Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

2.1. Khái quát tình hình hoạt động của các trường Mầm non huyện Kim Sơn.

Kim Sơn là một huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, trung tâm huyện là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27 km. Phía đông giáp sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng Nam Định; phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa; phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô; phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18 km.

Huyện Kim Sơn có diện tích 207 km² và dân số 172.399 người, gồm hai thị trấn Phát Diệm, Bình Minh, và 25 xã gồm Xuân Thiện, Chính Tâm, Hồi Ninh, Chất Bình, Kim Định, Ân Hòa, Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Yên Mật, Thượng Kiệm, Lưu Phương, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Cồn Thoi, Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung.

Huyện Kim Sơn là một huyện thuần khiết đồng bằng, vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo. Có 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Kim Sơn còn nổi tiếng với hơn 20 làng nghề cói mỹ nghệ truyền thống và nấu rượu Kim Sơn.

Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Sơn luôn xác định rõ nhiệm vụ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, góp phần từng bước xây dựng nếp sống văn minh là nhiệm vụ nổi bật, gắn với đặc thù địa bàn, có ý nghĩa tiếp nối truyền thống. Nhận thức rõ được ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm

sóc - giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là nhiệm vụ luôn được các cấp ngành đặc biệt quan tâm.

Tính đến thời điểm đầu năm 2020, toàn huyện có 27 trường mầm non công lập. Về cơ bản các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn đã đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo của huyện, giáo viên thì được đào tạo cơ bản, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên một số trường mầm non còn thiếu phòng học và giáo viên dạy nên số trẻ trên 1 lớp khá đông, cao hơn quy định. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cơ bản cũng có nhưng chưa đầy đủ và chuyên sâu. Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được áp dụng chủ yếu thông qua hoạt động âm nhạc và tạo hình, ngoài ra là tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động khác. Và trực tiếp quản lý hoạt động gió dục thẩm mỹ ở các trường là do hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn phụ trách.

2.2. Khái quát khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

2.2.2. Nội dung khảo sát.

* Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

* Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

* Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

2.2.3. Phương pháp khảo sát.

Điều tra bằng phiếu hỏi

Phỏng vấn giáo viên, phụ huynh, cán bộ quản lý về nhận thức, thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; những nội dung và hình thức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; những thuận lợi, khó khăn cần hỗ trợ giải quyết.

2.2.4. Địa bàn khảo sát

Nghiên cứu tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: Trường Mầm non Kim Đông, trường Mầm non Kim Hải, trường Mầm non Kim Mỹ, trường Mầm non Yên Lộc, trường Mầm non Hoa Hồng.

2.2.5. Khách thể khảo sát.

Tổng số khách thể nghiên cứu gồm 135 người

- Đội ngũ cán bộ quản lý: 15 người

- Đội ngũ giáo viên mầm non: 120 người

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

2.3.1. Thực trạng mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Khảo sát mức độ đạt được mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Tác giả đã tiến hành lấy phiếu khảo sát của 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.1. Thực trạng mức độ đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Đơn vị tính: tỉ lệ %


TT

Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1

Xác định đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

mẫu giáo lớn

96,2%

3,8%

0%

0%

2

Xác định đặc điểm phát triển thẩm mỹ

của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

92,5%

7,5%

0%

0%

3

Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên,

cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

89,5%

10,5

%

0%

0%


4

Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua

các hoạt động đó.


94,7%


5,3%


0%


0%


5

Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ, phát triển kĩ năng cơ bản trong hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, văn học) cũng như năng lực hoạt động thẩm mỹ và sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, chuẩn bị cho trẻ hành trang sẵn sàng bước vào các cấp học tiếp

theo và cuộc sống trong tương lai.


85,8%


11,1

%


3,1%


0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 6

Kết quả cho thấy, các nhà trường đã chủ động xây dựng mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ từng độ tuổi. Các mục tiêu bám sát đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là 96.2%. Chính các mục tiêu cụ thể sát đối tượng đúng nhu cầu nên tỉ lệ trẻ hứng thu cao đạt 94.7%. Đặc biệt vấn đề bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ Tốt (85,8%). Khá (11,1%), TB (3,1%), có ý kiến đánh giá mức độ trung bình là do có một phần yếu tố từ trẻ như hiếu động, tăng động giảm chú ý nhẹ.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn được khảo sát thông qua 135 phiếu hỏi gồm 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên của 5 nhà trường, thu được kết quả sau:

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Đơn vị tính: tỉ lệ %


TT

Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

1

Nắm vững nội dung chương

trình giáo dục thẩm mỹ

17,8%

66,7%

15,5%

0%


2

Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giáo dục thẩm

mỹ


28.8%


51.9%


19.3%


0%


3

Xây dựng kế hoạch tổ chức

các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ


20,7%


48,2%


22,2%


8,9%


4

Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và các nề nếp trong việc tổ chức các hoạt

động giáo dục thẩm mỹ


22.5%


42.8%


34.7%


0%

Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung cơ bản để thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ đã được nhà trường quan tâm. Các nội dung được đánh giá ở mức tốt chiếm từ 17,8% đến 28,8%. So với mức đánh giá khá và trung bình như vậy là còn hạn chế. Phần lớn được đánh giá ở mức khá từ 42,8% đến 66,7%. Có 8,9% đánh giá việc xây dựng kế hoạch còn yếu. Nguyên nhân do trình độ áp dụng chương trình của một số giáo viên bị hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của chất lượng cao, giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong việc học mọi lúc mọi nơi, tận dụng các tình huống thực tế cho việc học, chưa nắm bắt tốt tâm lý học theo nhu cầu của trẻ cũng như việc điều phối các hoạt động trong ngày để thỏa mãn việc học mà chơi của trẻ.

2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Tác giả khảo sát 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.3 Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi.

Đơn vị tính: tỉ lệ %


TT

Phương pháp

Sử dụng

nhiều

Sử dụng

ít

Chưa sử

dụng

1

Nhóm phương pháp trực quan

100%

0%

0%

2

Nhóm phương pháp thực hành,

trải nghiệm, trò chơi

86.9%

13.1%

0%

3

Phương pháp giáo dục sớm

Reggio Emilia

12%

60.4%

27.6%

4

Phương pháp giáo dục STEAM

16.9%

64.8%

18.3%

5

Phương pháp kích thích tư duy

5%

45%

50%

6

Phương pháp giáo dục Steiner.

41%

36%

23%

Qua kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho thấy nhóm phương pháp trực quan được 100% giáo viên thường xuyên sử dụng. Nhóm phương pháp này là phương pháp truyền thống, nếu sử dụng nhóm phương pháp này thì học sinh sẽ thụ động hạn chế sáng tạo và tư duy logic. Đứng sau là nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm được 86.9% giáo viên sử dụng thường xuyên, trẻ được thường xuyên thao tác với các nguyên vật liệu, được tri giác thực tế và rút ra kết luận. Các nhóm Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia, STEAM, Steiner là các phương pháp tiên tiến trên thế giới cũng đã bước đầu được các giáo viên tìm hiểu và áp dụng, mức độ sử dụng còn ít từ 45% đến 64.8% giáo viên ít khi sử dụng. Các phương pháp nói trên đều được các giáo viên ứng dụng có chọn lọc để thực hiện chương trình chứ không lựa chọn chỉ một phương pháp nào đó. Tuy nhiên sự ứng dụng này mới chỉ dừng lại ở sự tự tìm hiểu là chính chứ chưa có sự bồi dưỡng từ các chuyên.

2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Tác giả đã tham gia khảo sát 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Đơn vị tính: tỉ lệ %


TT

Hình thức

Sử dụng

nhiều

Sử dụng

ít

Chưa sử

dụng

1

Tổ chức hoạt động có chủ định của

giáo viên

100%

0%

0%

2

Tổ chức hoạt động năng khiếu

83%

17%

0%

3

Theo số lượng trẻ (hoạt động cá

nhân, nhóm, cả lớp)

100%

0%

0%

4

Thực hành trải nghiệm

77,8%

22,2%

0%

Các hình thức tổ chức hoạt động có chủ định và hoạt động cá nhân được sử dụng nhiều. Về hình thức tổ chức hoạt động năng khiếu và thực hành trải nghiệm thì tỉ lệ sử dụng ít còn khá cao, tương ứng là 17% và 22,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện cơ sở vật chất và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Đối tượng khảo sát là 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, kết quả thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Đơn vị tính: tỉ lệ %


STT

Kế hoạch quản lý

Mức độ đảm bảo

Tốt

TB

Kém

1

Chủ động lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ

theo từng năm, học kỳ, tháng.

77,8

22,2

0

2

Kế hoạch hóa theo chủ đề

75,5

24,5

0

3

Xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ lồng

ghép vào các hoạt động.

68,1

26,7

5,2

4

Xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ vào

các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.

59,2

33,3

7,5

5

Xây dựng kế hoạch sử dụng các trang thiết bị

phục vụ giáo dục thẩm mỹ.

63

30,3

6,7

6

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường.

55,6

40

4,4

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí