Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.4.1. Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Hiệu trưởng sẽ đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ tuổi mầm non. Có thể coi giai đoạn mầm non là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ mà trung tâm là giáo dục cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo, là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục nhân cách phát triển toàn diện. Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật và cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này.

Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động và thể chất. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của con người và làm cho tình cảm con người thêm cao thượng. Điều quan trọng hơn, giáo dục thẩm mỹ có ý nghĩa nuôi dưỡng ở trẻ nhu cầu muốn làm cho mình trở nên đẹp. Đó là một nhu cầu cổ xưa và sâu đậm của loài người, nhưng nó có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mầm non - bước khởi đầu của một nhân cách. Đó chính là khởi đầu của mọi sự sáng tạo hay nói đúng hơn đó là hoạt động tiền sáng tạo rất cần cho bất cứ ai, dù sau này họ trở thành công nhân, nông dân, nhà bác học hay người nghệ sĩ.

Kiến thức: Xác định cụ thể, rõ ràng, vừa phải. Có thể là một phần của kiến thức hoặc chỉ là cơ hội để trẻ tiếp cận hoặc mở ra một kiến thức mới trong một hoạt động để đảm bảo trẻ được cảm nhận về nghệ thuật tạo hình, âm nhạc đặc biệt là có cơ hội để thực hiện các kỹ năng thẩm mỹ.

Kỹ năng: Giúp trẻ hình thành các khả năng thẩm mỹ như: Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. Yêu cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp, hứng thú tham gia các hoạt động nghệ thuật. Biết và yêu thích một số loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Có một số kỹ năng trong các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) và các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, hợp tác, hoạt động theo nhóm.

Thái độ: Giúp trẻ có hứng thú với hoạt động tạo hình, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học thành những thái độ,việc làm tích cực đối với cuộc sống xung quanh trẻ, vun đắp bồi dưỡng tính chân - thiện - mĩ.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện những mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Nội dung phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tính chất và nguyên lí giáo dục của Đảng và Nhà nước; không làm cho chương trình giáo dục quá tải đối với học sinh và phải được tích hợp một cách hợp lí với chương trình chuẩn, không phá vỡ cấu trúc chương trình chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi: Nhà trường tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thể dục thể thao, vẽ tranh và nghệ thuật.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 5

Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ được thực hiện bởi các tổ chức cá nhân trong và ngòi nhà trường để điều chỉnh, động viên, kích thích, uốn nắn và thực thi kế hoạch đề ra. Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm và tiếp cận cá nhân trong các hoạt động

chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động tiếp xúc với thiên nhiên và các hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

Hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non là một loại kế hoạch trong hoạt động quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu hoạt động của cô và trẻ. Quản lý việc tổ chức thực hiện chương trình, là thực hiện các chức năng quản lý về các hoạt động: thành lập tổ chức, sắp xếp bộ máy, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nhân lực đạt chuẩn và trên chuẩn có trình độ ngoại ngữ và tin học theo chuẩn. Để thực hiện hóa mục tiêu, chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu có chất lượng và hiệu quả

1.4.4. Kiếm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Hiệu trưởng cần kiểm soát tốt quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Kiểm tra sát sao hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi để nắm được chất lượng chuyên môn của giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mỹ sau khi được bồi dưỡng. Sau đó, nhờ những kết quả ấy mà hiệu trưởng tiếp tục điều chỉnh, xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn tiếp theo đạt hiệu quả.

Đánh giá việc thực hiện chương trình là quá trình thu thập và xử lý thông tin về những giá trị mà việc thực hiện chương trình mang lại. Mục đích là đảm bảo chương trình có được thiết kế đúng nhu cầu phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, đánh giá chất lượng hiệu quả của việc thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu, kết quả, hiệu quả và tác động của chương trình sau một khoảng thời gian thực hiện. Người quản lý bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên, mục tiêu, kết quả mong đợi chương trình giáo dục nâng cao. Cung cấp các thông tin chính xác cần thiết cho người quản lý ra

quyết định thực hiện chương trình. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh, thực hiện hay chấm dứt hoạt động nào đó của chương trình.

Nội dung công tác đánh giá là đánh giá mối quan hệ tương tác giữa việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu của học sinh. Qua đó, thể hiện kết quả giáo dục của nhà trường. Việc đánh giá thực hiện chương trình giúp người quản lý xác định những gì đã thực hiện được, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, đồng thời dự báo để điều chỉnh quá trình thực hiện chương trình.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò nền móng vững chắc cho các cấp bậc học tiếp theo. Khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo phương pháp mới, đòi hỏi giáo viên phải biết tích hợp nội dung, hình thức trong các hoạt động hợp lý, hài hòa tạo môi trường thân thiện, phù hợp cho trẻ hoạt động với phương châm lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mỹ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ngược lại, nếu nhận thức chưa đúng, không thấy được vai trò của hoạt động giáo dục thẩm mỹ thì quá trình quản lý và làm việc sẽ không hiệu quả.

trường mầm non, đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo thì hoạt động âm nhạc và tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Tuy nhiên giáo dục thẩm mỹ không chỉ thông qua 2 hoạt động đó mà nó được diễn ra ở nhiều lĩnh vực, lồng ghép ở nhiều hoạt động khác nhau mà đôi khi giáo viên chưa tận dụng được tốt điều đó, gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên mới chưa hiểu rõ bản chất của chương trình giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay, chưa biết cách tổ chức hoạt động để phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ đối với mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.5.2. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Hiệu trưởng giỏi, xây dựng được bản kế hoạch tốt, nhưng đội ngũ giáo viên không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chưa tốt thì hiệu quả giáo dục không cao. Cán bộ quản lý cần tạo cho giáo viên tâm thế làm việc tốt để giáo viên an tâm công tác và cống hiến. Bên cạnh đó, không phải giáo viên nào cũng có đủ kiến thức khoa học và nghệ thuật để lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ một cách hiệu quả.

Trình độ, năng lực ở một bộ phận giáo viên còn hạn chế nên vẫn còn giáo viên thực hiện các giờ hoạt động âm nhạc, tạo hình theo những nội dung mới mà chưa chú ý đến hình thức tổ chức, đôi khi còn mang tính chất ôm đồm, tích hợp nhiều nội dung làm cho trẻ có cảm giác nặng nề trong giờ học. Một số giáo viên hiểu và thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc, tạo hình chưa đúng nghĩa của nó. Giờ dạy học vẫn còn tổ chức khô cứng, máy móc, giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Phong cách của giáo viên thiếu gần gũi, chưa lôi cuốn khiến trẻ không có hứng thú hoạt động, hay khi tổ chức các hoạt động khác còn chưa biết cách khéo léo tích hợp giáo dục thẩm mỹ vào trong các tiết học đó,…

1.5.3. Môi trường giáo dục, cơ sở vật chất

Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động âm nhạc và tạo hình ở trẻ mầm non giúp bồi dưỡng ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát

triển toàn diện. Chính vì thế mà cần phải có môi trường giáo dục tốt và cơ sở vật chất trường lớp đầy đủ.

Chính vì vậy, nếu phụ huynh mà chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của trẻ thì sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Cơ sở hạ tầng, đồ dùng, phương tiện dạy học của trường lớp như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giảng dạy và học tập của trẻ ở trường. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật: bao gồm các trang thiết bị, không gian, quang cảnh, sân bãi, kinh phí tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động học tập của trẻ.

1.5.4. Sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.

Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại.

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính

nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em,

…gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu thương sâu sắc của ông bà, cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa lớn nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau.

Ngay khi trẻ đang nằm nôi, bố mẹ đã phải dạy trẻ biết yêu thương, vui cười thông qua việc chơi và trò chuyện với bé, dạy chế độ sinh hoạt thông qua việc cho bé ăn, ngủ, vệ sinh. Lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.

Kết luận chương 1

Lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ ở trường mầm non là một trong năm lĩnh vực chủ yếu cho bước đầu hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về thẩm mỹ đối với môi trường thiên nhiên với con người và xã hội. Trẻ được rèn luyện để có khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.

Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan nghiên cứu vấn đề, tìm hiểu các khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non như: quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Các nội dung quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục thẩm mỹ. Trong đó, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc quản lý đó là: yếu tố nhận thức, trình độ năng lực, môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023