Kết Quả Đạt Được Của Hoạt Động Tvhn Cho Hs Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ


Theo kết quả phỏng vấn nhóm HS trường THPT Chu Văn An, thay vì dành thời gian cho việc lồng ghép, tích hợp để TVHN thì GV dùng để ôn tập, giải đề và củng cố kiến thức. Do đó, mức độ tích hợp và lồng ghép trong các môn công nghệ và văn hóa thấp. Một số GV trường THPT Chu Văn An thẳng thắn trả lời: “Chúng tôi tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn là chính, chúng tôi không được đào tạo để trở thành cán bộ TVHN, mà chỉ kiêm thêm nhiệm vụ này khi được nhà trường phân công”. CBQL trường THPT Ngô Quyền cho biết thêm: Hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh chưa tổ chức thao giảng hoạt động TVHN, chưa có chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này. Hình thức TVHN chưa đa dạng, chỉ được thực hiện theo nhóm rất lớn (toàn trường) nên gần như không có tương tác thật sự với HS, trả lời hay giải đáp được thắc mắc của HS. HS thiếu cơ hội lao động trải nghiệm thật sự. Vì thế, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau nhưng các em rất khó tham gia vào thị trường lao động trong tỉnh, một phần do các em không đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, một phần do ngành nghề của các em chọn không có trong nhu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, hình thức học tập, tham quan thực tế tại các trường CĐ, ĐH, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy chỉ ở mức “thỉnh thoảng” mới được nhà trường thực hiện (ĐTB: 2,98 đối với CBQL, GV và ĐTB: 2,38 đối với HS) nhưng đã mang lại hiệu quả thực sự (ĐTB: 3,65 đối với CBQL, GV và ĐTB: 3,51 đối với HS). Hiệu phó các trường lí giải: Vì quỹ thời gian dành cho hoạt động này không có nhiều, cùng với tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất khá tốn kém, mất nhiều khâu như liên hệ, phối hợp giữa các bên, tổ chức, quản lí HS… nên nhà trường không thường xuyên thực hiện hình thức này, nhưng đây chính là cơ hội tuyên truyền nghề nghiệp cho HS nhằm lôi cuốn, hấp dẫn HS trải nghiệm một số nghề đang cần thiết trong xã hội.

Về quy trình TVHN: Phân tích ý kiến đánh giá của 35 CBQL, 462 GV và 2366 HS về mức độ và kết quả thực hiện 02 loại quy trình TVHN bao gồm: Quy trình TVHN 7 bước và quy trình tư vấn trực tiếp cho cá nhân HS theo 8 bước, kết quả là cả 02 quy trình này hầu như không được 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ áp dụng, thể hiện ở ngưỡng trung bình chung cho mức độ thực hiện lần lượt là 2,50 đối


với CBQL, GV và 2,39 đối với HS. Độ chênh lệch thấp chứng tỏ cách nhìn nhận về vấn đề được trưng cầu ý kiến là gần như nhau. Về kết quả thực hiện, có tới 28/35 CBQL (80%) đánh giá là nhà trường TVHN dựa trên đặc thù và điều kiện giáo dục - đào tạo sẵn có, việc TVHN cho các em mang tính kinh nghiệm là chủ yếu. “Để TVHN theo một quy trình như đã nêu đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt của nhiều yếu tố khác nhau, thực hiện qua nhiều bước, nhiều khâu, mà nhà trường hiện nay lại thiếu cán bộ làm công tác tư vấn, đặc biệt hơn là hệ thống tư liệu, các thiết bị nghe nhìn và các hệ thống phần mềm chuyên môn giúp quá trình tư vấn được diễn ra một cách có hiệu quả nhất”, thầy C.H., Trường THPT Phú Mỹ chia sẻ.

Về phía HS, các em rất “hiếm khi” được tư vấn trực tiếp, thể hiện ở mức ĐTB: 2,36. Các em cho biết, GV không đủ thời gian trò chuyện, hướng nghiệp cho các em, bởi nhiệm vụ chính của GV là giảng dạy, theo dõi học trình, giờ lớp và tiến bộ về học lực và hạnh kiểm HS, ít khi GV tìm hiểu suy nghĩ, quan niệm sống, những vấn đề thời sự, nóng bỏng... trong đời sống HS.

Đồng thời, phân tích 07 biểu hiện về kết quả đạt được từ hoạt động TVHN của 20 THPT miền Đông Nam Bộ cho thấy:

Bảng 2.12. Kết quả đạt được của hoạt động TVHN cho HS trường THPT miền Đông Nam Bộ

TT

BIỂU HIỆN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

TVHN

ĐTB

ĐLC

Mức độ


1

Thực hiện 1 chủ đề /1 tiết GDHN

(GDHN) cho mỗi tháng đối với từng khối lớp 10, 11,12

CBQL

và GV

4,08

0,40

Khá

HS

3,40

0,56

Đạt


2

Hiểu biết những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần phải có ở người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của một ngành hay một nghề nào đó của

HS.

CBQL

và GV

2,56

0,62

Chưa đạt


HS


2,23


0,56


Chưa đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 14


TT

BIỂU HIỆN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

TVHN

ĐTB

ĐLC

Mức độ


3

Giới thiệu cho HS về các trường CĐ, ĐH đào tạo các ngành, nghề

CBQL

và GV

3,71

0,64

Khá

HS

3,66

0,47

Khá


4

Cung cấp hay phổ biến những thông

tin về tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH năm 2017 đến HS

CBQL

và GV

3,76

0,65

Khá

HS

3,57

0,49

Khá


5

Tư vấn cho HS về việc chọn ngành,

chọn trường trước khi HS làm hồ sơ thi vào CĐ, ĐH

CBQL

và GV

3,62

0,58

Khá

HS

3,54

0,50

Khá


6

Tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào đó đang hoạt động tại

địa phương do nhà trường tổ chức

CBQL

và GV

2,41

0,56

Chưa đạt

HS

2,30

0,67

Chưa đạt


7

Phổ biến các tài liệu hoặc văn bản của

Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS đến các GV

CBQL

và GV

3,88

0,60

Khá

HS

3,41

0,55

Đạt

Có 5/7 biểu hiện được các trường bám sát thực hiện mục tiêu hướng nghiệp cho HS. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác hướng nghiệp được các trường tổ chức tương đối nghiêm túc và bài bản. Theo đó, các biểu hiện có mức“đạt” và“khá” (nằm trong ngưỡng ĐTB từ 3,40 đến 4,08), cụ thể là các biểu hiện:

- Thực hiện 1 chủ đề /1 tiết GDHN (GDHN) cho mỗi tháng đối với từng khối lớp 10, 11,12 (ĐTB 4,08 đối với CBQL, GV và 3,40 đối với HS).

- Giới thiệu cho HS về các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành, nghề (ĐTB: 3,71 đối với CBQL, GV và 3,66 đối với HS);

- Cung cấp hay phổ biến những thông tin về tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH đến HS (ĐTB 3,76 đối với CBQL, GV và 3,57 đối với HS);

- Tư vấn cho HS về việc chọn ngành, chọn trường trước khi HS làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ (ĐTB: 3,62 đối với CBQL, GV và 3,54 đối với HS);

- Phổ biến các tài liệu hoặc văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN


cho HS đến các GVCN, GVBM (ĐTB: 3,88 đối với CBQL, GV và 3,41 đối với HS); Còn 02 biểu hiện chỉ được đánh giá ở mức độ “chưa đạt”, cần được xem xét là:

- HS biết những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần phải có ở người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của một ngành hay một nghề nào đó (ĐTB 2,56 đối với CBQL, GV và 2,23 đối với HS).

- HS tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào đó đang hoạt động tại địa phương do trường tổ chức (ĐTB 2,41 đối với CBQL, GV và 2,30 đối với HS);

ĐLC trong tất cả ý kiến đánh giá của CBQL và GV cũng như của HS đều dưới

1. Trong đó ĐLC lớn nhất là 0,67 (CBQL và GV) và 0,64 (HS), ĐLC nhỏ nhất là 0,40 (CBQL và GV) và 0,47 (HS). Điều đó cho thấy sự tương đồng trong quan điểm khi đánh giá của các đối tượng được trưng cầu ý kiến. Có thể khẳng định, công tác TVHN cho HS phổ thông cần nhiều hơn nữa sự đầu tư về thời gian, kinh phí từ phía nhà trường và cập nhật những kiến thức, kĩ năng TVHN từ đội ngũ GV làm công tác này.

2.3.1.4. Kết quả đạt được từ hoạt động tư vấn hướng nghiệp của nhà trường thông qua sự tự tin của học sinh

Trưng cầu ý kiến về mức độ tự tin sau khi đã tham gia hoạt động TVHN do Trường tổ chức, kết quả được tổng hợp trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả đạt được từ hoạt động TVHN của trường thông qua sự tự tin của HS


TT

Biểu hiện tham gia hoạt động TVHN

Đối tượng

Mức độ tự tin(%)

Thiếu

tự tin

Rất ít

tự tin

Ít tự

tin

Tự tin

Rất tự

tin


1

Chọn được trường, chọn ngành,

chọn nghề theo hứng thú, năng lực đối với nghề

CBQL

và GV

2,0

3,8

7,0

66,0

21,1

HS

0,3

10,4

16,6

50,9

21,8


2

Tự quyết định ngành nghề phù hợp trong tương lai

CBQL

và GV

8,9

36,0

6,4

20,5

28,2

HS

1,8

17,6

58,2

15,8

6,6


3


Tự tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp

CBQL

và GV

1,0

1,4

2,6

80,3

14,7


HS

0,9

4,8

8,1

64,8

21,5



TT

Biểu hiện tham gia hoạt động TVHN

Đối tượng

Mức độ tự tin(%)

Thiếu

tự tin

Rất ít

tự tin

Ít tự

tin

Tự tin

Rất tự

tin


4

Tự cập nhật thông tin về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của trung ương và địa phương, trường ĐH,

CĐ và trung học chuyên nghiệp

CBQL

và GV

2,0

3,8

5,4

73,8

14,9

HS

1,0

3,6

4,4

63,4

27,6


5

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của mình theo các chỉ số: hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề; thích học nghề và học tốt những môn có liên quan đến nghề

mình thích...

CBQL

và GV

9,3

30,2

12,5

17,7

30,4


HS


2,7


17,1


50,2


23,6


6,4


6

Tự đo các chỉ số tâm lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề

định chọn

CBQL

và GV

8,5

50,3

16,3

14,1

10,9


HS

2,5

22,4

49,6

22,9

2,6

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy: Trong 06 nội dung đã lấy ý kiến, có 03 nội dung nhận được sự đồng tình trong cách đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ tự tin cho đến rất tự tin, giúp các em sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp, tình nguyện đi vào những lĩnh vực mà nhà nước và địa phương đang cần phát triển nhân lực. Cụ thể là, HS có thể “Chọn được trường, chọn ngành, chọn nghề theo hứng thú, năng lực đối với nghề đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của hoạt động nghề nghiệp, khuynh hướng chọn nghề đúng đắn và khá tự tin hơn trong việc chọn nghề phù hợp với khả năng của mình” (CBQL và GV: 87,1%, HS: 72,7%). Tiếp đến là, HS “tự tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp” (CBQL và GV: 95%, HS: 86,3%) và cuối cùng là HS “tự cập nhật thông tin về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của trung ương và địa phương, trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp”(CBQL và GV: 88,7%, HS: 91%). Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em HS gặp phải tình trạng “rất ít tự tin” (22,4%) hoặc “ít tự tin” (49,6%) về tựđo các chỉ số tâm lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn. Tìm hiểu vấn đề này, nhóm HS Trường THPT Nguyễn Trãi bày tỏ: HS rất hứng thú trước khi


trường tổ chức tư vấn, nhưng sau khi được nhà trường hướng nghiệp rồi thì thấy nội dung tư vấn không chuyên sâu, cụ thể; hình thức tư vấn không có gì thay đổi so với trước, khiến cho chúng em lúng túng, băn khoăn trong chọn trường, chọn ngành.

2.3.1.5. Năng lực tư vấn hướng nghiệp của đội ngũ tham gia tư vấn hướng nghiệp

Để thực hiện công tác TVHN, người tư vấn phải có kiến thức, kĩ năng nhất định về hệ thống giáo dục, về thế giới nghề nghiệp. Kết quả ghi nhận được về năng lực của đội ngũ tham gia TVHN (trích từ câu 3 và câu 5 của phụ lục 1.1) trên địa bàn điều tra như sau:

Về phía CBQL: Đa phần hiệu trưởng, phó hiệu trưởng làm tốt kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp cho HS (ĐTB: 3,08; ĐLC: 0,69), nhưng việc phối hợp với chính quyền các cơ sở sản xuất, các trường doanh nghiệp ở địa phương trong việc xây dựng kế hoạch (ĐTB: 2,44; ĐLC: 0,59), và chỉ đạo và kiểm tra hoạt động TVHN của GVCN, GVBM, phối hợp các hình thức GDHN, TVHN trong và ngoài nhà trường còn “chưa đạt” (ĐTB: 2,42; ĐLC: 0,58).

Về phía GVCN: Có 4/5 kĩ năng TVHN được CBQL và GV đánh giá ở mức “khá”, xếp hạng từ cao xuống thấp đó là: Phổ biến các tài liệu hoặc văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS đến các GVCN, GVBM (ĐTB: 3,88); Cung cấp hay phổ biến những thông tin về tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH đến HS (ĐTB 3,76); Giới thiệu cho HS về các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành, nghề (ĐTB: 3,71); Tư vấn cho HS về việc chọn ngành, chọn trường trước khi HS làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ (ĐTB: 3,62). Đây là những kĩ năng căn bản hỗ trợ HS lựa chọn một công việc phù hợp, xây dựng được nhận thức nghề nghiệp một cách đúng đắn cho HS. Ngược lại, kĩ năng có phần chuyên sâu hơn là “trao đổi với HS và PH về xu hướng phát triển hứng thú, năng lực của mỗi em để tìm hiểu hứng thú, nguyện vọng, động cơ, dự định chọn nghề của HS” được cho là “chưa đạt” (ĐTB: 2,25) hay nói cách khác GV chưa có kiến thức, kĩ năng tư vấn tâm lí, hướng nghiệp cho HS ở lĩnh vực này. Cô N. T. T. H., Trường THPT Xuân Lộc, Đồng Nai ưu tư: “Để TVHN cho HS, chúng tôi hầu như phải tự tìm hiểu cập nhật thông tin mà không có ban hướng nghiệp cố vấn. Hơn nữa, nhiệm vụ chính của chúng tôi là giảng dạy, việc trao đổi xu hướng phát triển năng lực


HS hay nguyện vọng, động cơ, dự định chọn nghề của HS với phụ huynh đòi hỏi kĩ năng chuyên môn tư vấn sâu, mà chúng tôi thì lại không được tập huấn hay đào tạo để thực hiện”.

Về phía GVBM, GVGDKT: Bộ môn công nghệ là cầu nối giữa kiến thức khoa học với sản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để HS làm tốt một nghề. Kĩ năng truyền đạt kiến thức hướng nghiệp mỗi tháng một buổi (trong giờ lao động quy định) và kĩ năng GDHN, TVHN qua việc giảng dạy các môn kĩ thuật phổ thông được CBQL và GV đánh giá ở mức “khá” với ĐTB lần lượt là 3,59 và 3,45. Tuy nhiên, GVBM, GVGDKT lại “yếu” về kĩ năng “phối hợp với GVCN hướng dẫn HS lựa chọn nghề” và “tổ chức nhóm ngoại khoá, xây dựng phòng bộ môn, tổ chức tham quan hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học” và “phát hiện năng lực, sở trường của HS và cung cấp những nhận xét đó cho GVCN”, ĐTB chỉ ở mức: 2,23; ĐLC: 0,54

Đoàn thanh niên: ĐTN đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ban hướng nghiệp nhà trường tổ chức các hoạt động TVHN cho HS, hoàn thành mục tiêu và sứ mạng đào tạo của nhà trường. Nhưng kết quả trưng cầu ý kiến đã chỉ ra những “yếu điểm” về năng lực TVHN của bộ phận này, đó là kĩ năng “tổ chức những hội nghị, chuyên đề về lựa chọn nghề nghiệp và diễn đàn về lao động nghề nghiệp (ĐTB: 2,24; ĐLC: 0,55) và kĩ năng “hướng dẫn cho phụ huynh cách hướng nghiệp cho con em của họ trong các buổi họp của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng với phụ huynh” của ĐTN còn “chưa tốt” (ĐTB: 2,30; ĐLC: 0,57).

Nhìn chung, đa số các trường THPT nói chung và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng chưa có tư vấn viên tâm lí học đường được đào tạo chính quy, cung ứng cho hệ thống nhà trường Việt Nam, các học viên của chương trình hầu hết là những GV biên chế trong nhà trường đã được đào tạo về tâm lí giáo dục trong chương trình sư phạm của các cấp học. Đại bộ phận GV và tư vấn viên hiện có chưa được đào tạo và bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng TVHN. Có thể thấy những khó khăn chủ yếu mà CBQL và GV, ĐTN phải đối mặt nhiều nhất thường là những khó khăn về cơ sở vật chất, thời gian, chuyên môn, kinh phí thực hiện TVHN để có thể đầu tư thực hiện công tác hướng nghiệp một cách nghiêm túc và bài bản hơn.


2.3.2.Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền Đông Nam Bộ

2.3.2.1. Kết quả đạt được của quản lí hoạt động tư vấn hướng nghệp cho học sinh trung học phổ thông miền Đông Nam Bộ

TVHN cho HS THPT là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp các em định hướng ngành nghề học tập, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của xã hội. Ý thức rõ vai trò quan trọng của công tác này, các trường THPT ở miền Đông Nam Bộ đã và đang đẩy mạnh quản lí hoạt động này bằng nhiều hình thức đa dạng nhằm giúp HS có lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Kết quả khảo sát 497 CBQL và GV về 21 biểu hiện đạt được của quản lí hoạt động TVHN ở 20 trường THPT ở miền Đông Nam Bộ được minh chứng qua bảng:

Bảng 2.14. Kết quả đạt được của quản lí hoạt động TVHN tại trường THPT miền Đông Nam Bộ

TT

BIỂU HIỆN THỰC HIỆN QUẢN LÍ

HOẠT ĐỘNG TVHN

ĐTB

ĐLC

TH

Mức độ


1

Nói chuyện hay tư vấn cho HS về hướng nghiệp từ chuyên viên tư vấn hoặc đoàn cán

bộ tại trường


2,25


0,55


16

Chưa đạt


2

Hướng dẫn cho phụ huynh cách hướng nghiệp cho con em của họ trong các buổi họp của

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởnng với phụ huynh


2,30


0,57


13

Chưa đạt

3

Đầu tư các khoản kinh phí để chi cho hoạt

động GDHN, TVHN cho mỗi năm học

2,10

0,51

21

Chưa

đạt


4

Chi bồi dưỡng thêm cho những người chuyên trách làm công tác phục vụ cho hoạt động

GDHN, TVHN


2,38


0,57


9

Chưa đạt

5

Thành lập Ban hướng nghiệp (BHN) của

trường

2,35

0,56

12

Chưa

đạt

6

Xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng

thành viên trong BHN

2,37

0,57

11

Chưa

đạt

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí