Thực Trạng Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Bán Trú Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình

Trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể là các trường có sứ mệnh đào tạo con em các dân tộc định cư tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Ba Bể, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo cán bộ nguồn cho các địa phương trên địa bàn huyện. Do vậy, vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh tại trường có vai trò vô cùng quan trọng, nhà trường phải dạy các em làm người công dân tốt trước khi dạy tri thức. Hơn nữa trường có đặc thù là trường chuyên biệt, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và giáo dục các em học sinh dân tộc thiểu số của huyện trong độ tuổi từ 11 đến 15. Sống trong môi trường nội trú, sinh hoạt tập thể, các em học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa từ xã hội qua phim ảnh, báo chí, internet bao gồm cả những mặt tích cực và những mặt tiêu cực, cùng nhiều vấn đề va chạm trong cuộc sống xuất phát từ sự khác nhau về bản sắc văn hóa, tập tục của địa phương.

Hầu hết các em sinh ra và lớn lên ở địa bàn khó khăn của huyện, điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục chưa phát triển. Năng lực nhận thức của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế. Một số ít học sinh chưa xác định được động cơ học tập, chưa chăm chỉ học tập. Các phong tục tập quán lạc hậu cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, mặc cảm, tự ti...

Với đặc điểm đối tượng như trên đã cho thấy các em học sinh dân tộc khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, chưa có mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em. Vì vậy, ngoài việc đáp ứng yêu cầu quản lý học sinh nội trú, Ban Giám hiệu, GV ở trường PTDT nội trú, bán trú còn phải đáp ứng được các năng lực khác như: Có vốn hiểu biết về tâm lý, ngôn ngữ, phong tục tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương mà các em sinh sống; nắm vững pháp luật để tuyên truyền giáo dục, khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn. Giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau cùng tiến bộ, đoàn kết, thực hiện tốt các quy định pháp luật, an toàn giao thông. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú phải phù hợp với trường nội trú, trường bán trú với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường.

2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động GDPL và quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPL nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm:

- Nhận thức của CBQL, GV, HS về hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Thực trạng hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Thực trạng quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ quản lí của 02 trường đồng thời khảo sát trên 30 giáo viên và 110 học sinh trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

2.2.4.1. Phương pháp khảo sát

Để khảo sát các nội dung trên, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu hồ sơ hoạt động (Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), Phương pháp quan sát (Quan sát hoạt

động giáo dục pháp luật trong nhà trường: thông qua dạy học và thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục); Phương pháp phỏng vấn sâu (Phỏng vấn, tham khảo ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên làm sáng tỏ thực trạng quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), Phương pháp điều tra viết.

Trong các phương pháp trên, phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra viết được xem là những phương pháp cơ bản nhất.

2.2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được tác giả tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

- Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức: Các đại lượng trong công thức được quy định:

i i

Ki

X K

i i

N

X K

X


X : Điểm trung bình

Ki : Số người cho điểm số

Xi ; N: Số người tham gia đánh giá.

+ Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hóa các mức độ đánh giá (mức độ thực hiện, mức độ chất lượng, mức độ ảnh hưởng), tác giả đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện như sau:

Dựa trên điểm X , chúng tôi quy ước:


+ Với X <2: Mức độ đánh giá thấp.


+ Với 2 ≤ X <2,5: Mức độ đánh giá trung bình.


+ Với 2,5 ≤ X ≤3: Mức độ đánh giá cao.

Từ kết quả phiếu điều tra thu được, tác giả tiến hành xử lý, phân tích tổng hợp ý kiến kết quả nghiên cứu về thực trạng:

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể về giáo dục pháp luật

i) Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về khái niệm giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GV về khái niệm giáo dục pháp luật, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn với câu hỏi số 1 trong mẫu phiếu phỏng vấn ở phụ lục 2 và câu hỏi số 1 trong phiếu khảo sát ở phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm giáo dục pháp luật



STT


Khái niệm giáo dục pháp luật


Ý kiến

SL

Tỷ lệ %


1

GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là hoạt động

thể hiện sự tương tác giữa chủ thể GDPL và đối tượng GDPL


0


0,0


2

GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là hoạt động có định hướng, có mục đích, bao hàm những tác động tự giác, tích cực, tuân theo kế hoạch đã được xác định của chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là HS PTDT nội trú, bán

trú tương ứng với các nội dung cụ thể.


11


36,7


3

Giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục nhà trường, trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực chiếm lĩnh được những tri thức về pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó hình thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với

pháp luật, nội quy, quy định đó.


19


63,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 8

Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ GV có nhận thức chưa đúng về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động là 11/30 GV được khảo sát (chiếm 36,7%) cho rằng: “GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là hoạt động có định hướng, có mục đích, bao hàm những tác động tự giác, tích cực, tuân theo kế hoạch đã được xác định của chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là HS PTDT nội trú, bán trú tương ứng với các nội dung cụ thể.”. Tỉ lệ GV nhận thức đúng khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chiếm 63,3% (19/30 ý kiến).

Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lí khái niệm giáo dục pháp luật cho thấy: Kết quả phỏng vấn trực tiếp trên 5 CBQL của trường PTDTNT Ba Bể,

PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho thấy BGH nhà trường hiểu đúng về khái niệm giáo dục pháp luật, ngoài cách hiểu khái niệm đầy đủ, các đồng chí cũng có sự phân tích khá đầy đủ về vai trò của giáo dục pháp luật đối với học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú. Đối với nhóm học sinh chủ yếu là người dân tộc việc hình thành hiểu biết pháp luật là rất cần thiết để đảm bảo cho các em có một cuộc sống an toàn và bình đẳng.

ii) Thực trạng nhận thức của CBQL và GV và HS về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật trong trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để có được ý kiến đánh giá khách quan về sự cần thiết, vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã đưa ra câu hỏi điều tra trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và HS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú‌‌

huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn


Đối tượng KS

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết


SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)

CBQL

5

100%

0

0%

0

0%

Giáo viên

25

83,3%

5

16,7%

0

0%

Học sinh

86

78,2%

24

21,8%

0

0%

Qua bảng trên cho chúng ta thấy, các ý kiến được khảo sát về mức độ cần thiết của hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đều tập trung đánh giá ở mức rất cần thiết, 5 CBQL được phỏng vấn đạt 100%, 25 GV đưa ra ý kiến này với tỉ lệ 83,3%. Khi trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy môn GDCD, có đồng chí cho rằng “GDPL có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Tuy nhiên để lựa chọn được cách thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp là điều cần suy nghĩ. Nếu khai thác được những lợi thế của chương trình giáo dục phổ thông mới để giáo dục thì sẽ có hiệu quả đối với nhóm học sinh người DTTS. Vì vậy, hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết hiện nay”. Bên cạnh đó, còn 5 ý kiến của GV chỉ đánh giá ở mức độ cần thiết, chiếm 16,7%. Đối với đánh giá của HS có 24 ý kiến, chiếm 21,8% đưa ra ở mức cần thiết. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ CBQL, GV và HS đánh giá sự cần thiết của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới là rất cần thiết trong nhà trường.

Đồng thời, để thấy rõ hơn về vị trí, ý nghĩa của hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả đưa ra câu hỏi dành cho CBQL và GV trực tiếp tham gia giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục ở nhà trường. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về vị trí, ý nghĩa của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông


STT

Vai trò của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Giáo dục pháp luật góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho HS PTDT

nội trú, bán trú.


35


100%


0


0


0


0


2

Giáo dục pháp luật góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của HS PTDT nội trú, bán trú đối

với pháp luật


35


100%


0


0


0


0


3

Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho HS PTDT nội trú,

bán trú


35


100%


0


0


0


0

Qua bảng trên cho thấy, 100% ý kiến của CBQL và GV trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đều xác định rõ vai trò của hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua trao đổi, trò chuyện trực tiếp, ý kiến của CBQL cũng như GV đều tập trung nhìn nhận: “Giáo dục pháp luật góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của HS PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể đối với pháp luật”. Bên cạnh đó, các ý kiến được hỏi cũng tập trung vào nội dung: “Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho HS PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể”. Có thể nói, đây là ý kiến và con số đáng mừng, từ việc nhìn nhận vị trí, vai trò quan trọng của môn GDCD nói riêng và hoạt động GDPL nói chung theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc xác định các kế hoạch, nội dung, phương pháp… để từ đó không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động GDPL hiện nay.

2.3.1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật ở trường PTDT nội trú, bán trú

huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

i) Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng nội dung giáo dục pháp luật theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả tiến hành khảo sát trên giáo viên với câu hỏi trong phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo tự đánh giá

của GV



STT


Nội dung giáo dục pháp luật

Hiệu quả thực hiện


Điểm TBC

Rất tốt

(3 điểm)

Tốt

(2 điểm)

Chưa tốt

(1 điểm)

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

1

Cung cấp cho học sinh kiến thức,

hiểu biết nhất định về pháp luật

10

33,3

17

56,7

3

10,0

2,23


2

Hình thành và phát triển ý thức

pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật


8


26,7


16


53,3


6


20,0


2,06


3

Hình thành hành vi, lối sống theo

pháp luật cho HS PTDT nội trú, bán trú.


11


36,7


13


43,3


6


20,0


2,12

Nhận xét chung: GV tự đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật của bản thân ở mức Tốt và Rất tốt. Trong tổng số 3 nội dung được khảo sát, có thể thấy “Cung cấp cho học sinh kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật” là nội dung có điểm TB đạt mức cao nhất là 2,23 điểm. Nội dung “Hình thành và phát triển ý thức pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật” có điểm TB thấp nhất là 2,06. Điều đó cho thấy GV khá tự tin về khả năng tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh song chưa hình thành được niềm tin và thái độ đối với các quy định của pháp luật ở học sinh. Như vậy nội dung giáo dục pháp luật mới chỉ chú trọng đến khâu truyền đạt kiến thức mà chưa phát huy tốt hiệu quả giáo dục thái độ. Đây là vấn đề thực trạng cần lưu ý trong tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật tại trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

ii) Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Để có cơ sở khách quan về thực trạng thực hiện các phương pháp GDPL theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả đã tiến hành điều tra thông qua khảo sát GV, quan sát và phỏng vấn đối với HS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông


STT


Phương pháp GDPL

Mức độ sử dụng

Thường xuyên (3đ)

Thỉnh thoảng (2đ)

Không bao giờ (1đ)

Điểm TB

Thứ bậc

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật

64

58,2

26

23,6

20

18,2

2,4

2

2

Phương pháp thông tin pháp luật

75

68,2

35

31,8

0

0

2,68

1

3

Phương pháp nêu gương

53

48,2

36

32,7

21

19,1

2,29

4

4

Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật

57

51,8

34

30,9

19

17,3

2,35

3

5

Phương pháp tạo dư luận tập thể để GDPL

35

31,8

31

28,2

44

40

1,92

6

6

Phương pháp tạo tình huống GDPL

26

23,6

41

37,3

43

39,1

1,85

7

7

Phương pháp rèn luyện, thực hành pháp luật

48

43,6

32

29,1

30

27,3

2,16

5

Điểm trung bình nhóm







2,23


Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí