Nguyên Nhân Hạn Chế Nguyên Nhân Khách Quan


Về quy hoạch xây dựng NTM: Được xác định là nội dung quan trọng, phải được triển khai sớm để định hướng và làm cơ sở lập Đề án xây dựng NTM. Đến hết năm 2020, có 184/184 xã đạt tiêu chí quy hoạch; 05 huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam đạt tiêu chí quy hoạch.

Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM: Đến hết năm 2020 toàn Tỉnh có “127/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 69%, (cao hơn bình quân chung cả nước hiện là 62%, đứng tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc), đạt 117,4%” [201, tr. 4]; 3 huyện đạt chuẩn NTM (huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên) đạt 100% kế hoạch; số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,3%, bằng bình quân chung cả nước, đạt 100,6% kế hoạch; không còn xã dưới 10 tiêu chí, đạt 100% kế hoạch.

Trong cùng thời gian tiến hành xây dựng NTM, so với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, kết quả của Bắc Giang là nổi bật, cụ thể: Số xã đạt chuẩn NTM tỉnh Bắc Giang 127/184 xã (chiếm 69%) gấp 2,4 lần so với tỉnh Lạng Sơn 51/181 xã (chiếm 28,1%); cao gấp 2,3 lần so với tỉnh Tuyên Quang 36/124 xã (chiếm 29,03%); cao gấp 1,7 lần so với tỉnh Hòa Bình 53/131 xã (chiếm 40,5%) và 1,5 lần so với tỉnh Phú Thọ 95/196 xã (chiếm 45,5%). Tiêu chí bình quân tỉnh Bắc Giang đạt 16,3 tiêu chí/xã thì Lạng Sơn đạt 11,5 tiêu chí/xã, Tuyên Quang 14,06 tiêu chí/xã, Phú Thọ 15 tiêu chí/xã, Hòa Bình 15,1 tiêu chí/xã [Phụ lục 24]. Với đặc điểm địa hình chia cắt, xác định tiêu chí giao thông là khâu đột phá được đầu tư xây dựng trong 10 năm toàn vùng đã xây dựng được trên 28.000 km đường giao thông nông thôn trong đó: Bắc Giang xây mới, cải tạo, nâng được trên 9.868km, Thái Nguyên gần 8.005km Phú Thọ gần 4.190km, Tuyên Quang trên 3.400km… Đến hết năm 2020, Bắc Giang có 154/184 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 83,7%); Thái Nguyên có 104/139 xã (chiếm 74,8%), Phú Thọ có 118/196 xã (chiếm 60,2%). Điều đó cho thấy Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang mang tính toàn diện. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH, sản xuất nông


nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường được Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm.

Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi căn bản: Hạ tầng KT - XH được tập trung đầu tư, nâng cấp có chuyển biến rõ nét, góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, vui chơi, giải trí và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân, nhất là đường giao thông nông thôn. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, cải tạo; hệ thống lưới điện được ngành điện quan tâm đầu tư, nâng cấp góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân; trường học các cấp được quan tâm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị đảm bảo tốt điều kiện học tập cho học sinh; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư ở các xã đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nông thôn. Cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư và thực hiện tốt việc huy động xã hội hóa trong xây dựng và vận hành nhà văn hóa xã, thôn.

Phát triển sản xuất có nhiều điểm mới, nổi bật: Đã thu hút được HTX, doanh nghiệp, cá nhân vào đầu tư vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao bước đầu đem lại hiệu quả; dồn điền, đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn đạt kết quả cao góp phần thay đổi cách thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn có liên kết; hình thức tổ chức sản xuất được củng cố, HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả được nhân rộng; Chương trình OCOP được tập trung thực hiện, các tổ chức, cá nhân dần quan tâm đến việc xây dựng nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên: Thu nhập, điều kiện và mức sống của Nhân dân được cải thiện. Chất lượng đời sống văn hoá tinh thần của người dân được nâng cao. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM đạt nhiều kết quả; an sinh xã hội được quan tâm; văn hoá, giáo dục, y tế và môi trường nhiều nội dung có chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

chất lượng, kết quả thực hiện một số nội dung đứng tốp đầu cả nước; HTCT ở cơ sở được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố.

4.1.1.2. Nguyên nhân ưu điểm

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 17

Những ưu điểm trong hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020 có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là:

Một là, có sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là các bộ, ngành Trung ương.

Quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM Đảng bộ tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và sự giúp đỡ có hiệu quả của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn của các bộ, ban, ngành Trung ương, sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, báo chí... Điều đó được thể hiện trước hết và chủ yếu ở các văn kiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn… của Trung ương Đảng, Chính phủ và bộ, ngành liên quan đối với quá trình xây dựng NTM của cả nước cũng như tỉnh Bắc Giang. Nhờ đó quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang luôn phát triển đúng hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Hai là, có sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và chính quyền các cấp.

Với quyết tâm chính trị cao, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp xây dựng xây dựng NTM. Bằng những quyết sách đúng đắn, cách làm phù hợp với thực tiễn của địa phương, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT từ Tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là phát huy vai trò của chi bộ Đảng thôn, vai trò của người đứng đầu các tổ chức cơ quan, đơn vị. Nhờ đó đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân nông thôn và sức mạnh của cộng đồng; sự hưởng ứng, đồng thuận, đoàn kết


chung sức, chung lòng, tích cực tham gia thực hiện Chương trình. Có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng thường xuyên trong quá trình thực hiện để tìm ra, nhân rộng những cách làm hay, khắc phục các hạn chế tồn tại, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các địa phương.

Ba là, sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chủ trương đúng, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Vì vậy, ngay sau khi Đảng ban hành Nghị quyết, Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện đã được đông đảo cán bộ, Nhân dân ở các địa phương trong cả nước hưởng ứng và tích cực tham gia.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của Nhân dân, nông thôn tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực. Phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng NTM” đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có sức lan tỏa sâu rộng và được người dân đồng tình hưởng ứng. Theo đó, Hội Cựu chiến binh phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu chung sức xây dựng nông thôn mới”, Hội Phụ nữ phong trào “5 không, 3 sạch”, Lực lượng vũ trang phong trào “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới”… Nhờ đó, nhận thức của đa số người dân về Chương trình ngày càng được nâng cao, vai trò chủ thể của người dân được phát huy, chủ động tham gia đóng góp ngày công, tiền của làm công trình công cộng; mỗi địa phương đều có cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện của mình. Nếu không có sự đồng tình, ủng hộ của người dân, mọi chủ trương, chính sách dù đúng đến mấy cuối cùng không thể thành công thực hiện.

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Hạn chế

Một là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về xây dựng NTM chưa thống nhất.

Nhận thức về xây dựng NTM là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, là cơ sở để xây dựng


nông thôn Bắc Giang ngày càng giàu đẹp. Từ năm 2010 đến năm 2020, sau khi có nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động về xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và các lực lượng có liên quan đã tiến hành rất nhiều các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và mọi người dân cho sự nghiệp cam go, phức tạp nhưng rất cao cả, nhân văn này. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng thuận là chủ đạo, thì một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân vẫn còn có những quan điểm, ý kiến khác nhau như tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vẫn còn tồn tại. Có một số người cho rằng, vấn đề xây dựng NTM là của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, có thì hưởng không có thì thôi… Chính sự nhận thức sai lệch đó dẫn đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, sức mạnh tổng hợp của địa phương cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Hai là, chỉ đạo xây dựng NTM có mặt còn lúng túng, chưa phù hợp với thực tiễn địa phương.

Trong chỉ đạo thực hiện tiêu chí chợ nông thôn, UBND Tỉnh đã rất nỗ lực chỉ đạo quy hoạch, nâng cấp, cải tạo chợ nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, nhưng trên thực tế do đặc điểm, phong tục tập quán, thói quen và thị hiếu của người dân nông thôn, nhiều chợ được xây dựng mới nhưng không có người họp, hình thành nhiều chợ cóc, tự phát. Chỉ đạo thực hiện tiêu chí 17.3. nghĩa trang; năm 2013, UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 74/2013/QĐ- UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác trên địa bàn Tỉnh, trong đó quy định rõ, gia đình có người qua đời phải an táng, đặt, xây mộ đúng nơi quy định của địa phương. Tuy nhiên thực tế, do các nghĩa trang hình thành tự phát từ khá lâu, không có quy chế quản lý nên bố trí lẫn lộn, quay nhiều hướng với kiểu dáng, kích thước, diện tích khác nhau. Nhiều địa phương


trong Tỉnh hiện còn sử dụng đất nông nghiệp để xây cất mộ. Theo ông Lưu Xuân Vượng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, việc quản lý nghĩa trang nhân dân hiện còn nhiều bất cập. Việc đặt mộ trên đất nông nghiệp, gần khu dân cư làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Tiêu chí văn hóa tuy đã chỉ đạo thực hiện nhưng tiến độ điều chỉnh, bổ sung còn chậm do nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

Dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch ruộng đồng và triển khai cánh đồng mẫu lớn nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nhưng loại cây trồng trong triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lại phần lớn về lúa, chiếm 65 - 70% tổng số cánh đồng nên chưa phát huy hết khả năng sản xuất của các cánh đồng; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn thấp; sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, tem nhãn đạt chuẩn và truy xuất nguồn gốc chưa nhiều nên chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Chính sách phát triển nông nghiệp còn phân tán ở nhiều văn bản, khó khăn trong lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện.

Ba là, tiêu chí môi trường chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Tiêu chí môi trường vẫn là tiêu chí khó đối với các xã nhất là chất thải sinh hoạt. Đến hết năm 2020 còn 72 xã chưa có khu thu gom rác tập trung, rác thải được thu về bãi tập kết nhưng chưa được xử lý; tỷ lệ thu tiền dịch vụ vệ sinh môi trường đạt thấp 73% (thấp nhất huyện Lục Ngạn); tình trạng xả rác thải, xác động vật chết ra kênh mương, đường giao thông diễn ra ở nhiều nơi; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa được đầu tư đồng bộ, các khu thu gom, xử lý cơ bản đã quá tải, việc xây dựng khu xử lý rác thải, nhà máy xử lý rác thải chưa được nhiều người dân đồng thuận; thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật và nước thải khu dân cư, chất thải từ hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa được quan tâm. Phong trào huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường ở một số địa phương chưa có chuyển biến rõ rệt.


4.1.2.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan

Một là, Bắc Giang xây dựng NTM trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức do xuất phát điểm kinh tế thấp.

Khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang có thuận lợi là một trong 11 địa phương được Ban Bí thư chỉ đạo làm điểm. Tuy nhiên xuất phát điểm kinh tế của Tỉnh thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, hạ tầng KT - XH chưa đồng bộ, lại phải đối mặt với thiên tai, diễn biến bất thường của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến khá phức tạp, giá cả vật tư không ổn định, hoạt động sản xuất của một số doanh ghiệp, tổ chức còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và huy động nguồn vốn xây dựng NTM. Cùng với đó, số tiêu chí của các xã đạt thấp, số tiêu chí bình quân mới đạt 7,2 tiêu chí, có 01 xã đạt trên 14 tiêu chí và có đến 175 xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Hai là, cơ chế, chính sách xây dựng NTM còn thiếu đồng bộ.

Các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách của Trung ương chưa kịp thời, đồng bộ, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ba là, xây dựng NTM là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ lớn, quan trọng, có nhiều vấn đề mới, nhiều việc phải làm, thời gian thực hiện chưa nhiều. Thời gian đầu nhiều địa phương trong Tỉnh còn lúng túng trong triển khai; chưa có sự phối hợp, kết hợp tốt và giải pháp tuyên truyền chưa thực sự phù hợp, chưa sâu, vì vậy nhiều đơn vị chưa tạo được phong trào mạnh mẽ về xây dựng NTM.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân về xây dựng NTM chưa toàn diện.

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn, NTM. Công tác tuyên truyền vận động thực


hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở một số nơi chưa sâu, chưa có nhiều đổi mới phương pháp tuyên truyền (nhất là ở cấp thôn) dẫn đến người dân còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nghĩ đó là việc phải làm của Nhà nước. Tuyên truyền trực quan có địa phương còn hình thức và chưa được quan tâm đúng mức: Chỉ tập trung xây dựng một số mô hình ở một thời điểm nhất định sau đó hiệu quả hoạt động không cao (như mô hình nhà lưới ở xã Việt Tiến, huyện Việt Yên thời gian đầu hoạt động hiệu quả, sau đó bị bỏ hoang hóa) ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân.

Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền có lúc chưa kiên quyết.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương có nơi, có lúc chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, còn có một số cán bộ chưa thật sự tâm huyết. Một số sở, ban, ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí NTM của ngành là nhiệm vụ trọng tâm nên chưa thực sự quan tâm, sâu sát, nắm tình hình tại địa phương cơ sở được phân công từ việc xây dựng kế hoạch, đánh giá tiêu chí, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, nắm bắt kết quả thực hiện các tiêu chí tại cơ sở. Huyện Sơn Động giai đoạn 2015 - 2020 chưa có thêm xã đạt chuẩn NTM; huyện Việt Yên sau đạt chuẩn chưa chỉ đạo xây dựng xã NTM nâng cao; các xã ở một số địa phương đã đạt chuẩn chưa chủ động trong thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao; các xã chưa xác định đạt chuẩn chưa thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên kết quả chưa cao ở một số địa phương.

Ba là, công tác kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm có lúc chưa kịp thời.

Đánh giá thực trạng, mức độ đạt chuẩn các tiêu chí ở nhiều xã, cấp huyện chưa sát thực tế, ảnh hưởng lớn đến việc xác định nội dung, công việc, lộ trình thực hiện. Một số nơi, trong chỉ đạo chưa quan tâm hoàn thiện thực chất các tiêu chí, có tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn với thành tích đã đạt được, không quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng và số lượng chỉ tiêu, tiêu chí.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí