Số Liệu Đánh Giá Việc Chỉ Đạo Hoạt Động Vận Dụng Các Ppdh Tích Cực


PPDH tích cực qua bảng sau:

Bảng 2.12. Số liệu đánh giá việc chỉ đạo hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

STT

Chỉ đạo hoạt động

CBQL

GV

Sig

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


Đáng giá chung

4,05


4,21




1

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy vận dụng

các PPDH tích cực


4,13


0,51


4,31


0,55


0,06


2

Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học vận dụng các PPDH tích

cực


4,20


0,56


4,33


0,58


0,22


3

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên đăng kí tiết áp dụng các PPDH tích cực


4,06


0,45


4,20


0,53


0,64


4

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt, trao đổi, viết sáng kiến và giải pháp về hoạt động vận dụng PPDH tích cực


3,93


0,25


4,13


0,50


0,02


5

Chỉ đạo giáo viên mở/tham gia diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các PPDH tích cực qua mạng internet và các phương tiện truyền thông


3,86


0,35


4,06


0,56


0,27

6

Chỉ đạo GV bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS.

4,20

0,56

4,31

0,57

0,30


7

Chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết

hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo học kì/năm học


4,00


0,37


4,14


0,52


0,02


8

Huy động các lực lượng cùng hỗ trợ hoạt động vận dụng các PPDH tích cực


4,00


0,37


4,14


0,52


0,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 10

Chỉ đạo hoạt động vận dụng các PPDH tích cực gồm có 8 nội dung. Nội dung thứ nhất “Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy vận dụng các PPDH tích cực” CBQL (ĐTB=4,13 và ĐLC=0,51), GV (ĐTB=4,31 và ĐLC=0,55)

CBQL đánh giá “rất tốt”, GV đánh giá “rất tốt”. Nội dung thứ hai “Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học vận dụng các PPDH tích cực” CBQL (ĐTB=4,20 và ĐLC=0,56), GV (ĐTB=4,33 và ĐLC=0,58)

CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “rất tốt”. Nội dung thứ ba “Chỉ đạo tổ chuyên


môn và giáo viên đăng kí tiết áp dụng các PPDH tích cực”. CBQL (ĐTB=4,06 và ĐLC=0,45), GV (ĐTB=4,20 và ĐLC=0,53) CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “tốt”. Nội dung thứ tư “Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt, trao đổi, viết sáng kiến và giải pháp về hoạt động vận dụng PPDH tích cực”, CBQL (ĐTB=3.93 và ĐLC=0,25), GV (ĐTB=4,13 và ĐLC=0,50) CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “tốt”. Nội dung thứ năm “Chỉ đạo giáo viên mở/tham gia diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các PPDH tích cực qua mạng internet và các phương tiện truyền thông”, CBQL (ĐTB=3,86 và ĐLC=0,35), GV (ĐTB=4,06 và ĐLC=0,56)

CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “tốt”. Nội dung thứ sáu “Chỉ đạo GV bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS” CBQL (ĐTB=4,20 và ĐLC=0,56), GV (ĐTB=4,31 và ĐLC=0,57). Nội dung thứ bảy “Chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo học kì/năm học”, CBQL (ĐTB=4,00 và ĐLC=0,37), GV (ĐTB=4,14 và ĐLC=0,52), CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “tốt”. Nội dung thứ tám “Huy động các lực lượng cùng hỗ trợ hoạt động vận dụng các PPDH tích cực”, CBQL (ĐTB=4,00 và ĐLC=0,37), GV (ĐTB=4,14 và

ĐLC=0,52) CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “tốt”. Đánh giá chung CBQL (ĐTB=4,05), GV (ĐTB=4,21).

Qua thực hiện kiểm định Independent-samples T-test so sánh trị trung bình của hai đối tượng CBQL và GV, giá trị ĐLC khá thấp ở các nội dung. Bên cạnh đó tác giả nhận thấy có ba nội dung thứ tư, bảy và tám có giá trị Sig<0,05 điều này có nghĩa có sự khác nhau giữa CBQL và GV. Những nội dung còn lại đều có giá trị Sig>0,05. Tác giả tiến hành phân tích thông tin phỏng vấn và quan sát sản phẩm như sau:

CBQL1, CBQL3 cùng cho rằng các trường tổ thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tuy nhiên GV đăng kí tiết dạy các PPDH tích cực chưa tự giác. Ngoài ra việc viết sáng kiến và giải pháp về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn mang tính hình thức. Việc chỉ đạo kiểm tra hoạt động chưa kịp thời, chưa sâu sát.

CBQL2, GV1, GV2 và GV3 cùng ý kiến là hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp thông qua các văn bản, cuộc hợp liên tịch, chuyên môn về vận dụng các PPDH tích


cực đến GV. Do đó, hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả.

Qua quan sát cổng thông tin các trường TH1, TH2, TH3. Tác giả nhận thấy các trường điều xây dựng kênh chia sẻ tài nguyên về hoạt động dạy và học tuy nhiên chưa có sực tương tác hai chiều giữa các GV trong trường và những đồng nghiệp khác. Ngoài ra, việc hỗ trợ của các lực lượng khác trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực chưa được nêu rõ trong các biên bản họp chuyên môn khối, họp chuyên môn trường, họp hội đồng Sư phạm, họp liên tịch.

Ngoài ra khi tác giả nghiên cứu sổ họp chuyên môn các trường TH1, TH2, TH3 đều có ghi nhận đầy đủ các thông tin trao đổi theo hướng nghiên cứu bài học tuy nhiên vẫn chưa thể hiện được nhiệm vụ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên thực hiện vận dụng các PPDH tích cực.

Qua các dữ kiện trên cùng với trị trung bình CBQL mức “tốt”. Việc chỉ đạo hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn nhiều bất cập. Do đó, cần có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo.

2.4.5. Thực trạng về kiểm tra hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

Bảng 2.13. Số liệu đánh giá việc kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

STT

Kiểm tra hoạt động

CBQL

GV

Sig

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


Đáng giá chung

4,10


4,27



1

Kiểm tra hoạt động của CBQL cấp dưới theo phân công đã đề ra

4,13

0,51

4,29

0,58

0,04


2

Kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo kế hoạch, theo tiến độ kế hoạch đã đề ra


4,13


0,51


4,31


0,55


0,04


3

Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực


4,13


0,51


4,24


0,55


0,16


4

Đánh giá việc thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo

mục tiêu


4,06


0,59


4,27


0,57


0,18

5

Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

4,06

0,59

4,25

0,58

0,21


Các nội dụng kiểm tra trong công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực gồms những nội dung sau: “Kiểm tra hoạt động của CBQL cấp dưới theo phân công đã đề ra”, CBQL (ĐTB=4,13 và ĐLC=0,51), GV (ĐTB=4,29 và ĐLC=0,58) CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “rất tốt”. “Kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo kế hoạch theo tiến độ kế hoạch đã đề ra”, CBQL (ĐTB=4,13 và ĐLC=0,51), GV (ĐTB=4,31 và ĐLC=0,55) CBQL đánh giá “tốt”,

GV đánh giá “rất tốt”. “Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực”, CBQL (ĐTB=4,13 và ĐLC=0,51), GV (ĐTB=4,24 và ĐLC=0,55) CBQL đánh giá “tốt”, GV đánh giá “rất tốt”. “Đánh giá việc thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực theo mục tiêu”, CBQL (ĐTB=4,06 và ĐLC=0,59), GV (ĐTB=4,27 và ĐLC=0,57) CBQL đánh giá “tốt”,

GV đánh giá “rất tốt”. “Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động vận dụng các PPDH tích cực”, CBQL (ĐTB=4,06 và ĐLC=0,59), GV (ĐTB=4,25 và ĐLC=0,58) CBQL

đánh giá “tốt”, GV đánh giá “rất tốt”.

Kết quả đánh giá chung của CBQL và GV lần lượt là “tốt”, “rất tốt”. Các chỉ số về ĐLC của các nội dung nhỏ cho thấy: Các câu trả lời không có sự chênh lệch nhiều. Giá trị Sig trong kiểm định Independent-samples T-test của nội dung ba, bốn, năm >0,05, bên cạnh đó hai nội dung đầu có Sig<0,05. Như vậy, chỉ có hai nội dung có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Tác giả tiến hành phân tích thêm dữ kiện phỏng vấn như sau:

GV1, GV2, CBQL1, CBQL3 cho rằng CBQL tại các đơn vị có sự tuyên truyền, chỉ đạo chuyên môn tuy nhiên việc tìm hiểu, đánh giá thực tế việc vận dụng các PPDH tích cực chưa thường xuyên và hiệu quả còn hạn chế. Ngoài ra, công tác kiểm tra, đánh giá tạo áp lực, thiếu tự tin cho GV, dẫn đến lúng túng khi. Các thủ tục hành chính, hồ sơ minh chứng còn nhiều gây mất thời gian và khó khăn cho GV. Trong quá trình kiểm tra người quản lí chưa có sự tư vấn, hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động vận dụng các PPDH tích cực một cách hiệu quả.

GV3, CBQL2 nhận định bản thân cá nhân giáo viên trong thực hiện chưa nghiêm túc. Ngoài ra, chưa thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và hiệu quả vận dụng phương pháp dạy học tích cực.


Kết luận: Trong công tác kiểm tra mặc dù có kế hoạch cụ thể, có sự phân công thực hiện theo tiến độ tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌‌

Với sự hạn chế về phạm vi nghiên cứu, tác giả chi đưa ra một số yếu tố khách quan và chủ quan hạn chế hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, TP. HCM. Tác giả tiến hành khảo sát một số nội dung và đưa ra được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Số liệu đánh giá các mức độ ảnh hưởng đến hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

STT

Yếu tố ảnh hưởng

CBQL

GV

Sig

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


Đáng giá chung

4,14


4,08



I

Các yếu tố chủ quan

4,14


4,09



1

Năng lực quản lí cuả Hiệu trưởng

4,20

0,77

4,11

0,86

0,95

2

Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng

4,26

0,18

4,14

0,86

0,48

3

Nhận thức, tâm lí, năng lực đổi mới của đội ngũ giáo viên

4,20

0,67

4,15

0,85

0,41

4

Nhận thức, tinh thần tự học, chủ động sáng tạo của học sinh

4,06

0,70

4,16

0,82

0,33

5

Năng lực tự học của học sinh

4,13

0,63

4,16

0,79

0,31

6

Sự hỗ trợ của các nguồn lực khác

trong nhà trường

4,00

0,65

4,00

0,79

0,59

7

Hoạt động tuyên truyền, truyền thông

4,13

0,63

3,95

0,79

0,73

II

Các yếu tố khách quan

4,13


4,08



1

Chính sách đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước, địa phương

4,06

0,70

4,05

0,79

0,78

2

Phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học

4,20

0,67

4,11

0,83

0,59


3

Sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với chủ trương đổi mới của nhà trường


4,13


0,74


4,10


0,80


0,99


Nội dung thứ nhất các yếu tố ảnh chủ quan ĐTB dao động từ 4,0 đến 4,26 và ĐLC từ 0,19 đến 0,77. Tất cả nội dung về yếu tố ảnh hưởng chủ quan từ 4,0 trở lên. Yếu tố trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng được đánh giá mức cao nhất. Tất cả


giá trị Sig đều lớn hơn 0,05. Như vây, không có sự khác biệt thống kế giữa CBQL và GV.

Nội dung thứ hai về các yếu tố khách quan ĐTB dao động từ 4,05 đến 4,20 được đánh giá mức “ảnh hưởng”. Trong đó “Phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học” được cả hai nhóm đánh giá cao nhất. ĐLC khá cao dao động từ 0,67 đến 0,83 như vậy có độ phân tán cao. Tác giả tiến hành so sánh giá trị Sig trong phép kiểm định Independend Samples T-Test tất cả kết quả Sig đều lớn hơn 0,05. Vậy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kế giữa hai nhóm đối tượng trên.

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

2.5.1. Điểm mạnh‌

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt đổi mới PPDH. Bộ cũng tăng cường có những chỉ đạo về đổi mới chuyên môn cũng như vận dụng PPDH tích cực trong dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó Sở GD&ĐT quan tâm tổ chức bồi dưỡng nhiều chuyên đề, các sân chơi giáo dục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm và nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Qua đó tổ chức có buổi chuyên đề về các PPDH tích cực nhằm nâng cao chuyên môn cho GV.

Đặc biệt đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân có năng lực sư phạm, có tác phong mẫu mực về phong cách nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn bản thân. Đặc biệt tạo được niềm tin trong mối quan hệ đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và xã hội trong dạy học và giáo dục HS.

2.5.2. Điểm yếu‌

Trong công cuộc đổi mới giáo dục, công tác quản lí chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn quận bước đầu có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên công tác quản lí vận dụng các PPDH tích cực có những bất cập như sau:


CBQL và GV ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân có nhận thức đúng về tầm quan trọng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tuy nhiên việc nhận thức chưa sâu sắc dẫn đến việc hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cực chưa đạt hiệu quả cao.

Trong công tác lập kế hoạch hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát.

Chưa chủ động trong công tác tổ chức thực kiện kế hoạch còn mang tính hình thức. CBQL chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức hoạt động dạy học của GV. Chưa chú trọng đến tạo cơ chế, động lực nhằm thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Ngoài ra việc chỉ đạo tổ chuyên môn và GV trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn nhiều bất cập, chưa đi vào chiều sâu. Việc chỉ đạo kiểm tra chưa thường xuyên. Bên cạnh đó chỉ đạo phối hợp các lực lượng hỗ trợ chưa rõ ràng và hiệu quả.

Trong kiểm tra hoạt động vận dụng chưa có sự tư vấn, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động vận dụng các PPDH tích cực một cách hiệu quả.

Một số trường còn nhiều hạn chế CSVC và UDCNTT trong vận dụng các PPDH tích cực.

Nguyên nhân khách quan: Do cơ chế quản lí cấp trên còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó việc kiểm tra, đánh giá từ cấp trên chưa có tiêu chí cụ thể, còn mang nhiều hình thức theo hồ sơ, sổ sách. Ngoài ra nguồn kinh phí đầu tư hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lí của hiệu trưởng các trường chưa khoa học, còn tồn tại quản lí theo kiểu tình cảm nên dẫn đến việc ra quyết định chưa quyết liệt. Bên cạnh đó các tổ trưởng chuyên môn chưa thực hiện tốt công tác quản lí chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Hơn nữa là chưa tạo cơ hội và khuyến khích để GV phát huy năng lực chuyên môn, sự sáng tạo trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.


2.5.3. Cơ hội‌

Cơ hội đổi mới PPDH trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diên giáo dục Việt Nam. Đổi mới chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Xu hướng hội nhập nền giáo dục thế giới. Cùng với sự phát triển vũ bão của cộng nghệ 4.0 trên toàn cầu.

2.5.4. Thách thức‌

Sự thay đổi liện tục về kĩ thuật cũng như UD CNTT trong dạy học. Bên cạnh đó sự đổi mới không ngừng về chuyên môn dẫn đến một số GV ngại thay đổi dẫn đến hiệu quả vận dụng các PPDH tích cực chưa cao.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023