Cách Thức Thực Hiện Biện Pháp Một Là, Đối Với Cbql Và Giáo Viên

Trẻ mầm non (đối tượng được GDTM) chưa có ý thức kiểm soát mọi suy nghĩ, hành động một cách chặt chẽ. Do vậy, CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ các KNS thiết yếu như kỹ năng ứng xử với người lớn, với bạn bè, từ đó làm cho trẻ tự nguyện chấp nhận những yêu cầu của nhà giáo dục để từng hình thành KNS đúng đắn, lành mạnh, có những hành vi ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức của cuộc sống.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp Một là, đối với CBQL và giáo viên

CBQL trường học thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh nhận thức được trách nhiệm của mình trong GDTM cho trẻ, thông qua giáo dục không chỉ cung cấp cho trẻ những tri thức, chuẩn mực hành vi ứng xử, hình thành tình cảm mà còn giúp cho trẻ rèn luyện các thói quen sinh hoạt đúng đắn thông qua các hoạt động học tập, GDTM hàng ngày.

Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, học chính trị, buổi họp hội đồng để giúp cho giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong GDTM cho trẻ, có thái độ đúng đắn trong việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường cùng tham gia giáo dục đạo đức, phong cách lối sống, tình cảm tích cực cho trẻ. Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, căn cứ vào các văn bản mang tính chất pháp lý, qui định về chức năng nhiệm vụ của người quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, quy chế tổ chức GDTM cho trẻ thông qua các nội dung giáo dục, tổ chức hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể hay các hoạt động dã ngoại khác… đã được quy định ở từng tháng, học kỳ và năm học. Yêu cầu giáo viên nghiên cứu nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của mình như: chịu trách nhiệm chính trong hoạt động dạy học, giáo dục để phát triển các phẩm chất nhân cách cho trẻ. Hoặc là tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động giáo dục của lớp theo sự phân công nhiệm vụ của CBQL giáo dục trong nhà trường, thông qua đó GDTM cho trẻ.

CBQL giáo dục nhà trường cần thông qua các buổi họp chuyên môn, sinh hoạt hàng tuần để tuyên truyền, vận động, giải thích cho giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường hiểu rõ về vai trò của GDTM đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ mầm non.

Do trẻ tại các trường mầm non có tuổi từ 3 đến 6 tuổi, nhân cách của trẻ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, trẻ đang học hỏi về cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày, nên giáo viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần hiểu đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của GDTM cho trẻ, để mỗi chủ thể giáo dục trong nhà trường thấy rõ trách nhiệm của mình trong tổ chức và tiến hành các hoạt động GDTM cho trẻ nhằm đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới.

Hai là, đối với cha mẹ trẻ

CBQL giáo dục, giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường cần làm tốt việc tuyên truyền để cha mẹ trẻ thấy được vai trò to lớn của GDTM đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện tính chủ động trong ứng xử, giải quyết các mối quan hệ; thông qua GDTM giúp trẻ từng bước mở mang kiến thức, tạo hứng thú cho trẻ tiếp tục

tham gia các hoạt động học tập theo chương trình giáo dục mầm non. Cần làm cho phụ huynh thấy việc GDTM cho trẻ có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động vui chơi, tiếp thu kiến thức, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhân cách của trẻ, qua đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh trong phối hợp GDTM cho trẻ.

Thông qua các cuộc họp phụ huynh ở đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học, nhà trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh của trẻ hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về nội dung, cách thức tổ chức GDTM cho trẻ, qua đó tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình giáo dục, giúp đỡ trẻ phát triển nhận thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đồng thời, lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình về nội dung, cách thức tổ

chức GDTM cho trẻ, thông qua đó tạo ra sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để xây dựng kế hoạch và kịp thời giúp cha mẹ trẻ giải quyết những vướng mắc, mời đại diện cha mẹ của trẻ cùng tham gia tổ chức, quản lý trẻ khi tổ chức các hoạt động dã ngoại để GDTM cho trẻ.

Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 10

Thông qua GDTM, trẻ tiếp tục được giáo dục tinh thần đoàn kết, thực hiện nếp sống văn minh, phong cách có văn hoá trong giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình và mọi người xung quanh, giúp trẻ biết kính trên, nhường dưới, biết nghe lời thầy cô giáo, qua đó khơi dậy tình cảm, thái độ tôn trọng, niềm tin, ý thức trách nhiệm của trẻ đối với chính mình và những người xung quanh.

3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Chương trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ được quy định trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên thực tế nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động GDTM giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp, cảm nhận cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Chính vì thế rất cần sự sáng tạo của giáo viên trong việc thiết kế chương trình giáo dục thẩm mĩ để tăng cường các hoạt động giáo dục cho trẻ, tạo sự hứng thú, mới lạ cho trẻ.

Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, và trong tác phẩm nghệ thuật. Hình thành được khả năng sáng tạo và kỹ năng học tập, vi chơi. Đặc biệt thông qua nội dung chương trình tạo hình mới giúp trẻ yêu thích và hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật hơn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Thiết kế các hoạt động giáo dục thẩm mĩ thông qua việc:

- Thiết kế các hoạt động như : cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên thông qua hoạt động khám phá MTXQ, cảm nhật nghệ thuật thông qua tác phẩm văn chương, thông qua hoạt động tạo hình như : xé, dán, cắt, vẽ, nặn, tô. Thông qua việc tạo ra các ví dụ minh họa, tạo môi trường sinh động để trẻ dễ dàng hình thành được kỹ năng của mình.

- Thiết kế các hoạt động giáo dục thẩm mĩ kết hợp với ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi để trẻ được trải nghiệm và khám phá các hoạt động thực tế để phát triển tư duy thẩm mĩ và khả năng sáng tạo nghệ thuật

- Thiết kế các hoạt động tạo hình để trẻ tự thực hành và rèn luyện kỹ năng xã hôi của mình.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất: Tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục thẩm mĩ. Đối với cán bộ quản lý nhà trường cần căn cứ vào chương trình giáo dục trẻ mầm non và mẫu giáo đã được quy định theo khung cơ bản để lên kế hoạch chỉ đạo cho từng giáo viên tiến hành lập kế hoạch thực hiện xây dựng chương trình giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình.

Cán bộ quản lý nhà trường giao trách nhiệm cho từng giáo viên chịu trách nhiệm về nội dung chương trình trên cơ sở số giờ, số tiết giáo dục thẩm mĩ của từng lớp học.

Thứ hai: Giáo viên nhà trường khi được chỉ đạo về thiết kế nội dung chương trình giáo dục thẩm mĩ cần phải tiến hành thực hiện. Đầu tiên cần phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý của trẻ từng lứa tuổi để lấy đó làm căn cứ xây dựng nội dung giáo dục thẩm mĩ. Nội dung giáo dục thẩm mĩ trước đó thường được xây dựng theo hình thức hoạt động đơn giản, không sinh động và thu hút được sự chú ý của trẻ cho nên giáo viên cần phải chú ý và cân nhắc khi tiến hành xây dựng nội dung cho hoạt động giáo dục này. Giáo viên nhà trường phải chuẩn bị

chi tiết về từng bài dạy thông qua những hoạt động gì để tiến hành lập kế hoạch bài giảng cho từng tiết học. Thông thường mỗi tuần đối với trẻ thường bao gồm cả hoạt động chơi, ăn và các hoạt động giáo dục về thể chất, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng và giáo dục về tình cảm và thẩm mĩ. Chính vì thế chương trình giáo dục thẩm mĩ cần phải được xây dựng với những nội dung hết sức ngắn gọn nhưng lại phải giúp trẻ hình thành được những kỹ năng cơ bản về tạo hình đồng thời phát triển được tình cảm và tâm lý của mình. Chính vì thế muốn xây dựng được nội dung giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình, người giáo viên cần phải nắm vững về thời lượng và yêu cầu trong khi thực hiện giáo dục trẻ. Đồng thời người giáo viên phải tiến hành thu thập những hoạt động giáo dục mang tính thực tiễn cao.

Thứ ba: Tiến hành thử nghiệm và đánh giá chương trình giáo dục thẩm mĩ đã được xây dựng. Bằng cách đánh giá về khả năng nhận biết của trẻ đối với các đồ vật, việc bắt chước hoạt động tạo hình và khả năng tư duy và sáng tạo qua hoạt động của trẻ. Thông qua việc đánh giá các hoạt động của trẻ sẽ là cơ sở để đánh giá việc xây dựng nội dung chương trình có đáp ứng với mục tiêu giáo dục và yêu cầu về giáo dục trẻ mầm non hay không. Đồng thời cũng đánh giá được khả năng giảng dạy của giáo viên.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục phải có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực thiết kế và có kinh nghiệm trong giáo dục trẻ mầm non.

- Năng lực lập kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.

- Năng lực đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

3.2.3.1. Mục đích

Giáo dục thẩm mĩ là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ở các cấp học hiện nay, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, nâng

cao năng khiếu thẩm mĩ cho con người. Ngoài ra giáo dục thẩm mĩ còn giúp mỗi cá nhân có khả năng nhận biết và đánh giá đúng về ý nghĩa của cái đẹp cũng như giá trị và quy luật của cái đẹp. Góp phần phát huy khả năng sáng tạo và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là phát triển đồng đều cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong con người. Thông qua các nội dung, giáo trình giáo dục thẩm mĩ nâng cao được nhận thức, thay đổi hành vi và hình thành kỹ năng sống cho giáo viên và trẻ mầm non. Chính vì thế công tác chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ rất cần đến những phương pháp tổ chức sáng tạo, phát huy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ nói chung và đảm bảo được quá trình nhận thức của lứa tuổi là trẻ mầm non nói chung.

Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ nhằm tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại trong quá trình dạy học và giáo dục của giáo viên, tạo được sự hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ phát triển được nhân cách toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung

Trẻ mầm non bắt đầu tiếp xúc với hoạt động GDTM từ năm 3 tuổi. Trẻ em đặc biệt thích thú với những hoạt động giáo dục mới lạ và có tính tượng hình cao. Chính vì thế đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cần phải chú ý vào đặc điểm của trẻ. Nội dung về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDTM bao gồm:

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ theo các tiêu chí sau:

- Theo mục đích và nội dung giáo dục có tổ chức theo hoạt động của chủ định của giáo viên hay tổ chức theo sở thích của trẻ

- Theo không gian dạy học có tổ chức ở trong lớp học và tổ chức ngoài lớp học

- Theo số lượng trẻ có tổ chức theo cặp, theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn.

+ Đổi mới về mục tiêu giáo dục đối với trẻ đó là xác định phải cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.

+ Chú trọng rèn luyện kỹ năng cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu tiếp xúc với cách hoạt động GDM.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Thứ nhất: Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên phải xác định được nhu cầu đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình là một nhu cầu cần thiết và cần phải tiến hành để giúp trẻ trong nhà trường hình thành được các kỹ năng nhận biết và diễn đạt tình cảm của mình đối với mọi vật xung quanh. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình trước đây không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường cần tiến hành thay đổi hoặc đổi mới hoàn toàn.

Thứ hai: Xác định và nắm bắt được tâm lý của trẻ để hướng dẫn cho trẻ bắt nhịp với những phương thức tổ chức hoạt động tạo hình mới của giáo viên. Cần có sự phân loại trẻ mầm non trong quá trình đổi mới phương thức tạo hình. Đối với những trẻ có khả năng nhận thức và tiếp thu kém thì giáo viên cần phải biết rõ để ghép vào hoạt động với những trẻ có khả năng tiếp thu nhanh để các trẻ được phát triển đồng đều hơn. Đặc biệt cần xác định rằng nhu cầu về thẩm mĩ cũng như khả năng nhận biết của trẻ để định hướng cho các phương pháp tổ chức và nội dung giáo dục.

Thứ ba: Tiến hành xác định các phương thức tổ chức tích cực, sáng tạo nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Các phương thức thức tổ chức đó là tổ chức theo nhóm trẻ mầm non, theo cặp trẻ mầm non, trong hoặc ngoài lớp học. Cụ thể đối với việc thay đổi môi trường lớp học tạo môi trường gần gũi cho trẻ cần:

Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình.

Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy giáo viên phải tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở các độ tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.

Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ giáo viên phải sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.

Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Giáo viên phải cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên ở góc chơi của mình. Nội dung của các góc giáo viên phải giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật (VD Họa sỹ tí hon hay Bé tập làm họa sỹ…) để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm nghệ thuật được trang trí lớp học của mình.

Thứ tư: Tiến hành áp dụng những phương pháp thiên về rèn luyện kỹ năng đối với lứa tuổi trẻ mầm non lớn hơn, đồng thời tiến hành đánh giá khả năng tạo hình của các bé qua từng lớp học. Để có được cơ sở đánh giá về mức độ của đổi mới phương pháp tạo hình mà nhà trường đã tiến hành. Giáo viên phải tiến hành đánh giá ở ngay tại lớp học để đánh giá được khả năng tạo hình của trẻ.

3.2.3.4. Điệu kiện thực hiện

Năng lực quản lý nhà trường sẽ quyết định đến việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động tạo hình.Nhà trường phải xác định hoạt động tạo hình là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023