Qua kết quả điều tra cho thấy hai nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là: Chủ động lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ theo từng năm, học kỳ, tháng và kế hoạch hóa theo chủ đề ( 77,8 và 75,5 được đánh giá ở mức độ tốt). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức khá và tốt, chiếm tới 92%. Tuy nhiên trong những nội dung này còn những nội dung còn đánh giá chưa được đó là xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ vào các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại chiếm 7,5%. Điều đó chứng tỏ việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ vào các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại còn những hạn chế, bất cập.
2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Đối tượng khảo sát là 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, kết quả thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đơn vị tính: tỉ lệ %
Nội dung | Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |
1 | Thành lập ban chỉ đạo thực hiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. | 92,6% | 7,4% | 0% | 0% |
2 | Phân công công việc giữa hiệu trưởng, hiệu phó để quản lý tốt hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. | 63,7% | 25,2% | 6,7% | 4,4% |
3 | Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 65,2% | 26,7% | 4,4% | 3,7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non.
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi.
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Ở Các Trường Mầm Non Huyện
- Chỉ Đạo Đổi Mới Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Thông Qua Việc Áp Dụng Các Phương Pháp Giáo Dục Tiên Tiến.
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp.
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nội dung | Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |
4 | Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 70,4% | 24,4% | 3% | 2,2% |
5 | Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, chi phí cho các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 63% | 22,2% | 2,2% | 5,2% |
6 | Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 57,8% | 31,1% | 5,2% | 5,9% |
Qua kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đa số ý kiến đánh giá rất thường xuyên, chiếm 92,6%, và còn lại 7,4% ý kiến đánh giá ở mức độ thường xuyên.
Thực tế công tác bồi dưỡng, tập huấn các nội dung về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi chưa được cán bộ quản lý chỉ đạo sâu sát, các lớp tập huấn còn hình thức, không mang lại hiệu quả. Ngoài ra việc sử dụng kinh phí, chi phí cho các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cũng còn nhiều hạn chế, ý kiến đánh giá thỉnh thoảng chiếm 2,2% và ý kiến đánh giá không bao giờ chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm 5,2%.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng khảo sát là 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, kết quả đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đơn vị tính: tỉ lệ %
Nội dung | Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |
1 | Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 77,8% | 12,6% | 9,6% | 0% |
2 | Hướng dẫn giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục thẩm mỹ vào các chủ đề, hoạt động cụ thể có nội dung phù hợp. | 70,4% | 18,5% | 11,1% | 0% |
3 | Chỉ đạo giáo viên thực hiện các văn bản của các cấp về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 63% | 20% | 12,6% | 4,4% |
4 | Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực giáo dục thẩm mỹ cho giáo viên. | 65,9% | 28,1% | 2,2% | 3,8% |
Việc chỉ đạo thực hiện giáo dục thẩm mỹ được thực hiện khá nghiêm túc và mang tính thường xuyên. Tuy nhiên, mức độ rất thường xuyên được thể hiện cao ở việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch và tích hợp nội dung giáo dục thẩm mỹ vào trong các hoạt động, chiếm 77,8% và 70,4%. Nhưng phần chỉ đạo giáo viên thực hiện các văn bản của các cấp về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực giáo dục thẩm mỹ cho giáo viên được đánh giá không thường xuyên chiếm 4,4% và 3,8%.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Qua việc thống kê, khảo sát 15 đồng chí cán bộ quản lý và 120 giáo viên ở 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn để đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đơn vị tính: tỉ lệ %
Nội dung | Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |
1 | Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hàng ngày bằng việc ghi lưu ý. | 100% | 0% | 0% | 0% |
2 | Kiểm tra đánh giá cuối chủ đề qua việc đánh giá mục tiêu đã đề ra. | 100% | 0% | 0% | 0% |
3 | Thực hiện đánh giá theo kết quả mong đợi. | 100% | 0% | 0% | 0% |
4 | Kết quả đánh giá bao gồm đánh giá của giáo viên, đánh giá của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh. | 90% | 10% | 0% | 0% |
5 | Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động, xây dựng kế hoạch của nhà trường về nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 0% | 85% | 15% | 0% |
Số liệu ở bảng trên cho thấy: việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ của cán bộ quản lý và giáo viên diễn ra thường xuyên. Song việc điều chỉnh hoạt động sau kiểm tra, đánh giá chưa phát huy hết yếu tố tích cực của nó. Cần phải xem xét lại cách điều chỉnh hoạt động, xây dựng kế hoạch để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác này.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Tác giả tiến hành khảo sát 15 cán bộ quản lý và 120 giáo viên, thu được kết quả sau:
Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đơn vị tính: tỉ lệ %
Nội dung | Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | |
1 | Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi | 91,1% | 8,9% | 0% | 0% |
2 | Năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. | 88,9% | 11,1% | 0% | 0% |
3 | Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. | 72,6% | 27,4% | 0% | 0% |
4 | Chương trình giáo dục thẩm mỹ cho cho trẻ 5-6 tuổi. | 83.6% | 16.4% | 0% | 0% |
5 | Nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. | 53,3% | 38,6% | 8.1% | 0% |
6 | Những yếu tố về kinh tế xã hội, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý – xã hội. | 50,4% | 35,6% | 14% | 0% |
Qua bảng số liệu trên cho thấy: đa số các ý kiến đánh giá trên ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non . Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau là khác nhau. Cụ thể:
Yếu tố đánh giá ảnh hưởng nhất đó là nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục thẩm mỹ, 91,1% ý kiến cho rằng yếu tố này rất ảnh hưởng. Điều này đúng với thực tiễn vì khi có nhận thức đúng thì mới có việc làm đúng. Chính vì vậy, các ý kiến đánh giá rất cao yếu tố này.
Yếu tố thứ hai: là năng lực đội ngũ giáo viên, đây là yếu tố cốt lõi vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 88,9% ý kiến cho đây là yếu tố rất ảnh hưởng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý cần tiếp tục nâng cao nhận thức để họ hiểu vai trò trách nhiệm của họ trong hoạt động này.
Yếu tố thứ ba: là chương trình giáo dục thẩm mỹ. Chương trình hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ tạo ra cú hích lớn về chất lượng hiệu quả. Đây là yếu tố đội ngũ cán bộ quản lý cần tiếp tục học hỏi, quan tâm chỉ đạo sát sao cho đội ngũ nắm được sâu sắc về chương trình giáo dục thẩm mỹ trong thời đại mới này.
Các yếu tố khác: cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật phục vụ hoạt động, nhận thức phụ huynh, yếu tố kinh tế xã hội văn hóa, phong tục tập quán... lần lượt ở vị trí bốn, năm và sáu. Đây là các yếu tố vẫn còn có những ý kiến đánh giá là ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng. Điều này cũng là những hạn chế bất cập mà đội ngũ cán bộ quản lý cần khắc phục nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm, nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2.6.1. Kết quả đạt được
Tác giả tiến hành khảo sát 135 cán bộ quản lý, giáo viên, thu được kết quả sau:
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đơn vị tính: tỉ lệ %
Nội dung | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |
1 | Có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chất lượng cao: diện tích, số lượng học sinh/m²/lớp/giáo viên. | 53,3% | 46,7% | 0% | 0% |
2 | Trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. | 0% | 25,9% | 49,6% | 24,5 % |
3 | Môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Việc bố trí các khu vui chơi, thực hành trải nghiệm phải lấy trẻ làm trung tâm. | 34,8% | 44,4% | 20,8% | 0% |
4 | Có đầy đủ các phòng chức năng và được trang bị dạy học năng khiếu. | 0% | 53,3% | 46,7% | 0% |
5 | Nhân sự đạt chuẩn nghề nghiệp; có trình độ ngoại ngữ tin học theo quy định. | 0% | 100% | 0% | 0% |
Qua bảng số liệu trên cho thấy: các nhà trường có diện tích, số lượng học sinh/m²/lớp/giáo viên đạt yêu cầu, đều được đánh giá mức độ tốt và khá. Đây là điều kiện rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng chương trình giáo dục thẩm mỹ.
Các trang thiết bị của các nhà trường đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại và đồng bộ. Mức độ đánh giá đạt 25,9% mức khá, 49,6% mức trung bình. Các nhà trường mới chỉ có một phòng chức năng như phòng nghệ thuật, còn hầu hết các loại phòng chức năng khác là chưa có. Bởi vậy, 24,5% ý kiến đánh giá mức yếu.
Về yếu tố nhân sự, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ và tin học theo quy định. Song việc vận dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ vẫn còn chưa thành thạo, hạn chế ở các giáo viên lớn tuổi, thiếu nhanh nhẹn trong các hoạt động và hầu hết các giáo viên có phản ứng giao tiếp ngoại ngữ yếu.
Mặt mạnh
Đa số đội ngũ cán bộ quản lý đều đánh giá vai trò và sự cần thiết của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đội ngũ giáo viên nắm vững nội dung chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, đây là điểm mạnh và thuận lợi trong việc chỉ đạo thực hiện nội dung này. Các phương pháp được sử dụng linh hoạt phù hợp với mục tiêu phát triển.
Cán bộ quản lý đã quan tâm đến việc xây dựng môi trường, tạo bầu không khí học tập thân thiện gần gũi thiên nhiên mang lại niềm vui cho học sinh và người lao động.
Phần xây dựng mục tiêu, nội dung được đánh giá là có hiệu quả, ở mức độ cao, qua đó khẳng định nội dung này được đánh giá tốt.
Mặt yếu
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn thực hiện chưa tốt. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ chưa đồng đều là mặt yếu trong việc tiếp xúc các phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới. Giáo viên chưa được tạo điều kiện tập huấn từ chuyên gia các phương pháp giáo dục tiên tiến như phương pháp như STEAM, phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia, Phương pháp giáo dục Steiner.
Cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như tạo môi trường sống thẩm mỹ cho con tại gia đình. Đặc biệt là cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thẩm mỹ toàn diện cho trẻ.