sinh lý của trẻ, mức độ an toàn của trò chơi cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Sau khi đã chọn được trò chơi, GV cần biên soạn thành giáo án dạy học từng bước cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi
Sau khi chọn được TCVĐ, GV cần chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức trò chơi cho trẻ. Các dụng cụ chơi phải phù hợp với nội dung chơi và địa điểm tổ chức chơi phải an toàn, không có bất cứ yếu tố gây nguy hiểm nào cho trẻ.
Bước 3: Tổ chức đội hình cho trẻ chơi
- Tập hợp trẻ theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội). Tùy tính chất của trò chơi, GV có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình: đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang, đội hình một hay hai vòng tròn,…
- Chọn vị trí đứng của GV để giải thích và điều khiển trò chơi.
Vị trí đứng phải đảm bảo trẻ nghe rò lời của GV nói, nhìn rò được GV làm mẫu và GV phải quan sát được toàn bộ trẻ chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của trẻ
- Chọn đội trưởng cho từng đội hoặc các trẻ tham gia đóng vai trò của cuộc
chơi.
Bước 4: Giới thiệu và giải thích trò chơi
GV cần nắm vững các quy định của TCVĐ để giới thiệu và giải thích trò chơi
cho trẻ. Nếu trẻ chưa biết trò chơi đó, thì GV cần giới thiệu, giải thích và làm mẫu tỉ mỉ, nhưng nếu trẻ đã biết hoặc đã nắm vững trò chơi thì cách giới thiệu và giải thích đơn giản hơn. Khi giải thích trò chơi cho trẻ, GV nên nói ngắn gọn, rò ràng, làm mẫu sao cho tất cả trẻ đều nghe và hiểu được cách chơi.
Thông thường khi giới thiệu và giải thích trò chơi nên tiến hành theo các bước sau: gọi tên trò chơi, quy định và cách chơi, yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách đánh giá thắng, thua và những điểm cần chú ý khác.
Bước 5: Điều khiển trò chơi
Khi điều khiển TCVĐ, GV cần thực hiện các thao tác sau:
- Cho trẻ làm một số động tác khởi động (có thể cho trẻ khởi động trước khi tổ chức đội hình chơi).
- Cho trẻ bắt đầu cuộc chơi.
- Theo dòi quá trình chơi.
- Điều chỉnh khối lượng vận động của trò chơi. Thao tác này có thể thực hiện bằng nhiều cách:
+ Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu trò chơi, rút ngắn hoặc tăng thời gian cuộc chơi.
+ Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc tăng trọng vật…).
+ Thay đổi số lượng người chơi.
+ Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc quy định chơi.
+ Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).
- Đề phòng chấn thương ở những chỗ có nguy cơ hay bối cảnh đông trẻ.
Bước 6: Đánh giá kết quả cuộc chơi
Sau mỗi lần hoặc một số lần cho trẻ chơi, GV cần nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi. Dựa vào yêu cầu, quy định chơi, kết quả cuộc chơi GV đánh giá và phân loại thắng thua thật công bằng, rò ràng và khách quan.
1.4. Lý luận về tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất
1.4.1. Định nghĩa tính tích cực
Tích cực là thuật ngữ được xem xét, tiếp cận theo nhiều góc độ rộng, hẹp khác nhau. Vì vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về TTC.
Theo quan điểm duy vật biện chứng của V.I. Lênin thì “TTC có nguồn gốc từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định. TTC chính là thái độ cải tạo và biến đổi khách thể của chủ thể, nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới hiện thực khách quan, biến đổi và cải tạo nó” [81].
Theo A.N. Lêônchiev, A.A. Liublinxkaia “TTC chỉ sự sẵn sàng hoạt động và con người tích cực có ý nghĩa là con người đang ở trạng thái hoạt động. Nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với TTC, nó chính là nguồn gốc, là động lực của TTC” [37], [40].
Tác giả P.I. Galperin cho rằng “TTC được thể hiện trong các mức độ lĩnh hội khác nhau và các mức độ ấy chính là chỉ số đo sự phát triển TTC của chủ thể”. Theo các các giả V.I. Romanov, X.D. Xmirnov,… TTC chính là tính chủ động của chủ thể (hành động ý chí). TTC thực hiện chức năng chỉ báo hoạt động của con người. Sự phát triển TTC chính là sự phức tạp hóa dần các chức năng TTC của chủ thể [65].
Các tác giả L.M. Ackhanghenxki, R. Minle,… cho rằng không nên xem xét TTC chỉ là trạng thái hoạt động cũng như không nên tách rời mặt bên trong của TTC với mặt bên ngoài của nó hoặc là sự phát triển TTC chỉ xem xét bằng các đặc trưng số lượng và chất lượng của con người [16].
Theo Từ điển Tiếng Việt, TTC được hiểu theo ba nghĩa sau:
Một là, TTC có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển; trái với tiêu cực.
Hai là, TTC là tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển.
Ba là, TTC thể hiện thông qua thái độ hăng hái, nhiệt tình đối với nhiệm vụ, với công việc [48].
Theo Từ điển Oxford, định nghĩa TTC là “activity” nghĩa là chỉ trạng thái hoạt động và tính chủ động [96].
Tác giả Nguyễn Thị Yến Linh định nghĩa “TTC là chủ động trong hoạt động, hăng hái, nhiệt tình với nhiệm vụ, với công việc được giao thông qua đó thúc đẩy phát triển” [39].
Từ những định nghĩa nêu trên có thể thấy TTC có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, TTC là một thành tố tâm lý bên trong của con người và được thể hiện thông qua hoạt động bên ngoài.
Thứ hai, TTC gắn liền với hoạt động, mang tính chủ động của chủ thể.
Thứ ba, động cơ, nhu cầu, hứng thú hoạt động là động lực thúc đẩy con người hoạt động và là nguồn gốc bên trong của TTC
Thứ tư, TTC là sự cố gắng, nỗ lực giải quyết các nhiệm vụ của chủ thể để đạt được mục đích.
Từ các nguồn tài liệu trên, luận án xác lập thuật ngữ TTC trong luận án này như sau: “TTC là thành tố tâm lý bên trong của con người được thể hiện ra bên ngoài thông qua sự chủ động trong hoạt động, hứng thú, nhiệt tình với nhiệm vụ, với công việc được giao”.
1.4.2. Định nghĩa tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất
Điều kiện cơ bản của TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC là sắc thái tình cảm tích cực trong hoạt động vận động, điều này được đảm bảo bằng mức độ dễ tiếp thu các hình thức của hoạt động GDTC [50]. TTC của trẻ được biểu hiện bằng sự hăng hái, năng động đồng nghĩa với việc trẻ làm chủ hành động của mình.
Đối với lứa tuổi MG 5 – 6 tuổi, TTC của trẻ còn phụ thuộc vào những hình thức của hoạt động GDTC. Đặc biệt, trong các TCVĐ có yếu tố thi đua, trẻ thường huy động khả năng vận động của mình và đạt kết quả cao hơn so với những bài tập thông thường. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG, trong đó TCVĐ là một thành phần quan trọng phù hợp và gây cảm xúc tích cực cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
Xuất phát từ định nghĩa TTC, có thể xác lập định nghĩa TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC như sau: “TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC là thành tố tâm lý bên trong của trẻ được thể hiện ra bên ngoài thông qua hứng thú, mong muốn được tham gia giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động GDTC, chủ động, hợp tác, có kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong hoạt động GDTC và đặc biệt là sự phát triển các tố chất vận động nhất định”.
1.4.3. Biểu hiện tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất
Phân tích từ lý luận về TTC, TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC được biểu hiện như sau:
Biểu hiện 1: Trẻ tỏ ra hứng thú, mong muốn được tham gia giải quyết các nhiệm vụ khi GV tổ chức hoạt động GDTC
Hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy TTC của trẻ. Hứng thú tạo điều kiện cho trẻ, nỗ lực khám phá, bộc lộ hết những năng lực vốn có của mình. Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực (say mê, hài lòng, phấn khởi, yêu thích,…) nâng cao sự tập trung chú ý và khả năng làm việc [25].
Usinxki đã nói “Một sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ tiến hành bằng sức mạnh cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của người
học. Nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người học thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta thờ ơ với hoạt động này” [14].
Theo N.K. Karupxkaia thì “Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ MG rất thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng tuổi. Hoạt động chơi giúp trẻ thỏa mãn hai nhu cầu trên…” [29].
Theo tác giả Trần Văn Điền, thuật ngữ “hứng thú” (interest) được hiểu là “sự thích thú, sự chú ý” [19].
Có thể thấy hứng thú là một biểu hiện quan trọng của TTC. Khi trẻ có hứng thú, trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Một câu chuyện hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện lâu. Nghĩa là khi trẻ hứng thú với trò chơi thì khả năng tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ tốt hơn.
Tác giả P.A. Rudick định nghĩa: “Chú ý là xu hướng và tính tập trung của hoạt động tâm lý nhằm vào một đối tượng nào đó” [58].
Theo K.K. Platonop thì “Chú ý là sự tập trung ý thức vào một số đối tượng tri giác hoặc đối tượng ghi nhớ, đồng thời tách những đối tượng ấy khỏi những đối tượng khác, là một hành động của ý thức hướng vào một đối tượng nhất định. Trong chú ý thể hiện tính lựa chọn của ý thức” [53].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa “Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả” [84], [85].
Ở trẻ MG 5 – 6 tuổi việc tập trung chú ý được thể hiện thông qua các hành động như chú ý lắng nghe, chú ý quan sát hướng dẫn của GV. Sự tập trung chú ý giúp trẻ trở nên điềm tĩnh và chủ động, nắm bắt nhanh, chính xác các yêu cầu của GV.
Ngoài ra, việc trẻ tập trung chú ý còn định hướng giúp trẻ phối hợp linh hoạt các năng lực của bản thân để đưa ra những hành động chính xác và hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chơi.
Biểu hiện 2: Trẻ chủ động trong việc giải quyết các nhiệm vụ của GV trong hoạt động GDTC
Tính chủ động của trẻ được thể hiện trong các ý định, nghĩa là trẻ muốn “tự tôi”, hoặc được thực hiện hành động theo ý nghĩ của mình mà không cần đến sự nhắc nhở của GV. Tính chủ động xuất phát từ sự tự tin của trẻ. Tác giả Rudaki khẳng định “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần phong độ, khiến con người cởi mở, lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh gọn”. Tác giả Trí Đức viết “Tính tự tin là biết tin tưởng vào khả năng phẩm chất của mình, tin tưởng và khả năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp của mình có thể đạt được qua rèn luyện trong học tập và lao động. Tự tin phải đi đôi với nỗ lực, bền bỉ và kiên trì phấn đấu,… Tự tin là dám chịu trách nhiệm về việc mình làm và chủ động tìm kiếm cách khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn” [74].
Ở trẻ MG 5 – 6 tuổi, sự tự tin trong hoạt động GDTC giúp trẻ mạnh dạn, chủ động tham gia vào TCVĐ, tin tưởng vào những việc mình làm và khả năng của mình, không ngần ngại, không ỷ lại vào người khác, nhanh nhẹn, linh hoạt khi thực hiện các nhiệm vụ chơi mà GV đã giao. Bên cạnh đó, sự tự tin trong hoạt động GDTC còn giúp trẻ trình bày suy nghĩ và việc làm của mình cho GV nghe, mạnh dạn nói lên khả năng của mình bằng những câu như: “Con làm được…”, “Làm cái đó thì không khó/dễ…”.
Biểu hiện 3: Trẻ biết giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động GDTC
Theo tác giả Phan Khắc Nghệ “giải quyết vấn đề vừa là quá trình, vừa là phương tiện cá nhân sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được trước đó để giải quyết một vấn đề mà cá nhân có nhu cầu cần giải quyết” [47].
Theo tác giả Đinh Lan Anh “giải quyết vấn đề của trẻ MG là khả năng trẻ thực hiện những hành động có kết quả theo cách thức đã lựa chọn bằng cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để nhận diện, đồng thời biết ứng phó trước các tình huống khó khăn trong các hoạt động nhằm đạt được hiệu quả” [1].
Ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi sự chủ động giải quyết vấn đề của trẻ được bộc lộ khá phong phú như trẻ nhận ra được vấn đề xảy ra trong hoạt động GDTC; trẻ lắng nghe ý kiến của bạn; chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với bạn; trẻ chủ động, tích cực tìm kiếm các phương tiện để giải quyết vấn đề phát sinh; trẻ có thái độ ứng xử đúng mực với bạn [1].
Biểu hiện 4: Trẻ nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong hoạt động GDTC
Trẻ MG 5 – 6 tuổi đã hình thành động cơ mang ý nghĩa xã hội, hành động của trẻ hướng vào các quan hệ xã hội, mong muốn làm cho người khác hài lòng, trẻ thực hiện một cách có ý thức công việc mang nội dung đạo đức. Do vậy, hành vi của trẻ đã tuân theo quy định của gia đình, trường học, nơi công cộng. Ở trẻ xuất hiện quan hệ phụ thuộc theo hệ thống thứ bậc của các động cơ hành vi mà thứ bậc này được sắp xếp theo vị trí quan trọng của mỗi loại động cơ đối với bản thân. Chính sự xuất hiện nổi bật một động cơ tốt trong hệ thống thứ bậc đã hình thành có tác dụng giúp trẻ vượt khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra mà không bị kích thích bởi những động cơ khác thấp hơn [22], [46], 83]. Ở tuổi MG 5 – 6 tuổi, trẻ có thể nỗ lực ý chí tương đối lâu bền. Những hành động không có kết quả không dễ làm trẻ từ bỏ ý định mà buộc trẻ tập trung chú ý hơn nữa vào hành vi của mình. Trong quá trình hoạt động tự lực đòi hỏi ở trẻ sự căng thẳng của hoạt động trí tuệ và thể lực, kỹ năng biết vượt qua khó khăn bên trong và bên ngoài để đạt mục đích. Nếu không có sự nỗ lực ý chí, trẻ khó thành công trong việc đạt mục đích ở những hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, sự nỗ lực của ý chí là biểu hiện cơ bản TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi, thể hiện kỹ năng biết vượt qua khó khăn để đạt mục đích.
Biểu hiện 5: Trẻ hợp tác với bạn cùng giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động GDTC
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “hợp tác là chung sức, giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm đạt mục đích chung” [81].
Theo C. Mác, “hình thức lao động của nhiều người làm việc bên nhau và với nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất khác nhau, nhưng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác” [75].
Trẻ MG 5 – 6 tuổi, sự thỏa thuận chơi, thiết lập mối quan hệ chơi, vai chơi trở nên khá tốt. Sự phối hợp hành động chơi cũng trở nên nhịp nhàng hơn. Ở độ tuổi này, tính chủ động khi chơi được thể hiện rò nét hơn, khi phân vai trẻ không chỉ dựa trên quan hệ thiện cảm cá nhân mà còn dựa vào khả năng, phẩm chất của bạn vì thế trò chơi càng thú vị. Đồng thời trẻ biết cùng nhau lên kế hoạch cho trò chơi, biết lắng nghe, thảo luận, bàn bạc về trò chơi, biết hợp tác, phối hợp hành động giải quyết các nhiệm vụ [41].
Biểu hiện 6: Trẻ phát triển các tố chất vận động
TTC và biểu hiện phát triển các tố chất vận động không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận. Song TTC sẽ dự báo xu hướng phát triển các tố chất vận động.
Sự phát triển của TTC trong một giai đoạn nhất định chính là tiền đề dự báo xu hướng hoàn thiện và phát triển các tố chất vận động nhất định. Cụ thể: phát triển các tố chất vận động: trẻ đạt được sự thay đổi từ mức thấp đến cao, từ chưa phát triển đến phát triển 5 tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động.
Bảng 1.1. Biểu hiện TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
Biểu hiện | Cách thức đánh giá | |
1 | Trẻ tỏ ra hứng thú với hoạt động GDTC, mong muốn được tham gia giải quyết các nhiệm vụ khi GV tổ chức hoạt động GDTC | Quan sát trẻ |
2 | Trẻ chủ động trong việc giải quyết các nhiệm vụ của GV trong hoạt động GDTC | Quan sát trẻ |
3 | Trẻ biết giải quyết các các vấn đề phát sinh trong hoạt động GDTC | Quan sát trẻ |
4 | Trẻ nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong TCVĐ | Quan sát trẻ |
5 | Trẻ hợp tác với bạn cùng giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động GDTC | Quan sát trẻ |
6 | Trẻ phát triển các tố chất vận động | Sử dụng test |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Giáo Dục Thể Chất
- Lý Luận Về Trò Chơi Vận Động Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi
- Nhóm Các Nghiên Cứu Về Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo
- Thang Đánh Giá Biểu Hiện Ttc Của Trẻ Mg 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Gdtc
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Đối với đặc điểm về sinh lý và tâm lý của trẻ MG, một số quan niệm cho rằng “Trẻ em là người lớn thu nhỏ”, nghĩa là sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn chủ yếu về mặt cơ thể như tầm cỡ, kích thước. Tuy nhiên, Rutxô lại cho rằng “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ nhỏ vì trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó. Vì vậy, trẻ MG có những đặc điểm về sinh lý, tâm lý của riêng mình và không giống với người lớn” [67].
1.5.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Ở tuổi này, hệ thần kinh của trẻ đã phát triển khá đầy đủ. Trẻ đã biết hành động theo sự chỉ dẫn của người lớn. Do đó, cần rèn luyện cho trẻ thói quen tốt như kỷ luật, trật tự, ý thức giữ gìn vệ sinh, thói quen ăn ngủ, vui chơi, tập luyện, học tập,… đúng giờ.