Thực Trạng Quản Lí Kiểm Tra, Đánh Giá Chất Lượng Dạy Học Môn Thể Dục


gian học tập (tuần, tháng), tổng hợp nhận xét sau mỗi học kỳ và cuối năm học. Đây là việc làm khá khó khăn nên việc đạt hiệu quả tiêu chí như thế là còn hạn chế cần phải tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới

Hình 2 6 Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục Tiêu 1

Hình 2.6. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục Tiêu chí giáo viên thực hiện quy định về sinh hoạt chuyên môn để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học đạt kết quả chưa cao. Việc giáo viên phải tích cực tham gia dự giờ, trao đổi chuyên môn về phương pháp dạy học môn thể dục là rất quan trọng để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng thực tế tiêu chí này chưa đạt yêu cầu vì nhiều ý do khác nhau. Có những trường tiểu học quy mô nhỏ chỉ có 1-2 giáo viên thể dục nên việc dự giờ đồng nghiệp cùng môn thể dục là rất khó khăn, ai cũng trùng giờ lên lớp,…muốn đi dự giờ trường khác thì phải có chỉ đạo của Phòng GD-ĐT mở chuyên đề, việc này là hạn chế mà tự thân mỗi nhà trường không thực

hiện được mà phải kiến nghị lên cấp quản lí cao hơn.

* Quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục

Để đánh giá thực trạng “Quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục”, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL,


GV tiểu học thị xã Bình Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu, mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB = 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục


TT


Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá

(48 phiếu)


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

TB

Chưa

tốt

3

2

1


1

Giáo viên đảm bảo thực hiện đủ, đúng quy định đổi mới nhận xét, đánh giá, động viên theo dõi quá trình học tập của học sinh trong từng giờ học trên lớp thường

xuyên.


22


20


6


2.33


2


2

Giáo viên đảm bảo nhận xét, đánh giá động viên học sinh sau quá trình học tập môn thể dục hàng tuần, hoặc sau một chuỗi bài học

cần sơ kết.


18


21


9


2.19


5


3

Giáo viên đảm bảo nhận xét, đánh giá học sinh học tập qua quá trình

hàng tháng.


18


21


9


2.19


5

4

Học sinh có cơ hội tự đánh giá và

đánh giá bạn qua môn thể dục.

19

20

9

2.21

4

5

Cha mẹ (người giám hộ) có cơ hội

tham gia đánh giá học sinh qua

16

20

12

2.08

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.




môn thể dục.







6

Giáo viên thực hiện nhận xét, đánh giá định kỳ môn thể dục cho học sinh theo quy định giữa kỳ, cuối kỳ

(cuối năm học).


24


22


2


2.46


1


7

Giáo viên biết tự điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả, qua đánh giá kết quả học tập của học

sinh.


20


21


7


2.27


3






2.25



Các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc chỉ đạo quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn học ở tiểu học, trong đó có môn thể dục. Cụ thể môn thể dục là môn học thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Nhận xét bằng lời trong các tiết dạy và bằng câu viết vào sổ theo dõi hàng tuần, tháng. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên ngay trong từng tiết học, ngay sau quá trình học hàng tuần, hàng tháng hoặc sau giai đoạn nội dung học tập. Đánh giá định kỳ sau mỗi giữa kỳ và cuối kỳ và cuối năm học.

Kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh vì trung bình khảo sát hầu hết đều mức trên 2.0 điểm (trung bình khá).

Các tiêu chí giáo viên đánh giá cuối kỳ, cuối năm đạt tốt nhất qua việc làm hồ sơ đánh giá cuối kỳ và cuối năm học vì được lãnh đạo nhà trường kiểm tra rất sát sao. Còn việc giáo viên đánh giá trong tiết học, sau tuần học, sau tháng học thì chưa tốt lắm. Riêng việc học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá bạn thì có thực hiện nhưng chưa hiệu quả, chưa được quan tâm


đúng mức; còn việc tham khảo đánh giá từ phía cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ trẻ thì lại càng hạn chế. Có thể nói đây là hạn chế lớn nhất trong công tác quản lí khâu kiểm tra, đánh giá học sinh ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh hiện tại.

Hình 2 7 Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học môn thể 2

Hình 2.7. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục

Tóm lại, từ thực trạng quản lí đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh nêu trên cần được hiệu trưởng quan tâm cải tiến nhiều hơn nữa mới đạt hiệu quả như mong muốn.

2.4.2. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất(ngoại khóa)

Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa bao gồm: dạy các bài thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, thể dục 1 phút – giữa tiết, xây dựng câu lạc bộ năng khiếu TDTT theo từng lĩnh vực riêng bộ môn thể dục; tổ chức bồi dưỡng rèn luyện đội tuyển các bộ môn TDTT, tạo nguồn vận động viên dự bị tham dự các giải thi đấu TDTT tại trường cũng như tại địa phương và ngành GD-ĐT các cấp tổ chức;…

Để đánh giá thực trạng “quản lý GDTC ngoài khóa”, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV tiểu học thị xã Bình


Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu, mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB

= 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lí GDTC ngoại khóa



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá

(48 phiếu)


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

TB

Chưa

tốt

3

2

1

1

Học sinh được tập thể dục buổi sáng tập trung toàn trường trước

buổi học


17


20


11


2.13


2

2

Học sinh được tập thể dục giữa

buổi học tập trung toàn trường

17

22

9

2.17

1

3

Học sinh được tập thể dục 1 phút

giữa tiết để giảm căng thẳng

5

18

25

1.58

3

4

Học sinh lớp 1 được tham gia câu lạc bộ năng khiếu TDTT tại

trường


0


5


43


1.10


8

5

Học sinh lớp 2 được tham gia câu

lạc bộ năng khiếu TDTT tại trường


0


8


40


1.17


7

6

Học sinh lớp 3 được tham gia câu

lạc bộ năng khiếu TDTT tại trường


1


8


39


1.21


12

7

Học sinh lớp 4 được tham gia câu

lạc bộ năng khiếu TDTT tại trường


5


12


31


1.46


13



8

Học sinh lớp 5 được tham gia câu lạc bộ năng khiếu TDTT tại

trường


7


14


27


1.58


14

9

Nhà trường có xây dựng quy chế hoạt động cho các câu lạc bộ năng

khiếu TDTT


0


12


36


1.25


11

10

Nhà trường có phối hợp với ngành TDTT chuyên trách địa phương hỗ trợ hoạt động câu lạc bộ năng

khiếu TDTT của trường


0


0


48


1.00


9

11

Nhà trường có đội tuyển năng khiếu TDTT thành tích cao để tham gia các giải đấu do ngành

GD-ĐT và địa phương tổ chức


3


7


38


1.27


6

12

Nhà trường phối hợp với ngành TDTT chuyên trách tổ chức các hoạt động TDTT cho học sinh tiểu

học và cộng đồng


4


9


35


1.35


5

13

Nhà trường có trưng dụng cơ sở vật chất địa phương (sân bãi, dụng cụ,…) để tổ chức các hoạt động

TDTT một cách hiệu quả


5


7


36


1.35


4

14

Hiệu quả việc xã hội hóa TDTT cho học sinh từ cộng đồng và các

mạnh thường quân tài trợ.


4


8


36


1.33


10


Kết quả khảo sát thực trạng dạy các bài thể dục buổi sáng, thể dục giữa buổi, thể dục 1 phút – giữa tiết đối với lớp 1 cho thấy 3 tiêu chí này được nhà trường quan tâm nhiều nhất trong các tiêu chí về GDTC ngoài giờ lên lớp. Bởi việc tổ chức thể dục buổi sáng cho toàn trường, thể dục giữa buổi cho toàn trường và thể dục 1 phút giữa tiết (đối với học sinh lớp 1) đã được chỉ đạo cụ thể từ Sở GD-ĐT Vĩnh Long nhiều năm qua và đã trở thành nền nếp của các trường. Bên cạnh đó, đây là việc làm thường xuyên và bắt buộc không thể bỏ qua tại trường tiểu học, có sự tham gia trực tiếp của toàn bộ các lực lượng trong nhà trường nên đạt hiệu quả. Ngoài ra đây là hoạt động mà người quản lí dễ quan sát nhất nên có thể thường xuyên uốn nắn, nhận xét trong các phiên họp vì thế đạt hiệu quả là khách quan.

Việc học sinh được tham gia câu lạc bộ năng khiếu TDTT thì được đánh giá là rất thấp, nhất nhất ở các lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Việc này là động viên chứ chưa bắt buộc nên các năm qua còn hạn chế vấn đề này.

Các tiêu chí về xây dựng quy chế và quản lí thực hiện quy chế sinh hoạt câu lạc bộ năng khiếu TDTT tại trường tiểu học được đánh giá là chưa đạt yêu cầu. Đây là vấn đề khó đòi hỏi có nguồn nhân lực, có thời gian để quản lí việc thực hiện. Điều này còn tùy thuộc vào sự linh động trong công tác tài chính của cấp trên ngoài những định mức giờ dạy cụ thể để bồi dưỡng, chi trả thêm giờ hoặc huy động từ cộng đồng.

Việc phối hợp giữa nhà trường và cơ quan TDTT địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Tiêu chí về thành lập đội tuyển năng khiếu TDTT cho trường để dự nguồn tham dự các giải TDTT các cấp theo quy định cũng chưa được nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức.

Tiêu chí về việc huy động các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ xã hội hóa sự nghiệp GD-ĐT và sự nghiệp TDTT như tìm nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động này trong trường tiểu học cũng chưa được quan tâm nhiều, hiệu quả chưa đạt yêu cầu đề ra.



Hình 2 8 Thực trạng quản lí hoạt động GDTC ngoài giờ lên lớp Tóm lại thực 3

Hình 2.8. Thực trạng quản lí hoạt động GDTC ngoài giờ lên lớp

Tóm lại, thực trạng quản lí GDTC trong trường tiểu học có quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả chưa đạt yêu cầu mong đợi của nhân dân. Học sinh chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các hoạt động TDTT theo nhu cầu và sở thích của các em. Đây là vấn đề yếu kém lớn cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh

2.5.1. Thực trạng ảnh hưởng của chủ thể quản lí

Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng của chủ thể quản lí nhà trường ảnh hưởng tới hoạt động GDTC ở trường tiểu học chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu học thị xã Bình Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí