Mức Độ Và Kết Quả Thực Hiện Việc Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Tvhn Cho Hs Ở Các Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ


trường chỉ chú ý hiệu quả đào tạo chuyên môn mà ít tập trung cho mảng TVHN. Vì vậy, nhà quản lí cũng thiếu sâu sát, thiếu sự đầu tư trong việc chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch TVHN cho phù hợp tình hình thực tế khi thực hiện và cũng không xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hoạt động TVHN để đạt kết quả tốt hơn ở những năm tiếp theo nên việc chỉ đạo thực hiện các hình thức TVHN gây được sự hứng thú cho HS, điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa các GVCN, GVBM và GVGDKT để đạt hiệu quả GDHN được đánh giá ở mức thấp (ĐTB: 2,77; TH: 8). Đặc biệt, công tác thu thập và xử lí thông tin TVHN cũng được rất ít trường thực hiện với ĐTB: 2,68; TH: 9. Trong thực tế vì hầu hết ban lãnh đạo các trường đều chú trọng và đầu tư cho các lĩnh vực: giảng dạy, tài chính, cơ sở vật chất… để nâng cao hoạt động chuyên môn. Vì vậy, khi thiếu đi sự đôn đốc, khích lệ động viên từ người đứng đầu nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ TVHN thì kết quả đạt được cũng không thể đánh giá cao. Nội dung “Khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ TVHN (ĐTB: 2,83; TH: 7) được GV tham gia TVHN đánh giá rằng họ cũng ít nhận được sự quan tâm, khuyến khích từ lãnh đạo nhà trường. GV cho rằng bản thân được phân công nội dung nào sẽ tự tìm hiểu và thực hiện theo lịch phân công của nhà trường, còn lãnh đạo nhà trường nhìn nhận rằng vì đây là công việc phân công “thêm” bên cạnh công tác giảng dạy của GV nên không yêu cầu nhiều. Bên cạnh đó, nội dung “Đôn đốc thực hiện các chế độ chính sách cho GV tham gia hoạt động TVHN: đãi ngộ, khen thưởng (quy chế chi tiêu nội bộ” tuy xếp thứ hạng 3 nhưng có kết quả thực hiện còn “khiêm tốn” (ĐTB: 3,28). Thiết nghĩ, nếu nội dung này có kết quả thực hiện tốt thì đội ngũ TVHN có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ TVHN được phân công, vì bản thân những người làm công tác này không được nhận được bất cứ chế độ đãi ngộ nào thì cũng khó đòi hỏi từ họ sự chuyên tâm TVHN cho HS. Nói cách khác, hiệu trưởng chưa hỗ trợ và tạo động lực cho các tác nhân tham gia TVHN, đồng thời khuyến khích mọi người phát huy cao độ cũng như chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác TVHN. Không ít CBQL và GV vẫn còn tư tưởng xem nhẹ hoạt động TVHN so với các bộ môn văn hóa nên chưa dành sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Sau đây là một ý kiến trả lời phỏng vấn minh chứng cho nhận định trên:

- Với tư cách người chỉ đạo trực tiếp hoạt động TVHN, thầy V.S - Trường THPT Xuân Lộc đề xuất ý kiến: “GV trường chúng tôi còn thiếu kiến thức, kĩ năng về


TVHN, nên tôi mong muốn đưa nghiệp vụ TVHN vào chương trình đào tạo GV để đảm bảo đạt được tính khả thi, hiệu quả và bền vững của hoạt động này”.

- Theo Thầy T.T, trường THPT Ngô Quyền: Mặc dù đã có chủ trương đưa TVHN vào trong trường học, cho chủ trương nhưng không cho biên chế, chưa có chính sách về tiền lương cho đội ngũ tư vấn và kinh phí phụ cấp kiêm nhiệm cho đội ngũ quản lí công tác này. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạt động TVHN không được xem trọng và đầu tư đúng mức, chưa kể đến các thiết bị kĩ thuật, phương tiện, đồ dùng dạy học cho hoạt động TVHN vừa thiếu, vừa lạc hậu.

Tóm lại, chức năng chỉ đạo thực hiện hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được diễn tiến khá bài bản, nhưng vì đây là hoạt động quen thuộc nằm trong quy định nên các trường thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm. Trong quá trình vận dụng các nội dung thể hiện chức năng này còn thiếu sáng tạo, ít chú trọng đến việc thay đổi, xây dựng một quy trình chỉ đạo thực hiện TVHN một cách khoa học hơn, hiệu quả hơn. Các trường phổ thông hiện nay không có biên chế chính thức làm công tác TVHN nên HS và GV không có được sự trợ giúp cần thiết về chuyên môn. Các chuyên gia/đội ngũ làm tư vấn không được đào tạo bài bản. Sự tư vấn cho HS chỉ theo bản năng và kinh nghiệm cá nhân nên nội dung TVHN không có chiều sâu, hiệu quả thấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho kết quả TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ hiện nay chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN

Kiểm tra đánh giá là một chức năng của quản lí đồng thời là cơ sở thông tin, phản hồi để thực hiện các điều chỉnh cần thiết về TVHN. Kết quả trưng cầu ý kiến các nội dung trong kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được tổng hợp trong bảng 2.18.


Bảng 2.18. Mức độ và kết quả thực hiện việc kiểm tra đánh giá hoạt động TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ


TT


Nội dung thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá TVHN

2,60

0,49

4

2,15

0,35

8

2

Đo lường kết quả thực hiện TVHN theo tiêu

chuẩn đánh giá

2,30

0,46

6

2,80

0,46

2

3

Điều chỉnh những sai lệch nhằm làm cho toàn

bộ hệ thống đạt mục tiêu đã xác định

2,20

0,70

7

2,54

0,82

6


4

Giám sát, thẩm định việc thực hiện kế hoạch, chương trình TVHN theo từng năm, học kì,

tháng


2,71


0,73


3


2,76


0,42


3

5

Giám sát hoạt động của GVCN, GVBM,

GVGDKT, CBĐTN trong TVHN ở Trường

2,72

0,45

2

2,15

0,66

7


6

Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách

cho đội ngũ GV, CBQL tham gia hoạt động TVHN


2,14


0,37


8


2,64


0,78


4


7

Giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng và

bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV tham gia hoạt động TVHN


2,49


0,50


5


2,63


0,56


5


8

Giám sát, báo cáo đầy đủ và kịp thời hoạt động GDHN, TVHN của nhà trường về tình hình phân luồng HS sau tốt nghiệp THPT năm trước và đề ra nhiệm vụ TVHN cho năm

sau


3,03


0,54


1


4,02


0,36


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 16

Số liệu từ bảng 2.18 cho thấy:

Nội dung “Giám sát, báo cáo đầy đủ và kịp thời hoạt động GDHN, TVHN của nhà trường về tình hình phân luồng HS sau tốt nghiệp THPT năm trước và đề ra nhiệm vụ TVHN cho năm sau” có kết quả thực hiện khá tốt (ĐTB: 4,02; TH: 1). Còn có trường thống kê số lượng HS theo học tại các trường ĐH-CĐ hay các ngành nghề HS đang theo học thông qua mạng xã hội như trường THPT Chu Văn An, THPT Xuân Lộc.

7/8 nội dung kiểm tra, đánh giá còn lại đều có mức độ thực hiện (ĐTB trong khoảng từ 2,72 đến 3,03 và kết quả thực hiện ĐTB trong khoảng từ 2,15 đến 2,80) rất thấp. Qua trưng cầu ý kiến kết hợp với việc trao đổi, phỏng vấn các trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Bình Phú đã phản ánh thực trạng kiểm tra, đánh giá các nội dung này chỉ mang tính hình thức, đối phó. Đặc biệt công tác


xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả TVHN cho HS ở các khối, lớp hầu hết đều rơi vào tình trạng có cũng như không, rất chung chung, và thường lặp đi lặp lại, ít có sự thay đổi. Đáng nói là hầu hết các trường được trưng cầu ý kiến không có kế hoạch kiểm tra, không có tiêu chí đánh giá riêng cho công tác TVHN mà tất cả những nội dung này chỉ được lồng ghép sơ sài trong kế hoạch kiểm tra nội bộ chung của nhà trường. “Một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động TVHN chưa mang lại hiệu quả thiết thực là do thiếu sự chỉ đạo về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN của ban lãnh đạo nhà trường” – Cô T.T, GV trường THPT Bình Phú thẳng thắn nói. Còn theo Cô N.V, Trường THPT Bình An cho biết: “Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN của nhà trường chưa được chặt chẽ, chủ yếu là thực hiện đúng theo quy định, nhà trường chưa tổ chức tiến hành kiểm tra, đánh giá định kì và nhận thức về vai trò của hoạt động TVHN”. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không tiến hành đo lường kết quả thực hiện TVHN hay điều chỉnh những sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã xác định (ĐTB lần lượt là 2,30 và 2,20), dẫn đến kết quả TVHN các trường chưa đạt được mục tiêu đề ra. Thầy V.H., Trường THPT Nguyễn Trãi nhận định: “Hiệu trưởng có chỉ đạo, nhưng chưa theo dõi sát sao việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này”.

Kiểm tra, đánh giá trong TVHN là biện pháp để đảm bảo những hoạt động TVHN được thực hiện có phù hợp với các mục tiêu đã định. Thế nhưng, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ chưa đạt hiệu quả cao, nhiều nội dung còn bị buông lỏng, chưa được áp dụng một cách triệt để, đồng bộ. Như vậy có thể kết luận rằng, thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng còn yếu, đây là một đặc thù của quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT miền Đông Nam Bộ.

2.3.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí hoạt động TVHN, phiếu trưng cầu ý kiến đã được xây dưng và được tổ chức trưng cầu ý kiến 497 CBQL, GV và 2863 HS của 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ. Kết quả mức độ ảnh hưởng được ghi nhận như trong bảng 2.19.


Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ

TT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

TH


1

Nhận thức của hiệu trưởng, CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng về hoạt động TVHN

CBQL

và GV

4,19

0,40

6

HS

3,82

0,47

8


2

Năng lực TVHN của GVCN, GVBM, GVGDKT và CBĐTN

CBQL

và GV

4,20

0,58

4

HS

4,25

0,61

2


3

Sự chỉ đạo việc phối hợp giữa CBQL, GV và HS hoạt động TVHN của hiệu trưởng

CBQL

và GV

4,23

0,60

3

HS

3,99

0,46

6


4


Cơ chế chính sách của trường về TVHN

CBQL

và GV

4,20

0,59

4

HS

4,08

0,35

5


5

Cơ sở vật chất và điều kiện tài chính của trường dành cho hoạt động TVHN

CBQL

và GV

4,14

0,46

7

HS

4,10

0,36

4


6


Kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN

CBQL

và GV

4,12

0,45

8

HS

3,90

0,42

7


7


Xu hướng lựa chọn nghề của HS

CBQL

và GV

4,62

0,48

1

HS

4,40

0,53

1


8


Xu hướng nghề nghiệp

CBQL

và GV

4,25

0,56

2

HS

4,14

0,40

3

Phân tích số liệu về các yếu tố ảnh hưởng như trong bảng 2.19 cho thấy:


Tất cả 08 yếu tố được đề cập đều mức độ từ ảnh hưởng cho đến rất ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN ở các trường THPT, thể hiện qua mức điểm trung bình cao nhất là 4,62 và thấp nhất là là 3,28. Số ý kiến được cho là không ảnh hưởng, ít ảnh hưởng chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể. Trong đó, yếu tố nhận được sự đồng tình cao nhất của 2 nhóm đối tượng khảo sát là: “Xu hướng lựa chọn nghề của HS” (ĐTB: 4,62 đối với CBQL và 4,40 đối với HS). Có thể thấy, HS cũng đã nhận thức được chọn nghề nghiệp phù hợp với với năng lực, sở thích bản thân là ưu tiên hàng đầu của các em sau khi tốt nghiệp THPT. Trao đổi với nhóm HS các trường THPT tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phần đông các em có xu hướng chọn nghề theo trình độ đào tạo (thi tuyển vào các trường CĐ, ĐH hay TCCN). HS tin rằng việc học tiếp lên THPT sẽ mang đến cho các em nhiều cơ hội hơn. Một số HS chia sẻ, các em không hình dung được hướng phát triển cụ thể của bản thân sau khi học nghề, thế nên, việc học tiếp lên bậc THPT dường như là lựa chọn an toàn hơn. Ngoài ra, các em còn chịu sức ép từ các bậc cha mẹ với quan niệm truyền thống đích đến cuối cùng phải là cánh cửa đại học.

Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát ở bảng 2.19 đã chỉ ra rằng yếu tố “năng lực TVHN của GVCN, GVBM, GVGDKT và CBĐTN” cũng rất ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động TVHN (ĐTB: 4,20 đối với CBQL và 4,25 đối với HS). Theo kết quả phỏng vấn các trường, đội ngũ cán bộ TVHN đều không được đào tạo bài bản, bản thân tự tìm hiểu về kiến thức TVHN khi được phân công hoặc hoặc được sự hướng dẫn của lãnh đạo, đồng nghiệp đã tham gia tập huấn. Còn bản thân HS khi tham gia TVHN nhìn nhận rằng nội dung tư vấn còn quá ít, chưa chuyên sâu khiến các em còn lúng túng trong việc định hướng nghề nghiệp sau các buổi TVHN.

Bên cạnh đó, theo ý kiến đánh giá của nhóm CBQL và GV, yếu tố góp phần quyết định thành công của quản lí hoạt động TVHN là “sự chỉ đạo việc phối hợp giữa CBQL, GV và HS hoạt động TVHN của hiệu trưởng” (ĐTB: 4,23; TH: 3) và “cơ chế chính sách của trường về TVHN “ (ĐTB: 4,20; TH: 4).

Yếu tố “kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN” được xếp vị trí gần cuối trong thang đánh giá (ĐTB: 4,12 đối với CBQL và 3,90 đối với HS). Thực tế qua điều tra, nhiều trường có lập kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN nhưng nội dung kế hoạch ít được thay đổi với điều kiện thực tế, ngoài ra một số trường không


lập kế hoạch cho hoạt động TVHN mà lồng trong kế hoạch hoạt động chung của trường.

Những kết quả từ đánh giá của CBQL, GV và HS trên đã phản ánh một phần đặc thù quản lí hoạt động TVHN ở miền Đông Nam Bộ: “Nhận thức của hiệu trưởng, CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng về hoạt động TVHN” còn bị xem nhẹ hoặc chưa được quan tâm thấu đáo; Quá đề cao về “Xu hướng lựa chọn nghề của HS”; 06 yếu tố ảnh hưởng còn lại biểu hiện ý kiến không đồng nhất cao giữa GV, CBQL và HS, nhưng thể hiện đúng thực tế về sự ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN của đối tượng quản lí và đối tượng được quản lí.

2.4. Đánh giá chung

Hoạt động TVHN trong nhà trường không phải là một vấn đề mới, nhưng để quản lí hoạt động này cần cần có một hệ thống tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả, đặt dưới sự quản lí của Hiệu trưởng trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Từ kết quả điều tra thực trạng với tổng số 2863 bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã chỉ ra nét đặc thù của quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ là: Các trường đều thường lập kế hoạch TVHN nhưng kết quả thực hiện của chức năng này ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ chưa được đánh giá cao; Mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt động TVHN không đồng đều, không ổn định; Chức năng chỉ đạo thực hiện hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được diễn tiến khá bài bản, nhưng các trường thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm. Chức năng kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng còn yếu. Nhận thức của hiệu trưởng, CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng về hoạt động TVHN còn bị xem nhẹ hoặc chưa được quan tâm thấu đáo; Quá đề cao về “Xu hướng lựa chọn nghề của HS”; 06 yếu tố ảnh hưởng còn lại biểu hiện ý kiến không đồng nhất cao giữa GV, CBQL và HS, nhưng thể hiện đúng thực tế về sự ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN của đối tượng quản lí và đối tượng được quản lí. Đồng thời cũng xác định được các kết quả đã đạt, những hạn chế và bất cập của hoạt động TVHN và của quản lí hoạt động này cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ như sau:

2.4.1. Những kết quả đã đạt được

Phần lớn CQBL, GV và HS có nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của hoạt


động TVHN đối với vấn đề chọn nghề. Đội ngũ TVHN đã sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp tư vấn phù hợp với đặc thù của hoạt động TVHN, đặc thù và điều kiện của nhà trường.

20 trường THPT miền Đông Nam Bộ được khảo sát đã và đang thực hiện thường xuyên và có bài bản các nhiệm vụ: Động viên HS tự giác giáo dục, tự tu dưỡng và tự đánh giá bằng kiểm tra định kì và có hệ thống hoạt động của các em nhằm đạt tới mục đích TVHN đã đề ra đồng thời nghiên cứu toàn diện nhân cách HS. Bên cạnh đó, các trường áp dụng thành công phương pháp “mạn đàm trao đổi” để thu thập thông tin nhiều mặt của HS thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, qua đó đưa ra những chỉ dẫn khoa học giúp cho HS lựa chọn được nghề phù hợp. Mặc dù quỹ thời gian dành cho hoạt động TVHN không nhiều nhưng nhà trường không nhữngthực hiện lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy môn cơ bản và mà còn tổ chức cho HS tham quan thực tế tại các trường CĐ, ĐH, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy tạo cơ hội tuyên truyền nghề nghiệp cho HS nhằm lôi cuốn, hấp dẫn HS trải nghiệm một số nghề đang cần thiết trong xã hội.

Các nội dung của hoạt động TVHN ở 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ đã phần nào giúp cho HS “tự tin” hơn trong việc chọn được trường, chọn ngành, chọn nghề với khả năng của các em, cập nhật thông tin về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của trung ương và địa phương, trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp.

Đội ngũ tham gia TVHN chỉ có kiến thức, kĩ năng cơ bản trong việc hỗ trợ HS lựa chọn một công việc phù hợp, xây dựng được nhận thức nghề nghiệp một cách đúng đắn cho HS như giới thiệu cho HS về các trường CĐ, ĐH đào tạo các ngành, nghề, cung cấp hay phổ biến những thông tin về tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH cho HS; Tổ chức giới thiệu hoặc phối hợp với chi đoàn thanh niên tổ chức cho HS thảo luận về ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc lựa chọn nghề; Tư vấn cho HS về việc chọn ngành, chọn trường trước khi HS làm hồ sơ thi vào CĐ, ĐH.

Quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT đã được quan tâm và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Cụ thể:

Có 12/21 biểu hiện quản lí hoạt động TVHN đã và đang được 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ tích cực thực hiện, điển hình là: Giảng dạy nội dung hướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023