Phân Cấp Quản Lý Hệ Thống Công Trình Giao Thông Nông Thôn

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đưòng GTNT của các cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm.

Đảm bảo phát triển giao thông nông thôn có kế hoạch, hài hoà, hợp lý và gắn kết được với hệ thống giao thông vận tải quốc gia.

Kết hợp giữa đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp với triển khai đồng bộ công tác quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn.

Thực hiện phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường giao thông nông thôn.

2.1.4.3 Phân cấp quản lý hệ thống công trình giao thông nông thôn

Hệ thống tổ chức quản lý và phân cấp quản lý hệ thống GTNT: Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số 11/2010/NĐ­CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc quản lý hệ thống đường GTNT (gồm đường huyện, đường xã) được xác định do Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh quy định; thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT

(đường huyện, đường xã) do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; như vậy theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT do UBND tỉnh quản lý.

Các cấp tham gia quản lý hệ thống GTNT trên thực tế gồm 4 cấp

sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

­ Khách quan bao gồm:

+ Cấp trung

ương: Bộ

GTVT (Tổng Cục đường bộ

Việt Nam, Cục

Đường thủy nội địa).

+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT).

­ Chủ quan bao gồm:

+ Cấp huyện: UBND huyện (Phòng Công Thương huyện). Phòng Công Thương được giao giúp UBND hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện

+ Cấp xã: UBND xã.

Nội dung quản lý đường GTNT ở các cấp:

­ Cp trung ương: Bộ GTVT (Tổng cục ĐBVN, Cục Đường thủy nội địa) có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống GTNT bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT.

Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn Các Bộ 1

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn

Các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây dựng có trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, phân bổ các nguồn vốn cho các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có GTNT, xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng GTNT, ban hành hệ thống định mức và đơn giá, cơ chế hoạt động quản lý của Ban quản lý xây dựng GTNT ở địa phương cũng như hướng dẫn các quy chế đầu tư­xây dựng và đấu thầu cho các cấp các ngành và địa phương thực hiện.

­ Cp tnh: Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh

giao quản lý hệ GTNT.

thống GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển

­ Cấp huyện: UBND Huyện là cơ

quan quản lý hệ

thống đường

huyện, đường xã. Hiện tại cấp huyện đã tham gia là chủ đầu tư, thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo quy định của luật xây dựng.

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã; quản lý số liệu hệ thống đường GTNT.

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên đường GTNT, hệ thống biển báo hiệu an toàn.

­ Cp xã: UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã. Tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường xã.

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường xã, quản lý số liệu hệ thống đường GTNT trên địa bàn xã.

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên các tuyến đường do xã quản lý và hệ thống biển báo hiệu an toàn.

­ Các bất cập về tổ chức quản lý giao thông nông thôn

­ Chưa có mô hình tổ chức chung quản lý GTNT thống nhất, hợp lý

trong cả

nước, đặc biệt là cấp huyện, xã.

Ngoài ra việc đầu tư

phát triển

GTNT từ nhiều nguồn khác nhau và được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau (Bộ NN&PTNT, KHĐT, Xây dựng, Uỷ ban dân tộc miền núi...) nên việc kiểm soát xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của ngành GTVT không được chặt chẽ, do vậy hạn chế trong quá trình khai thác công trình sau này.

­ Năng lực quản lý, kỹ thuật chuyên môn về giao thôn nông thôn còn nhiều yếu kém. Cấp vĩ mô: Tại Bộ GTVT có tổ giao thông địa phương chỉ có 2 cán bộ chuyên theo dõi GTNT nên rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý cả hệ thống giao thống GTNT lớn của cả nước. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ yếu chỉ quản lý chung về hệ thống đường bộ, đường thủy quốc gia; không có sự quản lý sâu sát hệ thống đường bộ, đường thủy địa phương. Năng lực của cán bộ cấp huyện về quản lý GTNT thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cấp xã còn rất hạn chế, trình độ hiểu biết cả về quản lý lẫn chuyên môn GTNT thấp, kiêm nhiệm và không ổn định, làm việc theo nhiệm kì.

­ Nhiều văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn chưa thực sự hài hoà với thông lệ quốc tế, liên tục thay đổi, trong khi năng lực của các cán bộ quản lý dự án lại hạn chế. Chính vì vậy, sự phối kết hợp giữa trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, thiếu chế độ trách nhiệm rõ ràng trong chỉ đạo và thực hiện.

­ Hệ thống thông tin tư liệu thiếu, tản mạn và chưa tin cậy. Chế độ báo cáo, thống kê thường xuyên từ cơ sở tới các cấp quản lý không thực hiện đúng theo quy định. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, nên công tác quản lý hệ thống GTNT hiệu quả thấp.

­ Phát triển giao thông nông thôn chưa kết hợp chặt chẽ với thuỷ lợi, các cụm kinh tế, cụm dân cư, định canh, định cư và an ninh quốc phòng. Khi thiết kế, xây dựng đường giao thông nông thôn chưa xét đến phương tiện vận tải về số lượng và tải trọng lưu thông nên đường bộ bị phá hoại nhanh. Quy trình quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công chưa được bổ sung và từng bước hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.


2.1.4.4 Quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn

Quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn là một công

việc rất quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình

đường)

ở thời kỳ

khai thác (vận hành để

đường đảm bảo hoạt động bình

thường theo chức năng của nó; bảo trì nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác). Đặc biệt, nhu cầu vốn duy tu bảo dưỡng đường nông thôn cũng tăng lên. Tuy nhiên, công tác này lại hoàn toàn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là nhiều tuyến đường, kể cả những đoạn mới phục hồi đã bị hư hỏng và xuống cấp nhanh.

Quản lý, khai thác đường bộ giao thông nông thôn có nội dung rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau như: (1) Quản lý quy hoạch giao thông nông thôn; (2) Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ GTNT sau khi xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa định kỳ, sửa chữa đột xuất; (3) Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ giao thông nông thôn (bao gồm: các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng,

hồ sơ

mốc lộ

giới,...); (4) Tổ

chức thực hiện quản lý, bảo vệ

công trình

đường bộ GTNT…

Các nội dung này đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng. Hệ thống quản lý được quy định

thống nhất từ Trung ương đến địa phương đặc biệt cấp huyện và cấp xã là cấp trực tiếp quản lý và thực hiện phát triển giao thông nông thôn.

Công tác quản lý khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn có tầm quan trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo nâng cấp, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Việc quản lý khai thác, phải được thực hiện ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và khối lượng khai thác của con đường.

Bảo dưỡng đường được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc, việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu thống kê khối lượng bảo dưỡng (Bảo dưỡng đường huyện: nguồn vốn cho bảo dưỡng đường huyện chủ yếu xác định từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh và huyện; Bảo dưỡng đường xã và đường thôn, xóm; Đường xã sử dụng ngân sách xã hàng năm có hỗ trợ một phần từ tỉnh, huyện; đồng thời đường xã, đường thôn, xóm được xác định nguồn chủ yếu từ việc huy động sự đóng góp từ người dân, vì thực tế các tuyến đường này người dân nội bộ sử dụng là chủ yếu).

Thực tế hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình sự nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, hoạt động theo hình thức vốn sự nghiệp do Nhà nước quản lý.

Việc duy tu bảo dưỡng đường rất tốn kém tại vùng nông thôn và mọi nỗ lực cần được bỏ ra nên tập trung vào một mạng lưới nòng cốt được lựa chọn một cách cẩn thận, đồng thời dựa vào các nguồn lực địa phương càng nhiều càng tốt. Sự quản lý gắn liền với những ai tham gia vào quá trình chọn lựa tuyến đường ngay từ ban đầu, vì nếu họ không có tiếng nói thì sẽ không muốn đóng góp.

Việc duy tu bảo dưỡng là một yếu tố then chốt liên quan đến cả về mặt kỹ thuật, tài chính và thể chế. Các vấn đề thường phát sinh vì quỹ cho

việc duy tu bảo dưỡng và trách nhiệm cho từng cấp chính quyền liên quan tới các việc cần làm được xác định như các việc phải làm, qui định người chịu trách nhiệm về công việc đó, xác định rõ phần ngân sách cần thiết cũng như các nguồn lực để gây quỹ thường không được xem xét một cách cẩn trọng.

Vì đường giao thông nông thôn được thiết kế nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đường được thiết kế không phức tạp, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loại đường này dễ bị xuống cấp. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng xuống cấp của các con đường giao thông nông thôn.

Đường nông thôn thường là đường đất, hoặc nền đường không được xử lý tốt nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnh đường hoặc bắc qua đường, nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vào làm đường bị hỏng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: tác động môi trường (điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa nắng, lũ lụt...); tải trọng tác động lên mặt đường (người và xe chạy trên đường, nhất là xe quá tải); các tác nhân khác (cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai...); yếu tố con người (việc sử dụng mặt đường, vai đường, rãnh thoát nước để chất đống vật liệu và nông sản của địa phương, gây cản trở thoát nước, làm hỏng kết cấu mặt và rãnh, người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đường giao thông vào các mục đích khác).

Các loại hỏng hóc, sự cố mà đường giao thông nông thôn thường gặp là ổ gà, sụt lún nhỏ lề đường, mặt đường bị lượn sóng, sạt lở lề đường... Bảo dưỡng đường giao thông nông thôn là công việc rất cần thiết. Bảo dưỡng thực chất là trả lại trạng thái tốt cho đường, nhằm đảm bảo khả năng thông xe của

tuyến, giữ

cho tuyến

ở trạng thái phục vụ

tốt. Bảo dưỡng bao gồm: Bảo

dưỡng đường không dải mặt, bảo dưỡng lớp bề mặt của đường có rải mặt, bảo dưỡng thường xuyên và làm mới định kỳ lớp áo đường bằng đá hoặc láng lớp mặt. Trong thực tế, tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay vô cùng

quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng nông thôn. Việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên là một việc làm cần thiết. Có thể nói việc duy tu bảo dưỡng không đòi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật cũng không phức tạp nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ. Từ trước đến nay, việc bảo dưỡng duy

tu chưa được coi trọng và trên thực tế việc bảo dưỡng cũng chưa đúng kỹ

thuật. Bảo dưỡng thường xuyên có nghĩa là phải đảm bảo con đường phục vụ tốt một cách liên tục. Bảo dưỡng nhằm:

­ Làm giảm mức độ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường, nếu

những con đường không được duy tu bảo dưỡng, thì thời gian sử đường sẽ bị rút ngắn.

dụng con

­ Không duy trì chi phí vận hành hợp lý và thời gian đi lại của người sử dụng đường; nếu con đường không được duy tu bảo dưỡng, chi phí vận hành sẽ cao hơn và thời gian đi lại trên đường lâu hơn. Kết quả người dân sẽ tốn thêm tiền chi phí khi đi lại trên đường đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thông khi đi lại trên đường.

­ Đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thông khi di lại trên đường. Trong các loại sự cố thường gặp, nhất là đối với các đường đất, đường

cấp phối, đá dăm và đường gạch thì

ổ gà là loại hỏng hóc phổ

biến nhất.

Nguyên nhân là do kết cấu mặt đường yếu, xe tải trọng lớn đi lại nhiều làm cho chỗ mặt đường đó bị lún xuống, sau một thời gian sẽ bị rửa trôi, đọng nước và làm mất kết cấu mặt chỗ đó tạo thành những hố sâu. Những ổ gà này nếu không được bảo dưỡng, vá lấp kịp thời sẽ ngày càng bị rộng ra, có thể làm mất luôn kết cấu mặt đường nếu gặp trời mưa lâu ngày.

Còn có rất nhiều loại hỏng hóc và sự cố cần được bảo dưỡng như: cắt cỏ, phát cây, các rãnh thoát nước hiện tại, sửa chữa nhỏ các rãnh thoát nước, dọn thông các kết cấu thoát nước, dọn sạch các cầu hiện tại, sửa chữa nhỏ mái dốc nền đường, sửa chữa lề đường, mặt đường. Tuy nhiên thực tế việc bảo dưỡng vẫn chưa thực sự được quan tâm. Tình trạng hiện nay của công tác

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí