Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 11


và quần đảo Spratley ngày 03/3, hai cột mốc chiến lược quan trọng trên đường hàng hải Hongkon –Singapore mà Pháp đã khiếu nại. Vào tháng sáu, quân Nhật từ từ gia tăng thêm sức ép lên các tô giới quốc tế ở Thượng Hải, Thiên Tân và Cửu Long và chúng quấy phá một cách cân nhắc những tàu thuyền của Anh. Mưu đồ của chúng là loại trừ Trung Hoa ra khỏi những lợi ích ngoại quốc và tước đi toàn bộ sự viện trợ bên ngoài của Tưởng Giới Thạch [1, tr.212].

Trước hành động đẩy mạnh các hoạt động bành trướng ảnh hưởng ở Viễn Đông và Trung Quốc, tăng cường chạy đua vũ trang, đặc biệt là hải quân Thái Bình Dương trong các năm 1935 -1937, F.Roosevelt đã không thể có phản ứng tích cực, hành động có ý nghĩa nhất mà Hoa Kì đã thực hiện trong khoảng thời gian 1937 - 1940 là tuyên bố được đưa ngày 26.7.1939 về việc đơn phương chấm dứt từ ngày 26.1.1940 Thương ước được hai nước kí năm 1911. Dù quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục, quyết định trên của Washington vẫn bị Tokyo xem như một đòn giáng mạnh vào nền ngoại thương của Nhật. Hoạt động thương mại giữa hai nước không còn chịu ràng buộc của bất kì thương ước chính thức nào, mà tùy thuộc hoàn toàn vào đường lối riêng của từng chính phủ, nghĩa là có thể bị thu hẹp hoặc đình chỉ bất cứ lúc nào bằng một quyết định đơn phương của Washington hay Tokyo [7, Tr.94].

Như vậy, quan hệ Mỹ - Nhật bị buông lửng trong khi nền ngoại thương của Nhật phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ, đây là một thiệt hại lớn cho Nhật Bản. Tuy nhiên tại sao Hoa Kỳ không ban hành chính sách cấm vận đối với Nhật, mà chỉ dừng lại ở việc buông lửng. Xét về tình hình lúc bây giờ có thể thấy nếu Hoa Kỳ hành động như vậy thì phái quân phiệt Nhật sẽ xem đây là lí do chính đáng biện minh cho hành động xâm lăng Đông Ấn thuộc Hà Lan, nơi đây là nguồn cung cấp nhiên liệu và một số nguyên liệu cần thiết cho cỗ máy chiến tranh Nhật.

Mặt khác, thắng lợi nhanh chóng và có phần dễ dàng của chủ nghĩa Đức quốc xã đã trở thành mối đe dọa trực tiếp đến không chỉ an ninh, mà cả nền văn mình có nguồn gốc châu Âu của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, Nhật Bản, một đối thủ vừa ở rất xa, vừa nhìn Hiệp ước Bất tương xâm Xô - Đức (được kí ngày 23-8-1939) như là sự phủ nhận công khai Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản (được kí ngày 25-11-1936).


Bên cạnh đó, cho đến nửa đầu 1940, hướng tiến công chính của Nhật xem ra vẫn chưa được xác định rõ ràng, vì từ tháng 5 đến tháng 8-1939, quân đội Nhật đã đánh nhau một trận ác liệt với Hồng quân Xô viết ở khu vực sống Khalkhin Gol (Mông Cổ). Chỉ sau khi Hà Lan và Pháp lần lượt bị bại trận ở châu Âu (6-1940) và Anh phải vất vả một mình chống chọi Đức, Nhật mới chuyển sang phương án Nam tiến.

Vì vậy, phản ứng của Hoa Kì cũng phù hợp với tình hình vì trong lúc cần dồn sức đối phó với sự hoành hành của Đức quốc xã ở châu Âu, phỏng có ích gì cho Washington thực hiện chính sách dồn đẩy Nhật vào con đường gây chiến ở Đông Nam Á. Việc chính phủ Mĩ ngày 26.7.1939 lên tiếng phủ định Hiệp định thương mại 1911 sau thời hạn 6 tháng không thể được đánh giá một cách đơn giản là phản ứng quá nhẹ nhàng và hàm ý dung dưỡng dù Hoa Kì quả thực vẫn tiếp tục cung cấp dầu và các kim loại mà nền công nghiệp quốc phòng của Nhật cần. Joseph Grew, đại sứ Hoa Kì ở Nhật, đã có lí lẽ riêng của mình để biện minh cho phản ứng vừa kể của chính phủ nước ông: “Nếu chúng ta bắt đầu các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nhật, chúng ta sẽ phải áp dụng đến tận cùng, và chỗ tận cùng đó chỉ có thể là chiến tranh…Nếu chúng ta chấm dứt việc cung cấp dầu lửa cho Nhật, và nếu Nhật nhận ra rằng họ không thể kiếm đủ dầu bằng các nguồn thương mại khác để đảm bảo an ninh quốc gia, chắc chắn họ sẽ tung hạm đội đi chinh phục Đông Ấn thuộc Hà Lan…”. . [dẫn theo 7, Tr.98]. Xét theo góc độ về mặt kinh tế chúng ta thấy rằng các nhu yếu phẩm, cao su, thiếc, nicken, crôm, sắt, gỗ, và động lực của chiến tranh hiện đại, dầu hỏa mà Nhật rất cần, tất cả điều đó nằm ở phía Nam, ở Đông Dương, Mã Lai, Philippines và quần đảo Nam Dương. Vì vậy, nếu viễn cảnh này xảy ra, Hoa Kì lúc đó chắc chắn sẽ gần như đơn độc chống chọi với Nhật ở Thái Bình Dương

Quan hệ giữa Mĩ – Nhật rẽ sang khúc quanh mới từ mùa hè năm 1940, khi Nhật công khai bày tỏ tham vọng đối với quần đảo Đông Ấn thuộc Hà Làn và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động mở rộng ảnh hưởng ở Đông Dương, thuộc địa của nước Pháp bại trận, nhằm khóa chặt con đường vận chuyển số hàng hóa ngày càng nhiều mà Hoa Kì cung cấp cho chính phủ Trùng Khánh. Cuối tháng 6.1940, thủ tướng Nhật Yonai công bố các yêu sách: 1) Pháp để cho một phái bộ quân sự Nhật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

vào Bắc Kì; 2) Anh đóng cửa con đường Miến Điện; 3) Chính phủ Hà Lan (đang lưu vong ở Anh) tăng cường đáng kể việc cung cấp hàng hóa (chủ yếu là nguyên, nhiên liệu) từ quần đảo Đông Ấn cho Nhật [7, Tr.98].

Phản ứng của chính phủ Roosevelt vẫn rất dè dặt. Washington lập luận rằng sự chống đối quá quyết liệt từ phía Hoa Kì sẽ tạo cơ hội cho các thế lực hiếu chiến lên cầm quyền ở Nhật. Ngoài ra, việc Anh tiếp tục kìm chân phần lớn quân đội Đức trên lục địa châu Âu và việc Mĩ duy trì sự hiện diện của hạm đội Thái Bình Dương ở quần đảo Hawaii sẽ khiến Nhật không dám đi quá xa.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 11

Vào tháng 7/1940 và mùa xuân 1941, Hoa Kỳ vẫn còn giao xăng nhỏ giọt cho Nhật. Vì họ là người cung cấp chính về xăng có độ octane cao, xe hơi, phi cơ, sắt, thép và đồng, sự cấm vận của Hoa Kỳ buộc người Nhật phản ứng nhanh chóng.

Tuy nhiên sau sự kiện ngày 02/7 khi hội nghị vương triều quyết định thông qua chiến dịch ở phía Nam, 50.000 người đổ bộ vào Đông Dương và biến đất nước này thành xứ bảo hộ của Nhật. Quân Đồng minh đã phản ứng hết sức nhanh chóng. Ngày 24/7, Hoa Kỳ đóng băng tài sản của người Nhật, đế quốc Anh cũng bắt chước thực hiện điều này và Hà Lan thực hiện ngừng tất cả mọi cuộc giao dịch thương mại và tài chính với Nhật. Bắt buộc phải rút cạn trong các kho dự trữ nguyên liệu của mình, mà sự yếu kém có nguy cơ làm cho nó không còn khả năng chiến đấu, tiếp theo là sự tăng cường phong tỏa, Nhật nhận thấy mình nằm trong một tình thế thực sự nguy kịch [1, tr 215].

Ngày 25.7, chính phủ Washington đưa dầu lửa và sắt vụn vào danh sách các mặt hàng bị xem xét cấm vận. Nhưng ngay ngày hôm sau, tổng thống Franklin Roosevelt đã lên tiếng giải thích với giới truyền thông đại chúng rằng ông không có ý định thực hiện “cấm vận” như báo chí loan tin, mà đúng hơn là nới rộng việc xem xét cấp giấy phép đến những mặt hàng như dầu lửa và sắt vụn. Ngày 16.8, trong lúc trò chuyện với bộ trưởng bộ Tài chính Hans Morgenthau, Roosevelt nói: “Trong lúc này, chúng ta không nên gây sức ép quá mức cần thiết lên Nhật, chúng ta có thể đẩy nước này đến chỗ chiếm Đông Ấn thuộc Hà Lan” [7, Tr.99].

Tuy nhiên, người Nhật dường như không thèm quan tâm đến thái độ kiềm chế, mà có lẽ bị họ xem là mềm yếu kể trên của Tổng thống Hoa Kì. Ngày 24.9, Tokyo


đưa quân vào Bắc Kì. Biện pháp trả đũa từ phía Hoa Kì liền được công bố: Ngày 26.9, sắt vụn bị xấm xuất khẩu sang Nhật. Nước này không chịu thua kém, Ngày 27, Hiệp ước ba bên được kí giữa ba nước phe Trục (Đức, Italia và Nhật) công nhận “trật tự mới” mà các nước này sẽ dựng lên ở châu Âu và Đông Á.

Nhà ngoại giao Hans Thomsen nới với Lovell: “Nếu Nhật bước vào cuộc chiến tranh với Mỹ, thì ngay lập tức Đức sẽ hành động theo” (…). Nước Nhật biết rằng trừ khi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đồng ý một số điều khoản hợp lý nào đó về vùng Viễn Đông, Nhật Bản phải đối mặt với hiểm họa bị bóp nghẹt. Nếu Nhật bản chờ đợi, thì Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ tương đối dễ dàng để siết cổ Nhật. Do vậy giờ đây Nhật buộc phải tấn công ngay…[5, tr.174].

Câu trả lời từ phía Hoa Kì là khoản tín dụng 100 triệu USD cho chính phủ Tưởng Giới Thạch được công bố ngay trong ngày Nhật công nhận chính phủ bù nhìn Nam Kinh (30.11.1940). Song song đó, Mĩ phái sang Trung Quốc phi đội mang tên “Cọp Bay” chiến đấu bên cạnh quân đội Trung Quốc. ngày 29.12.1940 tổng thống Franklin Roosevelt tuyên bố Hoa Kỳ trở thành kho vũ khí của nền dân chủ”.

Xem xét trong bối cảnh chung lúc đó, những phản ứng kể trên của chính phủ Washington thực ra có ý nghĩa cảnh báo hơn là trả đũa, vì chiến lược của Hoa Kì về cơ bản vẫn là tìm đủ cách làm chậm tiến trình dẫn đến một cuộc chiến tranh với Nhật trong vùng Thái Bình Dương, trong lúc Hoa Kì đang bận đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Anh ở Bắc Đại Tây Dương. Tháng 3.1941, tổng thống Roosevelt nói với đại sự Nomura rằng “những vấn đề giữa hai nước chúng ta chắc chắn có thể được giải quyết mà không cần đến xung đột vũ trang”[Dẫn theo 7, tr.100]. Tuy nhiên, trong giới cầm quyền ở Nhật Bản lúc bấy giờ phe chủ chiến đang chiếm ưu thế. Một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương vẫn được xúc tiến.

Ngày 13.4.1941, Nhật kí với Liên Xô Hiệp ước Trung lập có giá trị trong 5 năm, theo đó hai nước cam kết giữ trung lập nếu một bên kí kết tham gia chiến tranh chống một nước khác. Xét theo bối cảnh của quan hệ quốc tế lúc đó, “nước khác” đó chỉ có thể là Đức và Hoa Kì [7, Tr.100].

Ngày 24.7.1941, bước đầu của kế hoạch kể trên đã được mang ra thực hiện:


quân Nhật đổ bộ vào miền Nam bán đảo Đông Dương. Vào thời điểm đó cơ quan tình báo của Hải quân Hoa Kì đã tìm ra chìa khóa giải bản mật mã chính của Nhật. Trong chiến dịch có tên gọi “Magic”, người Mĩ thường xuyên thi và giải các bức điện được chuyển bằng mật mã của Nhật. Nhờ vậy, Washington không chỉ biết trước kế hoạch Nhật đưa quân vào Đông Dương, mà còn nắm rõ các bước tiếp theo nhằm vào các thuộc địa của Anh và Hà Lan ở Đông Nam Á.

7

Tuy nhiên, người Nhật sẽ hướng bộ máy chiến tranh của họ vào hướng nào – nam hay bắc – hãy còn là câu hỏi mà người Mĩ chưa tìm ra lời giải. Ngày 25.7, chính phủ Roosevelt trả đũa bằng lệnh cấm vận đối với mọi hàng hóa (kể cả dầu lửa) được vận chuyển từ Hoa Kì đến Nhật, kênh đào Panama được đóng lại đối với mọi tàu Nhật, mọi tài khoản của Nhật ở Mĩ đều bị đóng băng. Điều này có nghĩa là từ nay quan hệ thương mại giữa hai nước coi như thực sự chấm dứt6F . Đối với một đảo quốc Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Vài ngày sau, một phái đoàn Mĩ được phái đến Trùng Khánh với mục đích bàn về việc áp dụng Đạo luật Lend –Lease cho Trung Quốc. Nhưng tại Hội nghị Đại Tây Dương (8.1941), khi Churchill thúc giục Roosevelt đưa ra lời cảnh cảo cứng rắn rằng một cuộc tiến công của Nhật vào thuộc địa Anh và Hà Lan ở Viễn Đông sẽ buộc Hoa Kì “tiến hành những biện pháp trả đũa, ngay cả khi những biện pháp này sẽ gây ra chiến tranh giữa Hoa Kì và Nhật” [dẫn theo 7, tr.102], thì Roosevelt vẫn giữ lập trường rằng: “Cần ráng hết sức ngăn chặn không để bùng phát các hoạt động quân sự chống Nhật” [dẫn theo 7, tr.102].

Ngày 17.8, trong khi tiếp Đại sứ Nhật Nomura ông đã lưu ý rằng nếu Nhật cứ tiếp tục theo đuổi chính sách hay kế hoạch dùng hay đe dọa dùng vũ lực chống các nước láng giềng, “chính phủ Hoa Kì sẽ buộc phải tiến hành ngay lập tức bất kì biện pháp nào cần thiết nhằm bảo vệ quyền và quyền lợi chính đáng của đất nước và

7 Bình luận về các biện pháp kể trên, Douglas Waitley, một nhà nghiên cứu người Mĩ đã viết: “Đây là đòn trả đũa thiếu suy nghĩ và Roosevelt biết rõ như vậy, vì Nhật giờ đây phải chọn: hoặc chiến tranh quyết liệt, hoặc cúi đầu chịu nhục”. Thực vậy, vì cỗ máy chiến tranh Nhật phụ thuộc phần lớn vào việc nhập dầu và các nguyên liệu khác, giới quân phiệt Nhật giờ đứng trước một trong ba lựa chọn: a) từ bỏ chiến tranh xâm lược Trung Quốc; b) xâm lược Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương để tìm kiếm các nguyên, nhiên liệu cần thiết, với cái giá phải trả là một cuộc chiến tranh với Hoa Kì; và c) tìm kiếm một thỏa thuận với Hoa Kì để chấm dứt sự phong tỏa kinh tế. Vừa xem chiến tranh là giải pháp cuối cùng, vừa không ngần ngại viện đến nó, giới cầm quyền Nhật tiếp tục các nỗ lực ngoại giao hướng đến giải pháp thứ 3, trong lúc đẩy mạnh chuẩn bị quân sự. [Dẫn theo 7, tr.101]


công dân Hoa Kì và đảm bảo an ninh Hoa Kì” [dẫn theo 7, tr.102]. Đồng thời Roosevelt còn đưa ra đề nghị nối lại các cuộc đàm phán và thành lập một chương trình hỗ trợ kinh tế cho vùng Thái Bình Dương, nếu Nhật sẵn sàng “đình chỉ các hoạt động bành trướng…và khởi sự một kế hoạch hòa bình cho vùng Thái Bình Dương” [dẫn theo 7, tr.102].

Phản ứng từ phía Nhật: ngày 28.8 là lời đề nghị về một cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật hoàng thần Konoye và thổng thống Hoa Kì Franklin Roosevelt. Bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull đã yêu cầu Tokyo làm rõ trước những nhân nhượng mà Nhật có thể đưa ra vì ông cho rằng Konoye không thể vận động sự ủng hộ của phe chủ chiến cho một chương trình đàm phán có thể chấp nhận được đối với Hoa Kì và lo lắng thất bại của cuộc gặp sẽ bị phía Nhật khai thác như một phương tiện tuyên truyền nhằm trút trách nhiệm lên Hoa Kì.

Tuy nhiên, người Nhật muốn được công nhận “trật tự mới” tại Á châu. Nomura cố thuyết phục Hoa Kỳ chấp nhận một số yêu sách cơ bản, chẳng hạn như quyền thống trị của Nhật ở Trung Hoa, sự giải ngân các tài sản của Nhật, bình thường hóa trở lại những cuộc trao đổi giữa hai nước và sự trợ giúp của Hoa Kỳ để có được các nguyên liệu. Về điều này, người Mỹ trả lời rằng họ sẵn sàng nối lại các quan hệ thương mại với Nhật với điều kiện là nước này trước tiên phải chấp nhận rút khỏi toàn bộ Trung Hoa và Đông Dương, rằng Nhật tôn trọng, trong tương lai, sự toàn vẹn lãnh thổi của Trung Hoa và nguyên tắc bình đẳng về các quyền lợi về mặt kinh tế trong xứ này và rằng Nhật kể từ nay không can dự vào việc thay đổi, vì lợi ích của mình, tình hình đã được thiết lập ở Viễn Đông [1, Tr. 216].

Lập trường của Nhật và Mỹ không thể dung hòa. Về phía Nhật Bản: Quân đội Nhật không hề có ý định từ bỏ những cuộc chinh phục Trung Hoa, cũng không hề xét lại quan điểm do mình đưa ra về vai trò của Nhật ở Á châu. Vì trong cuộc họp tối cao diễn ra ngày 6-9-1941 tại Tokyo với sự hiện diện của Nhật hoàng Hirohito đã quyết định rằng “nếu vào đầu tháng 10, những đòi hỏi của chúng ta không mong gì được đáp ứng...,chúng ta sẽ tự đặt trong tư thái cho phép chúng ta sẵn sàng lâm chiến chống Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan. Những đòi hỏi tối thiếu đó là đóng cửa con đường Miến Điện, chấm dứt giúp đỡ chế độ Tưởng Giới Thạch, ngừng tăng cường


lực lượng Mĩ ở Thái Bình Dương, tái lập quan hệ thương mại bình thường. Bù lại, Nhật Bản sẽ không sử dụng Đông Dương như bàn đạp bành trướng xuống phía Nam, tôn trọng Hiệp ước trung lập đã kí với Liên Xô và hứa sẽ rút khỏi Đông Dương sau khi chiến tranh chấm dứt . Còn về phía Hoa Kỳ, họ không muốn một Munich ở châu Á hoàn toàn hy sinh Trung Hoa. Nó không thể chấp nhận một thỏa ước để cho Nhật có được thành quả của những cuộc xâm lược, cũng không chịu khuất phục trước một “Trật tự mới” ở châu Á. Lúc đó Konoye yêu cầu diện kiến Tổng thống Roosevelt, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ từ lâu cũng đã từ chối rằng người ta sẽ không bắt ông theo những đề nghị mới [1, Tr. 216] .

Ngày 18/10, khi thất bại trong việc đám phán chính phủ Konoye sụp đổ, chính Tướng Tojo trở thành Thủ tướng. Ngày 17/11, một lần nữa ông ta điều một Đặc phái viên, Saburo Kurusu, để đạt được thỏa ước của Hoa Kỳ về các yêu sách của Nhật nhưng không đạt được kết quả gì. Trong khi các cuộc trao đổi tiếp diễn không thành công ở Washington, quân Nhật bắt đầu khởi động các kế hoạch chiến tranh.

Ngày 20.11, Saburo Kurusu đã trao cho Mĩ kế hoạch đàm phán B bao gồm một số đề nghị như sau: 1) Không một chính phủ nào được đưa quân vào Đông Nam Á hay vùng Nam Thái Bình Dương, ngoại trừ Đông Dương; (2) hai chính phủ cùng cộng tác khai thác các vật liệu cần thiết ở Đông Ấn thuộc Hà Lan; (3) Quan hệ thương mại sẽ được phục hồi như trước lúc các tài khoản bị đóng băng, Hoa Kì sẽ cung cấp cho Nhật số dầu cần thiết; (4) chính phủ Hoa Kì “không việc đến các biện pháp hay hoạt động có hại đến nỗ lực phục hồi hòa bình toàn diện giữa Nhật và Trung Quốc”; (5) Nhật di chuyển số quân đang đóng ở miền Nam Đông Dương trở ra miền bắc sau khi đạt được một thỏa thuận với Mĩ và sẽ rút toàn bộ quân khỏi Đông Dương sau khi đã kí hòa ước với Trung Quốc, “hoặc sau khi một nền hòa bình hợp lí được thiết lập trong vùng Thái Bình Dương” [dẫn theo 7, tr.104].

Về phần mình, ngày 26.11, bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull đã trao cho các đại diện của Nhật một danh sác gồm 10 đề nghị có nội dung được tóm gọn như sau: một hiệp ước bất tương xâm nhiều bên gồm Anh, Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Liên Xô, Thái Lan và Hoa Kì; Nhật rút toàn bộ lực lượng hải, lục, không quân và cảnh


sát khỏi Trung Quốc và Đông Dương; Nhật không ủng một chế độ hay một chính phủ khác ở Trung Quốc, ngoại trừ chế độ Tưởng Giới Thạch, Nhật từ bỏ Hiệp ước ba bên. Đổi lại, Nhật sẽ được hưởng một số thuận lợi về kinh tế, như: các tài khoản của Nhật ở Mĩ được giải toản; một thương ước sẽ được hai bên kí trên cơ sở quy chế tối huệ quốc; tỉ lệ dollar – yên được ổn định; Mĩ giảm thiếu các rào cản thương mại và chấp nhận nhượng đáng kể khác về kinh tế.

Như vậy, lập trường của hai bên tại bàn đàm phán là hoàn toàn xung khắc và do đó, khó có thể được dung hòa. Một ngày sau khi trao đổi cho Nhật đề nghị nêu trên, Hull nói với Henry Stimson: “Tôi đã làm xong phần việc của mình, bây giờ là lúc công việc chuyển vào tay ông và Knox, Lục quân và Hải quân” [dẫn theo 7, tr105].

Ngày 24 tháng 11 năm 1941 Luân Đôn loan báo, nếu Nhật tấn công Hoa Kỳ thì Anh quốc sẽ chiến đấu bên cạnh Hoa Kỳ. Ngày 26-11-1941, chính phủ Mỹ gửi cho Phái đoàn Nhật tại Washington một đề nghị như sau:

Nếu Nhật Bản:

1/ - Công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ Đông Dương

2/- Rút hết quân đội ra khỏi Đông Dương và Trung Hoa

3/ - Bỏ rơi chính phủ Uông Tinh Vệ (Wang Chinh Wei) và công nhận chính phủ Tưởng Giới Thạch

Thì Hoa Kỳ sẽ:

1/ - Hủy bỏ lệnh giới hạn xuất cảng nguyên liệu và nhiên liệu sang Nhật 2/ - Ký với Nhật những thương ước theo lời yêu cầu của Nhật.

3/ - Giúp đỡ Nhật trong việc ổn định tiền tệ [17, tr.65-66].

Ngoài ra Hoa Kỳ còn đề nghị Tokyo và Washington cùng ký vào một bản tuyên ngôn chung nhìn những nguyên tác bất tương xâm và cộng tác với nhau để giải quyết mọi việc quốc tế, quyền bình đẳng trong vùng Thái Bình Dương. Đề nghị của Hoa Kỳ như lời khước từ đối với phái quân phiệt Nhật. Tình hình lại càng trở nên căng thẳng. Chiến tranh như sắp bùng nổ.

Trong khi ấy Nhật đã hoàn toàn kiểm soát chặt chẽ toàn thể Đông Dương và đang chuyển quân tới vùng này để chuẩn bị cho một cuộc phiêu lưu mới.. Cuối

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí