệm cho hai bài đó là "Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng" và "Cơ năng" của chương " Các định luật bảo toàn".

2.3.1. Soạn thảo tiến trình dạy học kiến thức bài “ Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”.‌

2.3.1.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng các kiến thức.

Đơn vị kiến thức 1 : Khái niệm động lượng


Khi một lực tác dụng lên một vật thì làm cho vận tốc của vật thay đổi. Lực có độ lớn đáng kể tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái của vật và tích gọi là xung lượng của lực.

Vn đ: đại lượng nào đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật bị biến đổi? Tìm mối quan hệ giữa xung lượng của lực với khối lượng và các vận tốc của vật?

Vận dụng định luật II Niu – tơn:


Vế trái là độ biến thiên của động lượng , gọi là động lượng của vật.

Kết luận:

Động lượng của một vật chuyển động là đại lượng véctơ được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật


Dạng khác của định luật II Niu – tơn: độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xụng lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó

Đơn vị kiến thức 2 : Định luật bảo toàn động lượng.


Trong tương tác giữa hai vật, mỗi vật đều thu được gia tốc nghĩa là vận tốc cả hai vật thay đổi.


Vn đ: Có hệ thức nào liên hệ giữa vận tốc của các vật trước và sau tương tác với khối lượng của chúng không?


Mối quan hệ giữa các vận tốc của các vật trước và sau tương tác với các khối lượng của chúng.

* Từ định luật III Niu – tơn: F = -F

1 2

* Định luật II Niu – tơn dưới dạng:


Kết lun: Tổng của hai tích khối lượngvà vận tốc của các vật trước và sau tương tác là một số không đổi.


Ta có thể kiểm nghiệm kết luận này như thế nào?


Va chạm mềm:

Chuyển

động bằnh phản lực:

Cho hai xe lăn khối lượng lần lượt là m1,m2 tương tác với nhau trên đệm không khí.

Kết quả:

p  p  p  0  p  0

1 2

 Vậy tổng động lượng của hệ không đổi. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022