Năng lực giáo dục và dạy học của giáo viên trong nhà trường Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.4.1. Mục đích
Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động tạo hình là một yêu cầu quan trọng cần phải thực hiện nếu muốn hoạt động tạo hình trong nhà trường mầm non đạt hiệu quả cao. Bởi hoạt động tạo hình trong dạy học ở bậc mầm non cần nhiều đến việc minh họa bằng sản phẩm để cho trẻ được đích thị nhìn thấy đồ vật mà giáo viên dạy học. Cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, trẻ được tiếp xúc với một môi trường giáo dục hoàn toàn đầy đủ và hiện đại. Từ đó nâng cao khả năng nhận thức của trẻ trong khi học.
3.2.4.2. Nội dung
Đầu tư về hệ thống lớp học, trang trí lớp học tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi và sáng tạo cho trẻ. Các lớp học đảm bảo về mặt vệ sinh, an toàn và có không gian để trẻ phát triển khả năng của bản thân đặc biệt là khả năng về các hoạt động GDTM.
Đầu tư về phòng thực hành dành cho giáo viên để tiến hành thực hành hoạt động giáo dục thẩm mĩ. Phòng thực hành là nơi để các giáo viên chia sẻ với nhau về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đồng thời cần phải có các tư liệu học tập như các dụng cụ để thiết kế bài giảng, tiết hành sản xuất các dụng cụ học tập phục vụ cho hoạt động tạo hình của giáo viên.
Đầu tư phòng trưng bày các sản phẩm giáo dục thẩm mĩ của các giáo viên tiêu biểu để trẻ mầm non cũng như giáo viên trong nhà trường được tham quan và học hỏi.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Thống kê về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường. Qua đó liệt kê số cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường nhằm có một bản đánh giá toàn diện về thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường. Những tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị không đáp ứng yêu cầu hay bị hư hỏng nặng cần có kế hoạch khắc phục và tu sửa. Hoạt động thống kê tài sản cần được tiến hành theo từng đợt, từng học kỳ để kịp thời cập nhật thông tin về chất lượng và số lượng cơ sở vật chất trong nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Kế Thừa Và Hệ Thống
- Cách Thức Thực Hiện Biện Pháp Một Là, Đối Với Cbql Và Giáo Viên
- Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Những Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh
- Đối Với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo; Sở Giáo Dục Và Đào Tạo; Ủy Ban Nhân Dân; Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Các Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
- Lập kế hoạch tu sửa, mua mới tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Kế hoạch này được lập bởi cán bộ quản lý nhà trường phối hợp với ban tài chính và kế toán nhà trường. Một bản kế hoạch cần định lượng để số tài sản cần phải tu sửa, thay mới để tiến hành dự trù kinh phí tài chính. Kế hoạch sửa chữa cũng phải được lập một cách cẩn thận, phân công người phụ trách rõ ràng để tránh lãng phí và sai phạm. Tuy nhiên trong khi tiến hành lập kế hoạch cần phải lưu ý rằng số lượng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học hiện nay nhưng không đồng nghĩa với việc phải thay mới hoàn toàn mà cần căn cứ vào điều kiện kinh phí của nhà trường để lên phương án tận dụng những cơ sở vật chất đó một cách triệt để.
- Xác định những ưu tiên trong khi đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đó chính là căn cứ vào nhu cầu sử dụng và mục đích giáo dục của đội ngũ giáo viên của nhà trường để có thể thấy rằng nhu cầu nào là cấp thiết và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường thì tiến hành đầu tư trước. Thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khi được đầu tư phải được sử dụng hợp lý, có khoa học và gìn giữ cẩn thận để tránh tình trạng hư hỏng, sử dụng sai mục đích.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường nhằm thu hút sự đóng góp trách nhiệm của các thành viên vào trong quá trình xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho nhà trường. Nhiệm vụ của lực lượng liên đới giáo dục bên ngoài nhà trường rất là quan trọng nhằm hỗ trợ cho nhà trường có
động lực đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Đặc biệt là việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường về sử dụng hiệu quả và thiết thực hệ thống cơ sở vật chất và tài chính trong nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của hệ thống cơ sở vật chất đã được đầu tư. Qua các phong trào phát động về duy trì và gìn giữ cơ sở vật chất cán bộ quản lý nhà trường phải dựa vào uy tín và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên cốt cán để huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường vào trong việc đổi mới và sáng tạo quá trình dạy học dựa trên việc đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Sự ủng hộ của các lực lượng liên đới giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Kế hoạch sử dụng, tu bổ và sửa chữa cơ sở vật chất được thiết kế rõ ràng, phù hợp
3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở môi trường lớn hay môi trường nhỏ, con người đều nhận được những tác động của quá trình giáo dục. Giáo dục ở gia đình diễn ra ngay từ khi sinh ra, bằng lời nói, việc làm, sự âu yếm, chăm sóc của người thân đã tác động tới nhận thức, hình thành cách ứng xử ban đầu và những tri thức đối nhân xử thế của trẻ. Quá trình giáo dục của nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất nhân cách.
Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ mầm non không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Mục tiêu của biện pháp này là phát huy tận dụng được sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội để chăm lo giáo dục toàn diện cho trẻ trong đó có GDTM,
phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, qua đó tạo ra sự đồng thuận, sự thống nhất cao trong thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh để giáo dục hình thành, phát triển con người một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.
Trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý GDTM cho trẻ tại các trường mầm non nói riêng, việc thiết lập mối liên hệ thông tin hai chiều giữa nhà trường, gia đình là hết sức quan trọng. Việc giữ vững mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường với gia đình sẽ giúp nhà trường nắm và hiểu rõ hơn hoàn cảnh của trẻ, tạo nên sự đồng tâm, hiệp lực các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục cho trẻ có nhận thức về thẩm mĩ tốt hơn.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
GDTM cho trẻ là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Việc GDTM cho trẻ phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Do vậy, nhà trường truyền đạt hoạt động GDTM cho trẻ là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng xã hội. Môi trường gia đình, nơi mỗi người sống, hoạt động và là trung tâm xử lý thông tin một cách chính xác, định hướng các giá trị đạo đức và quan trọng hơn là những người lớn tuổi như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị phải thực sự là nhà sư phạm để giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ con em mình trong tiếp nhận thông tin và hình thành khả năng tự xử lý thông tin.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để quản lý và tổ chức GDTM cho trẻ đạt hiệu quả. Với vai trò trung tâm của mình, các chủ thể quản lý giáo dục cần phải chú ý thực hiện có hiệu quả những nội dung sau:
Một là, về phía nhà trường
Đầu mỗi năm học nhà trường tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ trẻ mầm non của trường, của các các lớp, bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, hội phụ huynh, cung cấp thêm những vấn đề cơ bản về trẻ, về tầm quan trọng của việc GDTM cho trẻ để phụ huynh được biết, giúp phụ huynh thấy được ảnh hưởng to lớn của gia đình đến việc GDTM cho trẻ. Định hướng xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ trẻ mầm non; giữa phụ huynh trẻ mầm non với giáo viên; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình của trẻ.
Tổ chức cam kết trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình tham gia vào quá trình GDTM cho trẻ, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ tại các trường mầm non. Hàng năm, tổ chức các cuộc họp toàn thể cha mẹ trẻ để tạo nên mối liên hệ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynh trẻ mầm non 3 lần là đầu năm, giữa năm và cuối năm học). Thông qua các lần họp phụ huynh, giáo viên có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ của trẻ tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Hàng năm nhà trường phải xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức quản lý và thực hiện GDTM cho trẻ; đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp; lựa chọn người nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục vào lực lượng phối hợp giữa nhà trường và địa phương, phân công trách nhiệm cho các lực lượng; định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động GDTM cho trẻ.
Hai là, về phía gia đình của trẻ mầm non
Thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường thông qua con em và giáo viên. Chủ động cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về tình hình phát triển
thể chất, tinh thần và các hoạt động của trẻ tại gia đình cho giáo viên nắm được, qua đó phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục, không bao che khuyết điểm của con em mình. Quan tâm dành thời gian và các điều kiện cần thiết cho con em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường.
Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy trẻ điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các giá trị của cuộc sống đang biến động nhanh chóng, khi cuộc sống của con người đang có sự đề cao sự thỏa mãn, những ham muốn cá nhân thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức đúng đắn về cái tốt và cái xấu, về những việc đáng làm và không nên làm, những giá trị ấy nếu các bậc cha mẹ đã không thể hiện đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa trẻ sẽ trở thành một công dân tốt.
Gia đình phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình như điều 94 Luật giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đã nêu rõ: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ của con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [30].
3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong quản lý nhà trường. Việc thường xuyên kiểm tra sẽ giúp cán bộ quản lý đánh giá được chát lượng thực
hiện GDTM, từ đó có những biện pháp khắc phục, điều chỉnh những hạn chế, bất cập Kiểm tra việc GDTM cho trẻ mẫu giáo không phải là tìm ra những thiếu sót của CBGV mà quan trọng là thông qua kiểm tra sẽ tư vấn, giúp CBGV khắc phục hạn chế, nang cao chất lượng GDTM cho trẻ.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng giáo dục thẩm mĩ nói riêng trong giờ học. Kiểm tra, đánh giá để thực hiện mục tiêu điều chỉnh cho quá trình dạy học phù hợp.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra sự thống nhất giữa kế hoạch chuyên môn của Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên mon với kế hoạch soạn giảng của giáo viên Kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện các chuyên đề GDTM, chuyên đề tạo hình, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo của Phó hiệu trưởng Kiểm tra nội bộ: Tăng cường các nội dung kiểm tra đối với giáo viên về việc lập kế hoạch GDTM, lựa chọn nội dung GDTM, đổi mới phương pháp GDTM, hình thức tổ chức, cách đánh giá trẻ trong thực hiện GDTM cho trẻ.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của tấ cả giáo viên trong năm học. Điểu chỉnh việc thực hiện GDTM cho trẻ mẫu sau mỗi đợt kiểm tra để việc thực hiện GDTM cho trẻ ngày một hiệu quả hơn.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường ngay từ đầu năm học, chú trọng đến những nội dung kiểm tra việc thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo: Cách lập kế hoạch bám sát chủ đề, lựa chọn nội dung phù hợp, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Hiệu trưởng cùng tổ trưởng bộ môn và giáo viên GDTM xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTM qua giờ học tạo hình dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ mẫu giáo.
- Tập huấn cho giáo viên về việc lồng ghép tích hợp và khai thác nội dung GDTM trong các hoạt động khác có liên quan.
- Tăng cường tham quan, dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm khai thác nội dung GDTM cho HS thông qua hoạt động tạo hình như thế nào: Việc chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các GV là rất quan trọng trong phát triển chuyên môn. BGH nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, định kì cho việc dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm. Việc dự giờ không phải để kiểm tra, đánh giá GV.
Cần hình thành ở GV nhu cầu được dự giờ của GV khác và mong muốn GV khác dự giờ của mình để thông qua đó chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
- Thực hiện điều chỉnh GDTM cho trẻ mẫu giáo phù hợp với thực tế: Trình độ giáo viên; cơ sở vật chất, khả năng của trẻ...tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cốt lõi của chương trình
- Lấy ý kiến phản hổi, đánh giá, phát triển nội dung GDTM cho các lứa tuổi để tiếp tục điều chỉnh chương trình GDTM cho trẻ mẫu giáo cho phù hợp.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- CBQL phải có trình độ chuyên mon vững vàng, có hiểu biết sâu sắc về GDTM cho trẻ mẫu giáo.
- Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, phát triển GDTM cho trẻ mẫu giáo ngay từ đầu năm học và được phổ biến tới từng giáo viên trong trường
- Đội ngũ CBQL rong nhà trường phải thật sự tâm huyết, luôn tìm tòi đổi mới để kết quả thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo thật sự hiệu quả góp phần sự phát triển toàn diện cho trẻ.
- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, xếp loại dánh giá Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm theo tháng, học kỳ và năm học.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn phụ trách công tác bồi dưỡng giáo viên phải được bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá việc thực hiện GDTM cho trẻ mẫu giáo.
- Công khai các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên để giáo viên được biết, từ đó có thể điều chỉnh quá trình bồi dưỡng của mình một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.