Tóm lại, các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, môi trường quản lý tác động đến quá trình giáo dục thẩm mĩ được đánh giá là có tác động lớn đến hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo. Trong quá trình quản lý, cán bộ quản lý nhà trường cần phải chú ý phát huy những nguồn lực có sẵn, khắc phục những khó khăn của nhà trường để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Những điểm mạnh
Từ những số liệu ở các bảng về thực trạng công tác quản lý ở trên cho thấy: Hầu hết các hiệu trưởng đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý hoạt động GDTM ở trường Mầm non. Chính vì vậy đã giúp cho họ đạt được những kết quả tương đối tốt trong quá trình quản lý. Các hiệu trưởng đã nắm được những mục tiêu, nội dung, phương pháp cơ bản trong quản lý hoạt động GDTM ở trường Mầm non. Đa số hiệu trưởng các trường Mầm non đều có năng lực, kinh nghiệm quản lý chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương, xã hội. Họ đã tạo được uy tín đối với tập thể trong đơn vị mình, cha mẹ trẻ, các cấp chính quyền…
2.5.2. Những điểm còn hạn chế
Kiến thức khoa học trong chuyên môn, nghiệp vụ quản lý làm nền tảng vững chắc cho công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động GDTM trong trường Mầm non nói riêng của người hiệu trưởng chưa được tiếp thu đầy đủ, thiếu tính hệ thống, nặng về lý thuyết… Do đó, họ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động chuyên môn, trong công tác thanh tra và kiểm tra chuyên môn.
Trình độ nghiệp vụ quản lý của một số cán bộ quản lý còn hạn chế nên thiếu tầm nhìn chiến lược, còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động GDTM nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Vẫn còn tình trạng quản lý nhà trường bằng kinh nghiệm, theo thói quen, chưa vận dụng linh hoạt những
kiến thức được trang bị vào công tác quản lý một cách khoa học, chưa năng động, sáng tạo trong quản lý hoạt động GDTM.
Kỹ năng quản lý chuyên môn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng thường xuyên nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhiệm vụ ở trường Mầm non. Việc giám sát, kiểm tra quá trình quản lý hoạt động GDTM ở trường Mầm non chưa được tăng cường nhất là công tác tự kiểm tra, đánh giá.
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Của Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Thực Trạng Nhận Thức Về Mục Đích Của Hoạt Động Gdtm Cho Trẻ Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Cách Thức Thực Hiện Biện Pháp Một Là, Đối Với Cbql Và Giáo Viên
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Để Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Các
- Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Những Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Công tác đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chưa được thường xuyên do chưa được quan tâm đúng mức, do hiệu trưởng một số trường Mầm non quá bận rộn với công việc nhà trường. Vì vậy, tình trạng hoạt động GDTM trong nhà trường trở nên lạc hậu, trì trệ, không bắt kịp với những cái mới đang từng ngày từng giờ làm thay đổi hình thức tổ chức, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục.
Một số hiệu trưởng chưa coi trọng công tác quản lý hoạt động GDTM trong trường Mầm non; chưa có ý thức học hỏi nắm bắt chuyên môn sâu sắc, chỉ chung chung, hời hợt bằng lòng với những cái mình đã có, không có ý thức vươn lên nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn cũng như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ… Do đó, khi đưa ra các quyết định trong chỉ đạo chuyên môn còn lúng túng, không phù hợp, kém hiệu quả dẫn đến kết quả của công tác quản lý hoạt động GDTM không theo kịp sự đổi mới của giáo dục mầm mon, dậm chân tại chỗ, chạy theo thành tích. Nhiều hiệu trưởng chưa có ý thức đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động chuyên môn mà tự bằng lòng với những gì mình đã làm.
Có những hiệu trưởng trình độ chuyên môn chắp vá, được đề bạt do nhiều tiêu chí khác nhau, “sống lâu lên lão làng”… chưa chắc là người giỏi chuyên môn nên việc quản lý chưa hiệu quả, còn hạn chế, không cập nhật thông tin, làm việc theo kinh nghiệm không có cơ sở khoa học … Do đó, không xây dựng được chiến lược lâu dài cho trường mình về vấn đề nhân lực, tài lực,
vật lực, bằng lòng với những cái hiện có, không có ý thức phấn đấu bằng các trường bạn.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến ngành học Mầm non, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có những chế độ ưu tiên cho giáo viên mầm non đặc biệt là những trường ở vùng núi. Nhưng chế độ chính sách vẫn chưa thoả đáng đối với trẻ mầm non, giáo viên mầm non, chưa khuyến khích được cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong ngành học Mầm non dành hết tâm huyết cho công việc “trồng người”. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục mầm non còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất, trường lớp và các trang thiết bị phục vụ cho công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Cấp Uỷ, chính quyền ở một số cơ sở, đặc biệt ở các xã vùng nông thôn, vùng núi chưa thực sự quan tâm đúng mức việc quán triệt đầy đủ nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng nên chưa có giải pháp tích cực, chưa phát huy có hiệu quả những nguồn lực của địa phương, chưa quy tụ được các lực lượng xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục mầm non ở địa phương góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTM ở các trường Mầm non.
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho phép rút ra kết luận sau:
1. Giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, thực trạng về phương tiện, hình thức tổ chức mới đạt ở mức trung bình. Do đó, thực trạng này đòi hỏi những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non.
2. Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo bước đầu đã được sự quan tâm như: Tổ chức hoạt động riêng theo từng chủ đề, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình và đã được đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế thì vẫn chưa đáp ứng đủ, thiếu những phương tiện hiện đại hơn nữa việc kiểm tra đánh giá của nhà quản lý còn nhiều hạn chế nên quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo mới chỉ đạt mức trung bình điều này đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần phải thay đổi phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu trong các trường mầm non. Bên cạnh đó công tác khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và trẻ mầm non trong công tác dạy - học nhìn chung chưa được quan tâm. Việc thiết kế chương trình giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ chưa có những biện pháp tích cực. Công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện song đôi lúc chỉ là hình thức chứ chưa đi sâu vào kết quả giáo dục thực tế vì vậy cần phải thường xuyên và có những hoạt động thiết thực hơn.
3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non gồm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý; Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý.
Trong đó đối tượng quản lý có ảnh hưởng cao nhất do đó mà Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tích cực để khắc phục tồn tại này.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và hệ thống
Giáo dục đào tạo của Nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu GD&ĐT chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung, thực hiện trong mối quan hệ thống nhất. Hệ thống đó bao gồm, đội ngũ lãnh đạo, các bộ phận liên quan, từ CBQL đến đội ngũ GV và trẻ em của trường. Các thành tố trong hệ thống có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Có nắm được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, có khả năng thực hiện và áp dụng.
Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu là kết quả dự kiến mà mỗi cá nhân, tổ chức cần nỗ lực để đạt được. Mục tiêu có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình vận hành của tổ chức. Do đó, tính mục tiêu luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động GDTM cho trẻ. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi đề xuất về các biện pháp quản lý hoạt động GDTM cho trẻ. Nó bảo đảm cho quá trình hoạt động đi đúng hướng và tránh
được những sai lầm. Do đó, các biện pháp được tác giả đề xuất về quản lý hoạt động GDTM cho trẻ luôn cố gắng đảm bảo tính mục tiêu trong đó.
Mục tiêu của GDTM cho trẻ tại các trường mầm non phải thỏa mãn mục tiêu giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [7]
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý và thực hiện GDTM cho trẻ, phải được xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý và GDTM cho trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tránh tình trạng đưa ra các biện pháp xa rời với thực tiễn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tổ chức GDTM cho trẻ.
Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường mầm non huyện Nậm Pồ và khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý GDTM cho trẻ đã diễn ra trong thời gian qua.
Các biện pháp quản lý phải phù hợp với hoạt động GDTM thông qua hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động GDTM cho trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Bien nhằm đạt được mục tiêu quản lý và có ý nghĩa trong thực tế giáo dục mầm non hiện nay.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nội dung của các biện pháp phải có khả năng ứng dụng vào hoạt động GDTM ở các trường mầm non một cách phù hợp, sát thực tiễn. Việc quản lý GDTM phải được lựa chọn xây dựng theo một quy trình lôgíc, các bước tiến
hành cụ thể, rõ ràng, khoa học, được kiểm chứng, thực nghiệm khẳng định tính khả thi.
Các biện pháp phải thể hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là phát triển được năng lực thẩm mĩ cho trẻ em, phục vụ được việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3.2. Biện pháp hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là cơ sở của hành động, có nhận thức đúng đắn thì sẽ chỉ đạo và định hướng hoạt động thực tiễn đúng đắn và có cơ sở khoa học. Để quản lý tốt hoạt động GDTM cho trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ nhất thiết các cấp quản lý phải tổ chức giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, hình thức GDTM cho trẻ thông qua việc lồng ghép nội dung vào các hoạt động học và các hoạt động khác.
Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động, tự giác, chủ động trong công việc cho CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh trẻ mầm non và các lực lượng ở cộng đồng xã hội là điều kiện quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng GDTM nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung.
Thông qua giáo dục, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, làm cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động GDTM cho trẻ, thông qua hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khóa và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ giúp cho các lực lượng giáo dục thấy được tầm quan trọng của GDTM cho trẻ đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, phẩm chất nhân cách của trẻ.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Đối với CBQL giáo dục nhà trường, phải quán triệt đầy đủ và nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ thị, hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến GDTM cho trẻ.
Đối với đội ngũ giáo viên, vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa là thành viên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Nhân cách của người giáo viên có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là GDTM (kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm...). Lời nói, hành động nêu gương, sự thuyết phục, cảm hoá và sự tự rèn luyện của người giáo viên luôn ảnh hưởng, tác động đến trẻ. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, lứa tuổi có sự phát triển mạnh về thể chất, tâm lý, sinh lý, trẻ có nhu cầu cao về giao tiếp, nhận thức và phát triển trí tuệ, tình cảm, nên cần được định hướng đầy đủ, đúng đắn từ người giáo viên.
Người giáo viên cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong chăm sóc, giáo dục trẻ, bởi phẩm chất nhân cách và trí tuệ tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng, giúp giáo viên tác động có hiệu quả tới trẻ. Để GDTM cho trẻ thông qua các nội dung được lồng ghép vào nội dung dạy chữ, tổ chức các trò chơi ở lớp, sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại hay các hoạt động khác, người giáo viên cần được bồi dưỡng, hoàn thiện chính bản thân mình về lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, qua đó tạo niềm tin, uy tín trước CBQL giáo dục nhà trường, phụ huynh của trẻ và nhân dân.
Đối với các tổ chức chính quyền, đoàn thể của nhà trường, phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng, chính quyền, đặc biệt là phương hướng hành động của tổ chức đoàn thể để có định hướng cho đoàn viên công đoàn hoạt động trong năm học, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực hướng vào GDTM cho trẻ.