Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Những Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh

3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên

3.3.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ ở các nhà trường mầm non thuộc địa bàn nghiên cứu đã đề ra.

Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cần thiết với tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ở trên.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Tác giả đã chọn 102 CBQL (Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, HT, PHT, TTCM), giáo viên giỏi cấp Tỉnh, giáo viên giỏi cấp huyện của các trường mầm non trong huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và mức độ phù hợp của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm

* Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia

- Xác định tiêu chí đánh giá: Để đánh giá các biện pháp mà đề tài đã đề xuất, tác giả xin ý kiến của chuyên gia về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL.

- Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia

* Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Để kết quả khảo nghiệm có tính thuyết phục cao, chúng tôi xin ý kiến những người có kinh nghiệm về công tác quản lý GDMN của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, một số Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp Huyện và giáo viên cốt cán của

05 trường mầm non (Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Na Cô Sa, Chà tở) trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Tổng số người xin ý kiến là: 47 người bao gồm:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ: 02 người

+ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của 05 trường MN: 15 người

+ Giáo viên cốt cán của 05 trường MN: 30

- Trong phiếu trưng cầu có 02 tiêu chí đánh giá: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi.

+ Đánh giá về mức độ cần thiết cảu 05 biện pháp đề xuất có 03 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

+ Đánh giá về mức độ khả thi của 05 biện pháp đề xuất có 03 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

* Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia

* Bước 4: Xử lý kết quả và định lượng kết quả nghiên cứu

- Thang điểm đánh giá: Mức độ cần thiết và khả thi được cho điểm theo thang điểm sau:

+ Mức độ 1 (Rất cần thiết, rất khả thi): 3 điểm

+ Mức độ 2 (Cần thiết, khả thi): 2 điểm

+ Mức độ 3 (Không cần thiết, không khả thi): 1 điểm

- Lập bảng thống kê điểm trung bình của các biện pháp đề xuất, xếp thứ bậc, nhận xét và đưa ra kết luận.

+ Tiến hành khảo sát, gửi phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên gia.

+ Thu phiếu, thống kê và xử lý số liệu điều tra.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.3.5.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí giáo dục thẩm mĩ bằng câu hỏi số 1 tại phụ lục 2

Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non


STT


Biện pháp

Mức độ cần thiết




Thứ bậc

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

1

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các

trường mầm non.


45


2


0


139


2.96


1

2

Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu

giáo ở các trường mầm non.


38


7


2


130


2.77


3

3

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho

trẻ mẫu giáo


37


8


2


129


2.74


4

4

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non.


39


5


1


128


2.84


2

5

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở

các trường mầm non.


27


17


3


118


2.51


5

6

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non.


26


17


4


116


2.47


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 12

Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở bảng trên ta thấy: tất cả CBQL và GV đều thống nhất và đánh giá cao mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường MN với điểm trung bình là 2,76 (min = 1, max = 3). Kết quả này thể hiện rất rõ trong tất cả các biện pháp đều đạt mức 1, với điểm trung bình từ 2,47 trở lên. Trong đó, biện pháp “ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” được đánh giá rất cần thiết với số điểm trung bình cao nhất (2,96) và xếp thứ bậc 1. Ngoài ra các biện pháp khác cũng được đánh giá cao về mức độ cần thiết trong quá trình thực hiện các biện pháp.

Mặc dù ở mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều có mức độ cần thiết tuyệt đối, song tỷ lệ đánh giá mức độ rất cần thiết khá cao. Đặc biệt với một số biện pháp như: “Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” xếp thứ 2 với điểm trung bình là 2,84. Biện pháp “Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” là một nội dung tuy mới ở thứ bậc 3 nhưng cũng đạt điểm trung bình 2,51. Các biện pháp này có tác động rất nhiều đến hiệu quả của việc thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

3.3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

Chúng tôi tiếp tục khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp bằng câu hỏi số 2 phần phục lục 2

Kết quả khảo sát thu được tại bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non


STT


Biện pháp

Mức độ khả thi




Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non.


36


9


2


128


2.72


1

2

Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

ở các trường mầm non.


29


13


4


117


2.54


4

3

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo


30


13


4


120


2.55


3

4

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non.


33


12


2


125


2.66


2

5

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các

trường mầm non.


29


14


4


119


2.53


5

6

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non.


28


14


5


117


2.49


6

Nhận xét:

Các biện pháp quản lý thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo mà đề tài đề xuất cũng nhận được sự đánh giá cao về mức độ khả thi, được thể hiện bằng điểm trung bình là 2,49. Tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình lớn hơn 2,5 và mức độ khả thi của các biện pháp tương đối đồng đều.

Biện pháp “ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.” được đánh giá cao nhất, xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 2,72. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc tăng cường tính khoa học xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Biện pháp “ Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.” cũng được đánh giá rất cao, xếp thứ bậc 2, với số điểm trung bình 2,65.

Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc đỏi mới kiểm tra đánh giá của nhà quản lý với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

3.3.5.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Có thể thấy rằng việc tìm ra sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu ở trường mầm non



STT


Biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Hiệu số thứ bậc




Thứ bậc



Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.


139


2.96


1


128


2.72


1


0


0

2

Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.


130


2.77


3


117


2.54


4


-1


1

3

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo


129


2.74


4


120


2.55


3


1


1

4

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.


128


2.84


2


125


2.66


2


0


0

5

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.


118


2.51


5


119


2.53


5


0


0

6

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.


116


2.47


6


117


2.49


6


0


0

Dùng công thức Spearman cho ta xem xét tương quan (tương quan hạng) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Công thức đó như sau:

Trong đó R là hệ số tương quan D là hiệu số thứ bậc hai đại lượng đem ra 10

Trong đó: R là hệ số tương quan

D là hiệu số thứ bậc hai đại lượng đem ra so sánh n là số biện pháp

Với công thức trên kết quả tính được là: R = 0.9

Với hệ số tương quan thứ bậc R = 0.9 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non và hiệu quả của các biện pháp quản lí đó là rất phù hợp.

Hay nói cách khác các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non được thực hiện ở mức độ nào thì sẽ cho hiệu quả tương ứng. Kết quả này chứng tỏ các biện pháp mà tác giả đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của các trường mầm non nhằm giúp cho công tác quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy việc quản lý giáo dục thẩm mĩ ở các nhà trường mầm non là một điều rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên để quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non được tốt hơn thì cần phải có một kế hoạch hành động chi tiết, với sự nỗ lực đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần, bản thân mỗi cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác giáo dục mầm non cần phải xác định được tầm quan trọng của hoạt động GDTM và đề ra kế hoạch của bản thân nhằm thực hiện triệt để các hoạt động GDTM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023