Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật, Chính Sách Liên Quan Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Đào Tạo Do Các Cơ Quan Chức Năng Của Tỉnh Nam Định

66, 67 và 68 của Luật Giáo dục.

2.2.1.2. Các văn bản dưới luật

- Pháp luật về giáo dục mầm non. Thực hiện các quy định của Luật giáo dục về giáo dục mầm non, ngày 23/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006

– 20154.

Ngày 10/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 239/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, theo đó các cấp, các ngành ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo chất lượng, đủ ánh sáng, độ an toàn; đồ dùng, đồ chơi và đội ngũ giáo viên được biên chế, có năng lực, trình độ để giảng dạy trẻ 5 tuổi. đồng thời yêu cầu huy động trẻ ra lớp (trừ học sinh khuyết tật) đạt từ 95% trở lên, trong đó tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hệ thấp còi dưới 5%, trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 5%, trẻ em thừa cân so với độ tuổi (béo phì) dưới 3%.

Ngày 16/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy trình, điều kiện, thủ tục công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với 5 tiêu chuẩn gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý và giáo viên; Cơ sở vật chất đảm bảo; Chất lượng giáo dục và huy động trẻ ra lớp; Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình (xã hội hóa) để chăm sóc và giáo dục trẻ.

Ngày 08/02/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/TT-BGD ĐT ban hành tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra, công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36 nêu trên, theo đó có nhiều tiêu chuẩn được nâng lên như: cơ sở vật chất, tỷ lệ ăn bán trú, trình độ giáo viên, trình độ cán bộ quản lý…

- Pháp luật về giáo dục phổ thông. Ngày 24/10/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 32/QĐ-BGD ĐT về việc quy định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và ngày 29/8/2007, Bộ ban hành Quyết định số 55/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành quy định trường tiểu học đạt mức tối thiểu. Theo đó các trường tiểu học có quy hoạch diện tích đất đảm bảo 10m2/1 học sinh. Và một số

điều kiện tiêu chuẩn khác. Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Bộ tiếp tục ban hành Thông tư số 59/TT-BGD ĐT ban hành quy trình, điều kiện công nhận trường mầm non đạt

chuẩn quốc gia, theo đó đánh giá trường tiểu học có 3 mức, đó là: trường có chất lượng tối thiểu, trường chuẩn quốc gia mức độ 1, trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Các điều kiện gồm 5 tiêu chuẩn là: Quản lý và tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất; quan lệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và nuôi dạy học sinh; chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Quyết định công nhận và cấp bằng công nhận trường tiểu học đạt chất lượng tối thiểu và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ngày 26/02/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/TT- BGDĐT ban hành quy định về việc công nhận trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Theo đó cũng có 5 tiêu chuẩn đói với trường đạt chuẩn đó là: Quản lý và Tổ chức quản lý nhà trường; giáo viên nhân viên nhà trường; cơ sở vật chất của nhà trường; chất lượng giáo dục nhà trường; công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, công tác xã hội hóa.

Ngày 17/12/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 47/2012/TT- BGD DDT quy định về công nhận trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia thay thế Thông tư số 06/2010/TT-BGD ĐT.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 8

- Pháp luật về giáo dục đại học

Thực hiện Luật giáo dục và Điều 17 Nghị định 75/2006/NĐCP, ngày 27/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, giai đoạn 2006-2020; ngày 26/6/2013, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020.

Mặc dù các đã có nhiều cố gắng song chất lượng giáo dục đại học vẫn đang còn là một thách thức rất lớn đối với giáo dục nước ta. Vấn đề tồn tại cần giải quyết là chất lượng chương trình đào tạo, năng lực đội ngũ giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, sự sàng lọc để bảo đảm chất lượng trong quá trình đào tạo... Để thực hiện các yêu cầu của Luật giáo dục, việc hiện đại hoá chương trình đào tạo, trong đó việc ứng

dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục nói chung còn chậm. Bên cạnh đó, cũng đặt ra yêu cầu tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục được quy định việc thực hiện chương trình theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài.

- Pháp luật về giáo dục thường xuyên.

Để hướng dẫn thực hiện các quy định về giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành những văn bản quy định Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên; Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; Chương trình xoá chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Quy định chương trình giáo dục thường xuyên về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quy định về đánh giá và xếp loại học viên chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên... Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã từng bước tạo cơ sở pháp lý trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.

Mặc dù có sự quan tâm đối với sự phát triển của giáo dục thường xuyên nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành được các văn bản quy định chi tiết về việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (học từ xa, tự học có hướng dẫn). Việc quy định về chương trình giáo dục thường xuyên chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của Luật giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn nhưng việc xây dựng mô hình hoạt động giáo dục đối với Trung tâm học tập cộng đồng trong thực tế vẫn còn rất lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục trong hoạt động giáo dục thường xuyên.

2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo do các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định ban hành

2.2.2.1. Giáo dục phổ thông

Năm 2011, Ban chấp hành Tỉnh uỷ khoá XVIII (2011-2016) ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 25/7/2011 về xây dựng một số cơ sở giáo dục chất lượng cao, sau đó UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 16/8/2011 triển khai thực hiện, theo đó:

Mỗi huyện: Xây dựng 1 - 2 trường THCS chất lượng cao, riêng thành phố Nam Định thí điểm xây dựng 2 - 3 trường tiểu học chất lượng cao.

Toàn tỉnh: xây dựng 4 - 5 trường THPT chất lượng cao.

+ Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học:

Xây dựng 02 ngành của trường Cao đẳng sư phạm để thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xây dựng lớp 03 nghề đào tạo của trường Cao đẳng Nghề Nam Định để thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực.

UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách các cơ sở giáo dục chất lượng cao, theo đó có 10 trường THCS/10 huyện, thành phố và 05 trường THPT, 03 nghề của trường Cao đẳng nghề và 02 ngành của trường Cao dẳng sư phạm xây dựng cơ sở giáo dục chất lượng cao. UBND tỉnh ban hành quyết định ban hành bộ tiêu chuẩn đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao. Bộ tiêu chuẩn này dựa trên các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia cho từng cấp học, ngành học, tuy nhiên ở mức độ cao hơn

* Ngày 30/12/2011, Ban thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 16- NQ/TU về nâng cao chất lượng đồng đều của các cơ sở giáo dục phổ thông, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết với các giải pháp:

Một là: Cấp uỷ chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức để chăm lo phát triển giáo dục đào tạo [23].

- Trên cơ sở chất lượng giáo dục trong những năm gần đây kết hợp với khảo sát đánh giá chung về hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn để phân loại các cơ sở giáo dục, từ đó đặt ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể thực hiện tốt Nghị quyết phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền Nghị quyết của Tỉnh uỷ, về mục đích ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đồng đều giáo dục phổ thông trong tỉnh, mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đồng đều.

Hai là: Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục; tăng cường cán bộ quản lý giỏi và giáo viên cốt cán cho các cơ sở giáo dục chất lượng giáo dục còn thấp [23].

- Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đến các cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục còn thấp theo hướng: điều chuyển giáo viên và cán bộ quản lý giỏi từ các trường có chất lượng cao đến tăng cường hỗ trợ (có thời hạn) cho các trường chất lượng thấp; tạo điều kiện cho các giáo viên có năng lực ở các cơ sở giáo dục còn thấp, có nhiều khó khăn chuyển đến các cơ sở giáo dục chất lượng cao (có thời hạn) để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tạo nguồn cho các cơ sở giáo dục còn nhiều khó khăn.

- Hàng năm tiến hành khảo sát, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý và giáo viên, từ đó tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực và độ đồng đều cho cán bộ và giáo viên giữa các trường trong toàn tỉnh. Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở vùng xa, có nhiều khó khăn. Cùng với công tác luân chuyển giáo viên và bồi dưỡng tại chỗ, phấn đấu đến năm 2013: đối với giáo dục mầm non đảm bảo được chế độ chính sách theo quy định; đối với giáo dục tiểu học: 100% các trường có đủ giáo viên Tiếng Anh và Tin học; đối với các trường trung học có nhiều khó khăn đều phải có giáo viên cốt cán các bộ môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học.

- Tăng cường xây dựng môi trường làm việc thân thiện, ở đó mỗi giáo viên phải có năng lực hợp tác, phối hợp với nhau trong các hoạt động giáo dục, đội ngũ giáo viên thực sự là một tập thể sáng tạo.

- Xây dựng các quy định, chính sách nhằm thu hút giáo viên giỏi, có năng lực, giáo viên cốt cán bộ môn về công tác tại các trường còn nhiều khó khăn nhằm nâng cao chất lượng đồng đều giữa các cơ sở giáo dục.

Ba là: Đổi mới phương pháp giáo dục trong các cơ sở giáo dục [23].

- Xây dựng Đề án đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với từng bậc học (giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học) theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; coi đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng thực trong giáo dục. Tổ chức tư vấn, phân luồng học sinh theo lực học, dạy học theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Coi trọng thực hành thí nghiệm, cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn kỹ năng, liên hệ thực tế tạo điều kiện để rèn kỹ năng sống, phát huy được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng hoạt động thực tiễn của học sinh.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng tập huấn chuyên môn để có đủ năng lực, kiến thức, phương pháp tham gia giảng dạy giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh;

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo khách quan, công khai và có tính giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng biên soạn đề kiểm tra, tăng cường tổ chức kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tích cực chỉ đạo các trường thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng đảm bảo mức độ nhận biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng; các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm dành tối thiểu 50% thời gian làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng.

- Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tăng cường tính tự chủ và công khai trong quản lý giáo dục.

- Tổ chức tốt các kỳ thi học sinh giỏi, tích cực tham gia các kỳ thi mang tính chất giao lưu giữa các trường trong, ngoài địa phương.

- Tăng cường giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện.

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên khuyến khích kịp thời đội ngũ giáo viên và học sinh có thành tích tốt.

Bốn là: Sắp xếp, phát triển hệ thống trường, lớp phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và phân bổ dân số của từng địa phương, ưu tiên đầu tư cho các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng giáo dục còn thấp [23].

- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở giáo dục có chất lượng thấp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cụ thể đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo các cơ sở giáo dục có đủ diện tích, đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, cơ sở thực hành theo hướng chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Có chính sách ưu tiên các nguồn lực từ chương trình mục tiêu và ngân sách các cấp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở giáo dục, đặc biệt chú ý đến các cơ sở giáo dục ở vùng xa, có nhiều khó khăn.

Năm là: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn lực của xã hội tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục.

2.2.2.2. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học

- Từ năm 2006 đến năm 2012: Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 03 Nghị quyết chuyên đề về công tác dạy nghề, gồm: Nghị quyết số 88 về việc phê duyệt “Đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn”, Nghị quyết số 89 về phê duyệt “Đề án giảm nghèo năm 2009-2010” và Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 “Quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do tỉnh quản lý từ năm 2011-2012 đến năm học 2014 -2015”.

- UBND tỉnh đã ban hành các quyết định triển khai pháp luật Dạy nghề:

+ Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

+ Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND, quyết định số 03/2011/QĐ-UBND và Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND về việc quy định mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

+ Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 14/6/2012 triển chương trình mục tiêu quốc

gia về dạy nghề và việc làm

+ Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 phê duyệt đề án thành lập trường đại học Nam Định trên cơ sở sáp nhập trường cao đẳng sư phạm Nam Định, trường Trung cấp Nông nghiệp.

+ Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn để triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các cấp học trên địa bàn Nam Định

2.3.1. Những đặc trưng cơ bản trong hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tại tỉnh Nam Định

- Giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định duy trì 20 năm liên tục là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về chất lượng toàn diện của giáo dục phổ thông. Từ các hoạt động áp dụng pháp luật từ cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm. Giữ vững quy mô giáo dục, hệ thống trường lớp được mở rộng, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp và giảm nhiều so với những năm trước năm 2010.

- Công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục đào tạo được các cấp, các ngành quan tâm nên thu hút được sự ủng hộ của toàn xã hội đầu tư cho giáo dục, từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đến đầu tư thời gian cho các cháu học tập, khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm ưu tiên cho giáo dục. Vì vậy, phong trào khuyến học khuyến tài được triển khai rộng khắp, ở mỗi làng, xã, dòng họ đến cấp huyện, cấp tỉnh đều có quỹ khuyến học, khuyến tài, đặc biệt quỹ khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Tập đoàn Him Lam, cùng nhiều nhà tài trợ khác đã đóng góp được tổng số quỹ lên tới gần 29 tỷ đồng.

- HĐND và UBND tỉnh rất quan tâm đến việc áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo, luôn luôn áp dụng kịp thời, có hiệu quả các chính sách, pháp luật của Nhà nước, ví dụ: Nam Định là tỉnh đầu tiên quyết định chuyển loại hình trường mầm non dân lập sang loại hình công lập; là tỉnh thứ 3 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (sau Bắc Ninh và Hoà Bình), là một trong những tỉnh đầu tiên đạt chuẩn phổ cập THCS. Triển khai đầu tiên công tác xây dựng trường Xanh, sạch, đẹp, an toàn; là tỉnh được Bộ Lao động

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí