Đối Với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo; Sở Giáo Dục Và Đào Tạo; Ủy Ban Nhân Dân; Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Các Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên

Sơ đồ 3 1 Mối quan hệ giữa các biện pháp Tiểu kết chương 3 Kế thừa nghiên 1


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp


Tiểu kết chương 3


Kế thừa nghiên cứu lý luận về quản lý, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ mầm non, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đề xuất biện pháp, các biện pháp quản lý được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các thành tố của quá trình giáo dục thẩm mĩ từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ đến việc thiết kế chương trình, nội dung giáo dục, bồi dưỡng năng lực giáo dục của giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, tư liệu học tập phục vụ quá trình giáo dục cho đến chỉ đạo thiết kế đồ dùng dạy học phục vụ quá trình giáo dục trẻ. Những biện pháp đề ra có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau để quá trình quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường đạt được kết quả như mong muốn.

Cụ thể 6 biện pháp được đưa ra đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Các biện pháp trên đều đã được khảo nghiệm và cho thấy các biện pháp đó rất cần thiết và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Với mục đích là nghiên cứu, đề xuất biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay, luận văn đã thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm là:

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hễ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận các khái niệm: Giáo dục thẩm mĩ, Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo và làm rõ hơn các thành tố của quá trình giáo dục thẩm mĩ. Luận văn cũng đã trình bày các chức năng quản lý mà Hiệu trưởng phải thực hiện để quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo gồm:

- Kế hoạch hóa GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

- Tổ chức bộ máy và tổ chức nhân sự đối với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

- Chỉ đạo GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

- Kiểm tra, đánh giá GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Các yếu tố ảnh hưởng đến GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non:

- Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

- Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

- Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Hy vọng rằng, các nội dung nghiên cứu mà luận văn đã tiến hành sẽ góp phần tích cực vào việc nghiên cứu ứng dụng lý luận GDTM cho trẻ mẫu giáo vào thực tiễn GDMN.

1.2. Về thực trạng

Giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, thực trạng về phương tiện, hình thức tổ chức mới đạt ở mức trung bình. Do đó, thực trạng này đòi hỏi những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ.

Quản lý giáo dục thẩm mĩ đó là tác động có mục đích, có tổ chức của hiệu trưởng hay cán bộ quản lý nhà trường lên tất cả các nội dung của quá trình giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường để đạt được những kết quả giáo dục như mong muốn. Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tại các trường mầm non thuộc địa bàn huyện Nậm Pồ thì thấy mức độ thực hiện các nội dung giáo dục thẩm mĩ đã được thực hiện tuy nhiên mức độ không đều đặn và kết quả mang đến không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Công tác quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo thì đã thực hiện đầy đủ các nội dung từ lập kế hoạch, xây dựng nội dung, tổ chức triển khai các hoạt động đến bồi dưỡng chuyên môn và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của các nội dung chưa cao, kết quả đạt được đang thấp trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDTM cho trẻ mẫu giáo nhưng yếu tố thuộc về chủ thể quản lý có ảnh hưởng mạnh nhất nên cần phải khắc phục

1.3. Các biện pháp QL GDTM cho trẻ mẫu giáo

Trong giai đoạn phát triển mới giáo dục và cùng với thực tiễn hoạt động giáo dục của từng nhà trường cần phải tiến hành những biện pháp quản lý đặc trưng, phù hợp. Dựa trên các căn cứ khoa học QLGD, lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý giáo dục thẩm mĩ, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ có tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Kết quả khảo nghiệm khoa học cho thấy các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ đều được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi rất cao. Đây là cơ sở quan trọng để lãnh đạo nhà trường nghiên cứu, xem xét, vận dụng các biện pháp trên vào việc quản lý giáo dục thẩm mĩ sao cho phát huy được hiệu quả của công tác giáo dục thẩm mĩ và công tác giáo dục nói chung trong nhà trường mầm non hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy Ban Nhân Dân; Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

- Có cơ chế thi tuyển viên chức cho giáo viên dạy chuyên biệt các môn như: Múa; Âm nhạc; Thể dục; Công nghệ thông tin.

- Tăng chỉ tiêu thi giáo viên, nhân viên giỏi hằng năm (30%/tổng số giáo viên, nhân viên) để đáp ứng tiêu chuẩn đội ngũ.

- Tiếp tục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, được tham quan học tập các mô hình trường điểm trong nước và nước ngoài.

- Có cơ chế về tài chính (ngân sách Nhà nước cấp cho phần chi lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên) để đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên được ổn định và yên tâm công cống hiến cho giáo dục.

- Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để nhà trường thực hiện giáo dục mầm non chất lượng cao trong đó chú trọng đến giáo dục hoạt động giáo dục thẩm mĩ.

2.2. Đối với nhà trường mầm non

- Nghiên cứu, học tập và rút kinh nghiệm công tác quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. Tiến hành vận dụng vào thực tế nhà trường một cách nghiêm túc có hiệu quả các biện pháp đã đề xuất ở trên.

- Tăng cường vai trò chủ động chỉ đạo trực tiếp của mình trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Xây dựng chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên có thành tích tốt trong quá trình giáo dục thẩm mĩ.

- Tăng cường vai trò chủ động trong việc liên kết, tạo kênh thông tin với cha mẹ trẻ để có được đầy đủ điều kiện thực hiện giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình.

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút đầu tư, hợp tác và hiện đại hóa cơ sở, trang thiết bị phục vụ giáo dục trong nhà trường.

2.3. Đối với đội ngũ giáo viên

- Xác định rõ việc quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non không chỉ dành cho CBQL mà là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong nhà trường.

- Phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục thẩm mĩ và các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ, tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả góp phần triển khai và thực hiện thành công các biện pháp quản lý được đề ra.

- Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II, tập III). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số kinh nghiệm về quản lý, Hà Nội

3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Bài giảng cho học viên Cao học quản lý.

4. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề về sự quản lý và sự vận dụng điều hành nhà trường. Bài giảng cho học viên Cao học quản lý

5. Lê Đình Bình (2005), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em (Quyển I), NXB Đại Học Quốc gia, Hà Hội.

6. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa (1996), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình, Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm nghiên cứu Đào tạo giáo viên (Tập I, tập II), Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Điều lệ trường mầm non - 2008, NXB Giáo dục

9. Phạm Khắc Chương, Lý luận quản lý - quản lý giáo dục đại cương, Đại cương, Giáo trình giảng dạy dành cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục.

10.E.A.Kôtxakopxkaia (1979), Dạy nặn trong trường mẫu giáo, ND: Tạ Thị Ngọc Thanh, NXB Giáo dục

11.Đỗ Xuân Hà (1997), Giáo dục thẩm mĩ - Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, NXB Giáo dục.

12.Phạm Minh Hạc, 1998, Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13.Harol Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, NXB Giáo dục.. 14.Nguyễn Trọng Hậu, Quản lý ngành học, bậc học, Giáo trình giảng dạy dành

cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục.

15.Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Đặng Quốc bảo, Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội

16.Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo Dục, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

17.Ngô Tú Hiền (1998), Giáo dục thẩm mĩ- Công cụ quan trọng để xây dựng nhân cách có văn hóa, trong văn hóa giáo dục- Giáo dục và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18.Phan Thị Việt Hoa (1996), Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình. Luận án PTS Khoa học sư phạm Tâm lý, Viện khoa học giáo dục.

19.TS Phan Thị Việt Hoa, TS Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, NXBĐHSP.

20.Nguyễn Thị Hoà, Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, Chuyên đề cao học.

21.Lê Xuân Hồng (chủ biên) (2002), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, NXB Phụ nữ.

22.Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm quản lý giáo dục và quản lý trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế, tạp chí Quản lý giáo dục, số 22/10, Hà Nội.

23.Đỗ Huy (1987), Giáo dục thẩm mỹ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thông tin lý luận

24.Đỗ Huy (1994), Chân - Thiện - Mĩ sự thống nhất và đa dạng trong văn hóa nghệ thuật, Viện triết học, NXBKHXH.

25. Khoa học, V. N. N. (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa.

26.Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí