Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Đối Tượng Đến Việc Chọn Nghề Của Hs


quyết định lựa chọn trường, ngành, nghề sau tốt nghiệp THPT của các em so với tầm ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS từ thầy cô là 52% và chuyên gia, tư vấn viên là 49,9% (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các đối tượng đến việc chọn nghề của HS



STT


ĐỐI TƯỢNG ẢNH HƯỞNG

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Không

ảnh hưởng

Ảnh hưởng ít

Tương

đối ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

1

Gia đình

SL

27

417

932

652

338

%

1,1

17,6

39,4

27,6

14,3

2

Thầy Cô

SL

34

1102

1018

158

54

%

1,4

46,6

43,0

6,7

2,3

3

Chuyên gia tư vấn, tư vấn viên

SL

83

1103

1096

62

22

%

3,5

46,6

46,3

2,6

0,9

4

Bạn bè

SL

54

1378

838

38

58

%

3,6

54,0

37,3

4,1

0,9


5

Các phương tiện

thông tin đại chúng

SL

41

1080

484

675

86

%

1,7

45,6

20,5

28,5

3,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 13

Tính đến thời điểm thực hiện khảo sát, kết quả trên cho thấy tác động từ gia đình đến dự định chọn nghề của HS là rất lớn, gia đình đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho các em HS nhưng cũng không loại trừ nguyên do công tác TVHN của nhà trường còn nhiều bất cập. Có thể nhận biết bất cập này thông qua đội ngũ GV, chuyên gia, tư vấn viên làm công tác TVHN chưa phát huy đúng mức vai trò tư vấn đối với HS, dẫn đến kết quả TVHN cho HS không được như mong đợi của các em và điều này có thể làm ảnh hưởng rất nhiều định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT.

Nội dung TVHN mà HS đang quan tâm và cần được tư vấn

Trong số 09 nội dung có liên quan cần được tư vấn khi chọn nghề, HS quan tâm nhiều nhất đến những nội dung sau:


- Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục theo đuổi nghề đã chọn (với 2275 lượt chọn, chiếm 99,7%).

- Sự phù hợp với nghề (2106 lượt chọn, chiếm 92,3%).

- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của HS theo các chỉ số: hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề; thích học nghề và học tốt những môn có liên quan đến nghề mình thích... (với 2089 lượt chọn, chiếm 91,6%); Và các em mong muốn được tư vấn “Cách tự xác định nghề của bản thân theo

3 chỉ số cơ bản: 1) Hứng thú với nghề, 2) Có năng lực làm việc với nghề, 3) Đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của hoạt động nghề nghiệp (với 1793 lượt chọn, chiếm 78,6%).

Mức độ hài lòng của HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT

Đánh giá mức độ hài lòng của 2366 HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT miền Đông Nam Bộ trong thời gian qua, kết quả là: tỉ lệ HS “ít hài lòng” với những hoạt động TVHN của nhà trường chiếm 61,4%. Chỉ có 1/3 HS (chiếm 35%) đánh giá ở mức độ “tương đối hài lòng” cho đến “rất hài lòng”, thể hiện rõ qua hình 2.1:


3% 1.3%

3.6%

30.7%

61.4%

Không hài lòng Ít hài lòng

Tương đối hài lòng Hài lòng

Rất hài lòng


Hình 2.1. Mức độ hài lòng của HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT miền Đông Nam Bộ

Theo nhận xét của HS trường THPT Ngọc Lâm, THPT Vĩnh Cửu, THPT Phước Thiền, tỉnh Đồng Nai: Hầu như các trường CĐ, ĐH khi đến TVHN chủ yếu là


“quảng cáo”, giới thiệu về các ngành học, quy mô, hình thức đào tạo là chính, chưa thu hút nhiều HS tham gia, nội dung tư vấn chưa phong phú, chưa đưa ra các thông số thông tin thiết thực đóng vai trò định hướng nghề nghiệp cho người học. Trò chuyện với HS trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Phú Mỹ, các thông tin được rõ thêm: Đa phần các buổi tư vấn của riêng nhà trường thiên về phổ biến thông tin, quy chế kỳ thi THPT Quốc gia các năm trước và những điều thí sinh cần biết, phương thức thi tuyển, xét tuyển của các trường CĐ, ĐH hay bí quyết học tập và thi đạt hiệu quả. Phần lớn HS phải tự mò mẫm, tự tìm kiếm thông tin về về đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề là chính.

2.3.1.3. Mức độ và kết quả thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Căn cứ vào chương trình GDHN của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào các chủ đề về hoạt động TVHN ở các trường THPT đồng thời qua trao đổi với nhà quản lí của các trường THPT miền Đông Nam Bộ, tác giả luận án đã xác định nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình TVHN cho các nhóm đối tượng cần đo về mức độ thực hiện (theo 5 mức: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ) và kết quả thực hiện (theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém).

Kết quả qua trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và HS thuộc 20 THPT miền Đông Nam Bộ được ghi nhận như sau:

Về mô hình TVHN: Mức độ thực hiện các nội dung có ĐTB chung nằm trong ngưỡng từ 3,13 đến 3,40 tương đương mức “trung bình” và kết quả thực hiện các nội dung có ĐTB chung nằm trong ngưỡng 2,17 đến 2,27 tương đương mức “yếu”. Sở dĩ có tình trạng trên là do mô hình tổ chức TVHN trong nhà trường đòi hỏi sự liên kết giữa nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nhau dưới sự chỉ đạo về chủ trương đường lối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quan sát, chỉ có 02/20 trường được chọn có triển khai mô hình phòng TVHN để hỗ trợ và can thiệp giúp đỡ khi HS gặp phải khó khăn về tâm lí trong học tập, cuộc sống. Dưới đây là tổng hợp đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ và kết quả thực hiện mô hình hoạt động TVHN (Xem bảng 2.7):


Bảng 2.7. Mức độ và kết quả thực hiện mô hình hoạt động TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ



TT


Mô hình hoạt động TVHN

Đối tượng

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

TVHN là một thành tố tích cực

và sống động của tư vấn học đường

CBQL

và GV

3,40

0,59

1

2,27

0,55

1

HS

3,13

0,57

3

2,20

0,46

1


2

TVHN đứng độc lập trong tổng thể hệ thống tham vấn

học đường ở các nhà trường

CBQL

và GV

3,39

0,61

2

2,17

0,52

3

HS

3,21

0,58

1

2,17

0,41

2

3

Tổ tư vấn nghề trong nhà

trường THPT

CBQL

và GV

3,34

0,87

3

2,23

0,50

2

Về nhiệm vụ TVHN: Có 02/04 nhiệm vụ TVHN được thực hiện “thường xuyên” ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ. Trong đó, nhiệm vụ: Động viên HS tự giác giáo dục, tự tu dưỡng và tự đánh giá bằng kiểm tra định kì và có hệ thống hoạt động của các em nhằm đạt tới mục đích đã đề ra vừa được đánh giá là thực hiện thường xuyên nhất ở cả CBQL, GV (ĐTB: 3,80; TH: 1) và HS (ĐTB: 3,57; TH:1), vừa đạt hiệu quả tốt ở các trường THPT (ĐTB: 3,62 đối với CBQL, GV và 3,69 đối với HS). 2 nhiệm vụ còn lại là đối chiếu mức độ sẵn sàng về tâm lí và thực tế đối với yêu cầu của nghề định chọn và chỉ cho HS đường “bù” những phẩm chất nhân cách quan trọng còn thiếu chỉ được đánh giá “thỉnh thoảng” thực hiện tại các trường (ĐTB lần lượt là 3,23; 3,18 đối với CBQL, GV và 3,06; 3,14 đối với HS), và cũng không được đánh giá cao kết quả thực hiện các nhiệm vụ này (ĐTB lần lượt là 3,10; 3,16 đối với CBQL, GV và 3,09; 3, 2 đối với HS).

Tóm lại, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nhiệm vụ TVHN ở trường THPT chỉ tập trung vào một đến hai nhiệm vụ chính được thực hiện thường xuyên, bài bản, hiệu quả, còn lại các nhiệm vụ khác thỉnh thoảng mới diễn ra và kết quả thực hiện tương đối “thấp”. Điều này được minh chứng qua số liệu ở bảng 2.8.


Bảng 2.8. Mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ


TT


Nhiệm vụ TVHN

Đối tượng

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Nghiên cứu toàn diện nhân cách HS

CBQL

và GV

3,77

0,46

2

3,75

0,47

1

HS

3,53

0,50

2

3,66

0,47

1


2

Đối chiếu mức độ sẵn sàng về tâm lí và thực tế đối với yêu cầu

của nghề định chọn

CBQL

và GV

3,23

0,58

3

3,10

0,57

4

HS

3,06

0,58

4

3,09

0,66

4


3

Chỉ cho HS đường “bù” những phẩm chất nhân cách quan

trọng còn thiếu

CBQL

và GV

3,18

0,55

4

3,16

0,54

3

HS

3,14

0,65

3

3 02

0,62

3


4

Động viên HS tự giác giáo dục, tự tu dưỡng và tự đánh giá bằng kiểm tra định kì và có hệ thống hoạt động của các em nhằm đạt

tới mục đích đã đề ra

CBQL

và GV

3,80

0,45

1

3,62

0,58

2


HS


3,57


0,49


1


3,69


0,46


2

Về nội dung TVHN: Hầu hết 4/5 nội dung TVHN đều được các trường tổ chức thực hiện. Độ lệch chuẩn trong ý kiến đánh giá của CBQL, GV là 0,52 và của HS là 0,55 cho thấy có sự đồng nhất cao trong ý kiến trả lời của đối tượng được trưng cầu ý kiến về mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện các nội dung TVHN. Riêng đối với nội dung “Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục theo đuổi nghề đã chọn”, CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện nội dung này ở mức độ cao nhất (xếp hạng 1), ngược lại HS lại đánh giá ở thứ hạng thấp nhất (xếp hạng 5). Qua trao đổi, phỏng vấn và tìm hiểu thực tế cho thấy hàng năm các trường THPT đều có tổ chức các nội dung hướng nghiệp cho HS, nhưng đội ngũ GV đa phần là “kiêm nhiệm”, ít được tập huấn cũng như chưa được đào tạo kĩ năng TVHN chuyên sâu nên nội dung TVHN chỉ “dừng lại” ở mức “động viên”, “giới thiệu với HS về thế


giới nghề nghiệp”, “tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của HS” là chính. Đây cũng là lí do của việc “đo đạc các chỉ số tâm lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn” hầu như không diễn ra ở các trường (xếp hạng 5/5), bởi việc tổ chức nội dung này tốn kém rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện. Điều này được minh chứng qua bảng 2.9 như dưới đây.

Bảng 2.9. Mức độ và kết quả thực hiện nội dung TVHN cho HS ở các trườngTHPT miền Đông Nam Bộ


TT


Nội dung TVHN

Đối tượng

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1.

Giới thiệu với HS về thế giới nghề nghiệp; Sự phù hợp nghề và cách tự xác định nghề của

bản thân

CBQL

và GV

3,80

0,53

4

3,86

0,60

3

HS

3,63

0,48

3

3,40

0,55

2


2

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của HS theo các chỉ

số

CBQL

và GV

3,91

0,46

3

3,78

0,55

4

HS

3,56

0,55

4

3,54

0,56

1


3

Đo đạc các chỉ số tâm lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan

đến nghề định chọn

CBQL

và GV

2,68

0,65

5

2,60

0,64

5

HS

3,23

0,49

5

3,15

0,51

4


4

Theo dõi các bước phát triển, sự phù hợp nghề của HS qua quá trình hoạt động lao động,

kết quả học tập ở trường

CBQL

và GV

4,04

0,50

2

3,94

0,42

2

HS

3,69

0,46

2

3,17

0,54

3


5

Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp

tục theo đuổi nghề đã chọn

CBQL

và GV

4,11

0,56

1

4,02

0,55

1

HS

3,74

0,53

1

3,10

0,57

5

Về phương pháp TVHN: 20 trường THPT được điều tra có khuynh hướng sử dụng phương pháp “mạn đàm trao đổi” trong việc đánh giá những đặc điểm, phẩm chất tâm lí của cá nhân, so sánh kết quả của chúng với các yêu cầu của nghề nghiệp (ĐTB 3,67 đối với CBQL, GV và 3,63 đối với HS). Rõ ràng, đây là phương pháp mà CBQL dễ dàng thu thập thông tin nhiều mặt của HS hoặc nhóm thông qua các buổi


sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, qua đó đưa ra những chỉ dẫn khoa học giúp cho cá nhân lựa chọn được nghề phù hợp. Tuy nhiên, kết quả thực hiện phương pháp này được CBQL và GV đánh giá thấp hơn (ĐTB: 3,06; TH: 3) so với phương pháp điều tra (ĐTB: 3,88; TH: 1). Theo CBQL và GV, phương pháp này sẽ giúp nhà trường xác định được xu hướng, nguyện vọng, động cơ, định hướng giá trị của HS đối với một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể nào đó để làm cơ sở cho tư vấn nghề nghiệp. Các phương pháp Test (trắc nghiệm); sử dụng dụng cụ máy móc và phương pháp nghiên cứu tiểu sử “thỉnh thoảng” hoặc “hiếm khi” (ĐTB từ 2,15 đến 3,27) thực hiện. Trên thực tế, nếu kết hợp được các phương pháp nói trên thì sẽ mang lại nhiều thông tin với độ tin cậy tương đối cao, nhưng thực tế, hiếm có trường THPT nào có thể tổ chức thực hiện tất cả các phương pháp vừa nêu (Xem bảng 2.10).

Bảng 2.10. Mức độ và kết quả thực hiện phương pháp TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ

TT

Phương pháp TVHN

Đối

tượng

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Phương pháp Test (trắc nghiệm)

CBQL

và GV

3,04

0,58

4

3,01

0,75

4

HS

3,03

0,69

3

2,10

0,48

5


2


Sử dụng dụng cụ máy móc

CBQL

và GV

3,02

0,55

5

3,23

0,54

2

HS

3,21

0,58

2

2,38

0,65

4


3

Phương pháp điều tra

CBQL

và GV

4,01

0,69

1

3,88

0,66

1

HS

2,97

0,66

4

3,49

0,60

1


4

Phương pháp mạn đàm, trao đổi

CBQL

và GV

3,67

0,54

2

3,06

0,70

3

HS

3,43

0,59

1

2,46

0,67

3


5

Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

CBQL

và GV

3,27

0,71

3

2,94

0,68

5

HS

2,15

0,40

5

2,52

0,68

2

Về hình thức TVHN: Ở mức độ thường xuyên nhất, là hình thức: Các thầy/cô lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy môn cơ bản (ĐTB 4,00 đối với CBQL,


GV và 4,25 đối với HS). Hình thức này cũng được CBQL, GV đánh giá đạt kết quả thực hiện cao nhất (ĐTB: 4,12; TH: 1) trong khi đó HS lại đánh giá hình thức đó đứng hạng gần cuối (7/8) và chỉ nằm mức ĐTB 2,15 (Xem bảng 2.11).

Bảng 2.11. Mức độ và kết quả thực hiện hình thức TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ


TT


Hình thức TVHN

Đối tượng

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình; điện thoại

CBQL

và GV

2,58

0,66

5

3,04

0,58

4

HS

2,44

0,51

5

2,35

0,58

6


2

Các nhà chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm

HS tại phòng tư vấn

CBQL

và GV

2,40

0,58

6

3,02

0,55

5

HS

2,26

0,57

7

3,64

0,50

2


3

Tổ chức các buổi hội thảo với HS theo quy mô nhỏ (từ 10-20

HS)

CBQL

và GV

2,90

0,67

4

2,70

0,56

8

HS

3,69

0,46

2

2,45

0,70

5


4

Học tập, tham quan thực tế tại

các trường CĐ, ĐH, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy

CBQL

và GV

2,98

0,59

3

3,65

0,55

2

HS

2,38

0,66

6

3, 51

0,54

4


5

Được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình học

phổ thông

CBQL

và GV

3,14

0,75

2

3,31

0,63

3

HS

3,57

0,50

3

3,93

0,39

1


6

Các thầy/cô lồng ghép giáo dục

nghề trong quá trình dạy môn cơ bản

CBQL

và GV

4,25

0,71

1

4,12

0,67

1

HS

4,00

0,48

1

2,15

0,51

7


7

Tổ chức cho HS nghe những người đang làm các ngành nghề

nói về công việc của họ

CBQL

và GV

2,28

0,54

8

2,81

0,74

6

HS

2,17

0,52

8

3,53

0,54

3


8

Các nhà chuyên môn làm việc với phụ huynh

CBQL

và GV

2,39

0,61

7

2,74

0,68

7

HS

2,49

0,61

4

2,13

0,51

8

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí