Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp


điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa các GVCN, GVBM và GVGDKT để đạt hiệu quả GDHN.

- Triển khai hoạt động bồi dưỡng kiến thức TVHN cho GV, HS, PH.

1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng không thể thiếu của người quản lí. Chức năng này xuyên suốt quá trình quản lí, với mục đích cuối cùng là điều chỉnh quyết định quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí đã đề ra. Mục đích cụ thể của kiểm tra là: xem xét hoạt động của cá nhân và tổ chức có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không; xem xét ưu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chình quyết định quản lí; xem xét công việc có phù hợp với thực tế hay không; phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, cũng như phát hiện kịp thời những khả năng tiềm ẩn, sáng tạo của cấp dưới để bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về nhân sự (Trần Kiểm, 2014, tr.80-82).

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta, cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình GDHN, giúp HS xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập, từ đó phát triển các năng lực cần có theo yêu cầu của xã hội. Hiệu trưởng trường THPT cần quán triệt tinh thần đổi mới đánh giá GDHN theo định hướng phát triển năng lực của HS. Để hoạt động đánh giá thể hiện được triết lí “đánh giá vì sự tiến bộ của người học”, Hiệu trưởng cần thực hiện bốn công việc (Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo (2006)): 1) Hỗ trợ GV trong công tác đánh giá hoạt động học tập của HS khi được GDHN. Tập huấn cho GV sử dụng thành thạo các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, thực hành thường xuyên hoạt động phản hồi thông tin cho HS để HS biết được năng lực hiện có của mình, từ đó có những điều chỉnh hợp lí hoạt động học của mình trong quá trình được GDHN. 2) Khuyến khích GV thường xuyên sử dụng kết quả đánh giá để giám sát việc học của HS và điều chỉnh việc dạy của bản thân trong suốt quá trình GDHN. 3) Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá quá trình, đồng thời định hướng cho GV tập trung vào việc đánh giá để giúp HS nhận diện đúng năng lực hiện tại của mình. 4) Khuyến khích GV kiên trì nhận xét sự tiến bộ của HS, không làm cho có hoặc nhận xét sơ sài, nhận xét chung chung, không gắn với HS cụ thể đồng thời phải khích lệ được và làm cho HS hứng thú với GDHN. Vì


thế, nội dung cơ bản của kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động TVHN của hiệu trưởng là giám sát các công việc của đối tượng bị quản lí:

- Thu thập thông tin về hoạt động TVHN.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá TVHN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN phù hợp.

- Giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình TVHN.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 10

- Đánh giá hoạt động TVHN theo các tiêu chuẩn đã xây dựng, phương pháp đo lường thành tích và xác định sự phù hợp của kết quả đạt được so với tiêu chuẩn.

- Phát hiện những yếu tố tích cực và những yếu tố làm hạn chế đến kết quả của hoạt động TVHN.

- Tìm hiểu nguyên nhân chưa đạt mục tiêu hoạt động TVHN.

- Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho đội ngũ GV, CBQL tham gia hoạt động TVHN.

- Giám sát, báo cáo đầy đủ và kịp thời hoạt động GDHN, TVHN của nhà trường về tình hình phân luồng HS sau tốt nghiệp THPT năm trước và đề ra nhiệm vụ TVHN cho năm sau.

Để thực hiện điều chỉnh những sai lệch, quyết định quản lí hoạt động TVHN. TÓM LẠI:

Quản lí hoạt động GDHN là một phần của hoạt động quản lí giáo dục, và TVHN lại là mục đích cuối cùng của GDHN. Như tác giả Đặng Danh Ánh (2007) đã khẳng định: “Mục đích cuối cùng cần đạt được của GDHN cho HS phổ thông là: tiến hành TVHN cho HS nhằm giúp các em chọn được nghề, chọn được ngành và chọn được trường” (tr.7). Do đó, những lí thuyết quản lí giáo dục trong phạm vi nhà trường đều vận dụng trong quản lí hoạt động TVHN.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.4.1. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN là trình độ chuyên môn, năng lực TVHN và phẩm chất của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM, GVGDKT và CBĐTN. Bên cạnh đó, còn một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ


đến quản lí hoạt động TVHN là HS, đối tượng được tư vấn.

- Trình độ chuyên môn, năng lực TVHN và phẩm chất của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: Hiệu trưởng với vai trò quản lí hoạt động TVHN bao gồm quản lí đối tượng quản lí, quản lí các hoạt động, quản lí cơ sở vật chất… Do đó, hiệu trưởng cần thực hiện quản lí hoạt động TVHN theo 4 chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo vào kiểm tra. Cụ thể: 1) Lập kế hoạch hoạt động TVHN trong cả năm học, từng học kì, từng tháng; 2) Chủ động phối hợp với chính quyền, với các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch TVHN; 3) Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động TVHN của đội ngũ tham gia TVHN, phối hợp các hình thức TVHN trong và ngoài nhà trường.

- Năng lực TVHN và phẩm chất của GVCN, GVBM, GVGDKT và CBĐTN, đặc biệt GVCN với vai trò vừa là người quản lí vừa là người giáo dục toàn diện cho HS trong một lớp. GVCN có điều kiện gần gũi, hiểu biết và chia sẻ với HS trong lớp chủ nhiệm không chỉ về chuyên môn mà còn cả về những vấn đề tâm lí, tình yêu, gia đình. Trong hoạt động TVHN, GVCN có nhiệm vụ phối hợp GVBM, GVGDKT và CBĐTN nắm bắt tình hình, động viên HS trong lớp chủ nhiệm tiếp thu tốt nội dung TVHN và tham gia đầy đủ các buổi TVHN. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng hoạt động TVHN. Vì thế đòi hỏi đội ngũ tham gia TVHN này được xây dựng, phát triển không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cả về kĩ năng TVHN.

- Đối tượng được tư vấn phải có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TVHN và được xác định nhu cầu TVHN từ chủ thể quản lí. Đây là nhu cầu cần được tư vấn về các nội dung có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp và trên cơ sở đó mỗi HS có sự đối chiếu với năng lực bản thân để chọn cho mình một nghề phù hợp. Nhu cầu TVHN của HS được biểu hiện thông qua: 1) Mức độ hiểu biết của HS về thị trường lao động và nghề nghiệp định chọn như: Thế giới nghề nghiệp;

Hệ thống cơ sở đào tạo nghề; Nhu cầu của thị trường lao động nói chung đối với nghề định chọn; Mục đích, ý nghĩa, công việc cụ thể liên quan đến nghề; Năng lực (phẩm chất, kĩ năng) của bản thân phù hợp với nghề; Đặc điểm tâm sinh lý (tính cách, khí chất, điều kiện sức khỏe…) với yêu cầu của nghề và hướng phát triển của nghề đối với bản thân; 2) Các đối tượng ảnh hưởng đến việc nghề nghiệp định chọn của HS


như gia đình, thầy/cô, chuyên gia tư vấn, tư vấn viên, bạn bè hoặc các phương tiện thông tin đại chúng; 3) Nội dung TVHN mà HS đang quan tâm, cần được tư vấn; 4) Mức độ hài lòng của HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT. Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất nhu cầu này của HS THPT chính là các em bắt đầu tìm hiểu về năng lực, sở trường của bản thân, chọn chương trình học theo phân ban phù hợp, tập trung đầu tư cho những môn học có liên quan đến ngành nghề mà các em dự định chọn, và tìm kiếm cho mình phương pháp học thích hợp, đặt ra những kế hoạch học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất; Có khuynh hướng mở rộng các mối quan hệ bạn bè, người thân, quen để tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai mà các em định chọn; Chủ động tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có liên quan đến nghề nghiệp định chọn, và tham gia vào các hoạt động TVHN của nhà trường và các tổ chức đoàn thể. (Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2010, tr.17-23).

Đồng thời, HS tự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVHN trong việc lựa chọn và quyết định chọn trường chọn nghề trong tương lai phù hợp năng lực của bản thân, sở thích và hoàn cảnh gia đình. Trách nhiệm của HS cần quan tâm, hứng thú tham gia buổi TVHN, thể hiện qua việc thực hiện tích cực, tự giác các yêu cầu của buổi TVHN.

1.4.4.2. Yếu tố khách quan

Ngoài những yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TVHN, còn có những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN bao gồm: Nhận thức của xã hội; cơ chế chính sách; nguồn nhân lực tham gia hoạt động TVHN (Ban đại diện cha mẹ HS, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp...); cơ sở vật chất và thời gian dành cho hoạt động TVHN.

Trong đó, nhận thức của xã hội về GDHN và TVHN từ lâu đã không còn xa lạ với xã hội. Gia đình ngăn cản con em tham gia hoạt động TVHN khi nhà trường tổ chức trong sinh hoạt ngoại khóa. Tâm lí trọng bằng cấp của phụ huynh, ai cũng muốn con em mình học đại học. Nhưng việc tìm hiểu, thừa nhận tầm quan trọng và tạo điều kiện cho đội ngũ tư vấn viên (TVV) hoạt động TVHN trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều chế độ chính sách, nhiều cách đối xử tỏ ra xem nhẹ vai trò những người


làm công tác TVHN. Các chế độ chính sách đối với HĐ TVHN như: Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho đội ngũ làm công tác tư vấn. GV làm công tác tư vấn hưởng lương, chế độ chính sách theo ngạch GV đúng quy định hiện hành chung.

Nguồn nhân lực tham gia hoạt động TVHN chủ yếu là ban đại diện cha mẹ HS, do đó ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động này. HS khó tiếp cận môi trường lao động thực tế tại địa phương, các em không có được sự khích thích về ngành nghề truyền thống (làng nghề)…

Về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động TVHN tối thiểu nhất là không gian sinh hoạt như sân trường/hội trường và lớp học; Điện, hệ thống loa đài, âm thanh và micro máy chiếu, bảng, các tranh ảnh và đủ bàn ghế; Các Phiếu trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí thuyết mật mã Holland, Phiếu khảo sát về hướng nghiệp và tuyển sinh và Tài liệu tham khảo cho HS dùng sau buổi TVHN.

Thời gian dành cho hoạt động TVHN được đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo kế hoạch của mỗi trường. Hoạt động TVHN cần có quỹ thời gian cho sinh hoạt ngoại khóa ngoài thời gian lồng ghép và tích hợp trong các môn học khác.

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở nước ta hướng đến các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực sức khỏe, lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực làm đẹp… Ngành công nghệ thông tin, với sự phát triển bùng nổ của mạng lưới internet như hiện nay thì nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là điểm nóng. Thị trường việc làm cho các kỹ sư phần mềm, lập trình viên, phát triển ứng dụng,.. sẽ liên tục phát triển trong những năm tới. Ngành y, dược vẫn luôn là ngành nghề thiết yếu không thể không có dù ở bất cứ đâu thì sức khỏe luôn được con người quan tâm hàng đầu. Trong thời đại công nghiệp 4.0, dù các công ty, doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần đến một đội ngũ nhân viên marketing. Đồng thời, nhu cầu khám phá và học hỏi của con người ngày càng cao, họ thích được giao lưu, trao đổi văn hóa, nền văn minh của xã hội trên thế giới. Vì thế ngành du lịch, quản lí khách sạn là một trong những ngành được coi là xu hướng nghề nghiệp trong tương lại ở Việt Nam. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu trau chuốt làm đẹp mỗi người càng cao. Do đó, các ngành liên quan đến chăm sóc sắc đẹp cũng là một trong các ngành nghề có triển


vọng ở nước ta trong tương lai.

Xu hướng chọn nghề của HS hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là HS, sinh viên. Chọn ngành nghề nào vừa phù hợp với năng lực, sở thích và có nhiều cơ hội tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp là mục tiêu đầu tiên phải hướng đến để không chán nản, có hứng thú làm việc và yêu nghề. Xu hướng học nghề hiện nay có sự thay đổi cả về suy nghĩ và cách lựa chọn thông tin. Xu hướng chọn học ĐH, CĐ của HS giảm và HS đã chọn ngành học theo nhu cầu thực tế của xã hội.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động TVHN không phải là vấn đề mới, đã xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỉ XIX và đã được nghiên cứu ở nước ta khoảng 40 năm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã làm rõ cơ sở lí luận về hoạt động TVHN. Trong đó, đáng quan tâm là các tác giả sử dụng các khái niệm: TVHN, tham vấn nghề, tư vấn nghề, tư vấn học đường trong nghĩa tương đồng và khác biệt. Luận án này sử dụng khái niệm TVHN theo nghĩa tương đồng và được hiểu TVHN là hệ thống những biện pháp tâm lí, giáo dục, một số biện pháp khác và lời khuyên được đội ngũ TVHN sử dụng giúp HS nắm bắt được khái niệm nghề, nhu cầu của xã hội về nguồn lao động, sự phù hợp của những đặc điểm tâm lí cá nhân đối với nghề. Trên cơ sở đó, giúp HS nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lí bản thân; phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ và đối chiếu các khả năng thực có của chính mình với những yêu cầu xã hội đối với nghề mà các em định chọn. Đồng thời hoạt động TVHN đã được xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức. Từ mục đích và nhiệm vụ của TVHN đã chỉ rõ tầm quan trọng của TVHN là HS tự quyết định một cách có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp theo trường, ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của xã hội. Khi thực hiện các phương pháp TVHN nên theo mô hình nhất định và quy trình TVHN phù hợp. TVHN là mục đích cuối cùng của GDHN và mục tiêu cụ thể là nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân; nhằm huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhà trường, các trường đại học, cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp sẽ tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với cha mẹ HS.

Quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá) hoạt động TVHN và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của nhà trường nhằm đạt mục tiêu của hoạt động này cho HS trong trường THPT. Nghiên cứu quản lí về hoạt động TVHN cho HS trường THPT ở Việt Nam còn nhiều khoảng


trống. Một số công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào cơ sở lí luận, thực trạng và đề xuất biện pháp. Trong đó, các biện pháp quản lí thiên về quản lí hoạt động TVHN ở Việt Nam dưới góc độ nội dung của hoạt động này theo: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện TVHN.

Xác định nội dung quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT theo tiếp cận lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN còn bị bỏ ngỏ. Vì thế nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT như đã trình bày sẽ làm cơ sở lí luận để tiến hành điều tra thực trạng hoạt động TVHN và quản lí hoạt động này ở chương 2.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí