Quy Mô Và Tốc Độ Tăng Trưởng Cho Vay Sxnn Của Agribank Văn Bàn Từ 2016-2018


Nhìn chung, Nghị định 55 đã khắc phục được nhiều hạn chế trong Nghị định 41, đánh dấu những nỗ lực của NHNN và các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng đối các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động tín dụng cho khu vực nông nghiệp,nông thôn. Ngày 7 tháng 9 năm 2018 chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Về khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm:

a) Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;

b) Pháp nhân bao gồm:

(i) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

(ii) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý (iii) điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

(iii) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho SXNNvà các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.

Về mức vay

a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;


b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;”.

Về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp

a) Quản lý dòng tiền cho vay liên kết theo chuỗi giá trị:

Căn cứ vào hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị giữa tổ chức đầu mối và tổ chức, cá nhân tham gia liên kết (sau đây gọi là bên liên kết), tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với tổ chức đầu mối và/hoặc bên liên kết và quản lý dòng tiền cho vay chuỗi liên kết theo nguyên tắc sau:

(i) Tổ chức đầu mối và bên liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng cho vay và cam kết thực hiện tất cả các giao dịch tiền tệ liên quan đến chuỗi giá trị thông qua các tài khoản này.

(ii) Trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện tạm ứng chi phí sản xuất cho bên liên kết:

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức đầu mối để thanh toán: tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào để tạm ứng cho bên liên kết; tiền mua sản phẩm của bên liên kết sau khi khấu trừ tiền tổ chức đầu mối đã tạm ứng cho bên liên kết; chi phí chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tổ chức đầu mối.

- Tổ chức tín dụng thu nợ tổ chức đầu mối trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng của tổ chức đầu mối theo các hợp đồng tiêu thụ mà tổ chức đầu mối đã ký kết với nhà tiêu thụ và các nguồn thu hợp pháp khác.

(iii) Trường hợp tổ chức đầu mối không thực hiện tạm ứng chi phí sản xuất cho bên liên kết:

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với bên liên kết để thanh toán tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất liên kết.

- Tổ chức tín dụng thu nợ đối với bên liên kết trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng cho tổ chức đầu mối.

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức đầu mối để thanh toán: tiền mua sản phẩm của bên liên kết; chi phí chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tổ chức đầu mối. Việc giải ngân đối với tổ chức đầu mối để thanh toán tiền mua sản phẩm của bên liên kết gắn với thu nợ của bên liên kết.


- Tổ chức tín dụng thu nợ tổ chức đầu mối trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng theo các hợp đồng tiêu thụ mà tổ chức đầu mối đã ký kết với nhà tiêu thụ và các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Quản lý dòng tiền cho vay liên kết:

(i) Trường hợp các bên tham gia liên kết chỉ ký hợp đồng liên kết để thực hiện một hoặc nhiều khâu của chuỗi liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thì tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với các bên để thực hiện từng khâu trong chuỗi liên kết.

(ii) Tổ chức tín dụng và các bên tham gia liên kết thỏa thuận cụ thể thời hạn, kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời gian thực tế của mỗi khâu trong liên kết. Tổ chức tín dụng thực hiện trung gian thanh toán giữa các bên tham gia liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng trên cơ sở đề nghị của các bên tham gia liên kết.”.

Về tài sản đảm bảo

1. Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

2. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

3. Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.

50


3.2.2. Tình hình cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn


Bảng 3.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn từ 2016-2018


Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

2017/2016

2018/2017

TT

Chỉ tiêu

Số tiền

(Tỷ.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(Tỷ.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(Tỷ.đ)

Tỷ trọng

(%)

(%)

(%)

1

Tổng dư nợ cho vay SXNN

156

100,0

158

100,0

178

100,0

101,2

112,6

2

Dư nợ đối với hộ SXNN

145

93,0

150

95,0

170

95,5

103,4

113,3

3

Dư nợ cho vay đối với HTX

11

7,0

8

5,0

8

4,5

72,7

100,0

4

Dư nợ cho vay đối với DN

0


0


0




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 8

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)


Cũng như các chi nhánh khác thuộc hệ thống Agribank Lào Cai, chi nhánh Văn Bàn luôn chú trọng tới hoạt động cho vay SXNN. Hơn thế nữa, do Văn Bàn là một huyện mà hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chính vì vậy hoạt động cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay cá nhân và cho vay SXNN.

Hoạt động cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn bao gồm cho vay các mảng như: cho vay trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm, cho vay chăn nuôi, cho vay mua giống, phân bón, chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án của SXNN, HTX và doanh nghiệp. Những năm qua chi nhánh đã làm rất tốt công tác cho vay vốn đối với SXNN, tạo niềm tin tới các khách hàng của Agribank, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Văn Bàn ngày càng phát triển, đóng góp một phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của địa phương.

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các loại hình cho vay khác. Đạt được kết quả cao như vậy là do những thuận lợi về tăng trưởng kinh tế của huyện Văn Bàn cũng như việc hoạt động có hiệu quả trong công tác cho vay vốn của các cán bộ tín dụng của chi nhánh. Ngoài ra tác động của Nghị định 55 của Chính phủ về việc tập trung đầu tư cho SXNN cũng làm cho dư nợ cho vay SXNN được tăng trưởng trong thời gian này.

Đi sâu phân tích cụ thể, có thể thấy năm 2016 dư nợ cho vay SXNN đạt 156 tỷ đồng. Đến năm 2017 dư nợ cho vay SXNN tăng cao hơn so với năm 2016 và và đạt 158 tỷ đồng. Dư nợ SXNN tăng như vậy chứng tỏ Chi nhánh đã có những giải pháp đúng đắn có hiệu quả giúp thúc đẩy thế mạnh của ngân hàng mình là cho vay SXNN. Sang năm 2018, dư nợ cho vay SXNN đạt 178 tỷ đồng. Nhìn chung hoạt động cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn đạt hiệu quả cao, là một trong những hoạt động chủ lực của ngân hàng, qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao so với tổng dư nợ tín dụng.


Bảng 3.5: Dư nợ cho vay SXNN phân theo thời gian của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn các năm 2016-2018

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

TT

Chỉ tiêu

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng




(%)

(Tr.đ)

(%)

(Tr.đ)

(%)

1

Dư nợ cho vay SXNN

156

100,0

158

100,0

178

100,0

2

Ngắn hạn

130

83,3

138

87,3

145

81,5

3

Trung dài hạn

26

16,7

20

12,7

33

18,5

(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)

Nhìn vào bảng số liệu của Agribank chi nhánh Văn Bàn cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng ở mức rất cao, trên 80% (năm 2016 tỷ trọng đạt 83,3 %, năm 2017 đạt 87,3 %, và năm 2018 tỷ trọng này giảm xuống còn 81,5

%). Việc tập trung vào cho vay ngắn hạn là do ngân hàng căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của SXNN, phần lớn các khách hàng đều kinh doanh theo mùa vụ với mục đích vay vốn để mua con, giống, cây trồng, nguyên vật liệu, phân bón, mua trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Ví dụ, như SXNN có 2 vụ chính trong một năm, như vậy việc sản xuất và thu hoạch diễn tra trong một thời gian ngắn, ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch cũng theo mùa, hay như ngành thương mại dịch vụ các hộ chủ yếu vay để làm vốn lưu động mua các sản phẩm hàng hóa… chỉ có một số ít ngành lâu thu hồi vốn nên chọn vay trung dài hạn như lâm nghiệp, thủy sản.

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh. Thông qua đó, ta nhận thấy lĩnh vực truyền thống trong cho vay của chi nhánh là cho vay nông nghiệp, trong đó tập trung cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nông sản và


thủy sản,... Đồng thời mở rộng cho vay các nhu cầu mua sắm máy móc, phục vụ nông nghiệp, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, các nhu cầu về đời sống của hộ nông dân. Lãnh đạo của đơn vị đã bám sát chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chế độ quy định của ngành, vận dụng thế mạnh của địa phương là SXNNmang tính thời vụ cao, xây dựng kế hoạch dư nợ cho từng xã, thị trấn, chỉ đạo các các phòng nghiệp vụ phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn điều tra, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các cơ sở SXNN để thẩm định kịp thời, lập kế hoạch cho vay, thông báo công khai lịch cho vay đến các khách hàng biết, chủ động tìm kiếm đối tác, đặc biệt là Ngân hàng đã áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất dành riêng cho những khách hàng truyền thống đã vay vốn nhiều lần và có thành tích trả nợ tốt trong quá khứ, để thu hút khách hàng có nhu cầu, đến giao dịch với Ngân hàng, trong đó trọng tâm là các hộ nông dân.

Bảng 3.6: Hình thức đảm bảo cho vay SXNN


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

1

Dư nợ cho vay SXNN

Tỷ đồng

156

158

178

2

Có tài sản đảm bảo

%

20

20

20

3

Không có tài sản đảm bảo

%

80

80

80

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)

Dữ liệu bảng trên cho ta thấy hình thức cho vay SXNN có tài sản đảm bảo luôn đạt tỷ lệ vượt trội so với không có tài sản đảm bảo, đều này chứng tỏ sự ổn định về tính bền vững trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng vậy mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Nhưng giữa lợi nhuận và rủi ro luôn có sự song hành lẫn nhau, lợi nhuận càng nhiều thì kéo theo đó rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Do đó, chi phí cơ hội của việc tạo ra lợi nhuận


và rủi ro phải gánh chịu luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm trong mọi chiến lược kinh doanh.

Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu cho vay SXNN

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


TT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1

Tỷ lệ nợ xấu toàn Chi nhánh

0,04

0,06

0,08

2

Tỷ lệ nợ xấu cho vay SXNN

0,04

0,06

0,08

3

Trong đó




-

Hộ SXNN

0,04

0,06

0,08

-

HTX




-

Doanh nghiệp NN




(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)


Tăng trưởng, mở rộng cho vay luôn đi kèm với những rủi ro tiền ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng cho vay SXNN một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Trong giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Agribank Văn Bàn được duy trì ở mức thấp nằm trong mức giới hạn cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh co xu hướng tăng lên, đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong thời gian tới.

Ngoài việc đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng, chất lượng tín dụng của Chi nhánh vẫn đang được kiểm soát tốt. Chất lượng tín dụng luôn đi đôi với đầu tư và tăng trưởng tín dụng là một chỉ tiêu luôn được quan tâm trước, trong và sau khi cho vay. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023