Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Liên Quan Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Việt Nam Và Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

Nam Định có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều trường trung học phổ thông được xếp vào tốp 100 trường THPT trong toàn quốc có số lượng và điểm thi cao vào các trường đại học. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thực sự là nơi đào tạo nhân tài của cả nước. năm học 2011 – 2012 có 72/78 em học sinh đạt giải quốc gia, trong đó có 03 em đạt giải quốc tế. Năm học 2012 – 2013 có 82/88 em học sinh giỏi đạt giải quốc gia, trong đó có 05 em đạt huy chương trong kỳ thi quốc tế. Năm học 2013 – 2014 có 78/88 em học sinh giỏi đạt giải quốc gia, trong đó có 02 em đạt huy chương trong kỳ thi quốc tế.

Nam Định là tỉnh đồng bằng sông Hồng, nên địa hình khá thuận lợi trong việc giáo dục và đào tạo. Toàn ngành đã triển khai tất cả các phong trào của Bộ Giáo dục và đào tạo phát động như: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo. Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục… đặc biệt xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp đi đầu trong toàn quốc.

2.2. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo do các cơ quan trung ương ban hành

2.2.1.1. Các văn bản Luật

- Luật giáo dục: Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Qua 7 năm thực hiện, Luật Giáo dục 1998 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, hệ thống giáo dục được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra, cần được quy định cụ thể hơn hoặc sửa đổi một cách cơ bản, tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Sửa đổi Luật giáo dục năm 1998 để xác định rò hơn hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý giáo dục, giữa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. Trong những năm qua, quan điểm "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả về đầu tư cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức hoạt động giáo dục. Trong áp dụng pháp luật về giáo dục chưa tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự phối, kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội chưa được triển khai thực hiện đúng mức. Nhu cầu về tạo cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đặt ra những yêu cầu bức xúc sửa đổi Luật Giáo dục năm 1998.

Sau khi Luật Giáo dục năm 1998 được ban hành, hoạt động giáo dục đã có những bước tiến bộ và phát triển, nhưng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, bất cập cả về chất lượng giáo dục, tổ chức, hoạt động giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục. Việc ban hành Luật Giáo dục là bức xúc và cần thiết, tạo cơ sở pháp lý khắc phục những khó khăn, yếu kém và đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh trong lĩnh vực giáo dục. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Giáo dục 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Luật Giáo dục 2005 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của Luật Giáo dục năm 1998 đã phát huy tác dụng tích cực, tạo hành lang pháp lý trong tổ chức và hoạt động giá dục đào tạo. Do đó, Luật Giáo dục năm 2005 đã thừa kế và phát triển nhiều nội dung của Luật Giáo dục năm 1998.

Cụ thể, Luật Giáo dục 2005 gồm 9 chương, 120 điều. So với Luật Giáo dục năm 1998 thì Luật Giáo dục 2005 bỏ bớt 03 điều, bổ sung 13 điều mới, sửa đổi 83 điều (trong đó có 68 điều được chỉnh lý về nội dung và 15 điều chỉnh lý về kỹ thuật).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Việc thêm 13 điều mới là nhằm quy định các nội dung về chương trình, trách nhiệm của cán bộ quản lý, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, các hành vi bị cấm

đối với nhà giáo và người học, chính sách đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non, chính sách đối với trường dân lập và các tổ chức cần có mà trong luật giáo dục năm 1998 chưa quy định.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 7

Ngày 02/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Luật Giáo dục, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện tương đối hiệu quả công tác xây dựng pháp luật và chỉ đạo các cấp áp dụng pháp luật một cách đồng bộ, quyết liệt.

Ngày 15/10/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

- Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi một số điều Luật Giáo dục năm 2009 Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 thông qua nghị quyết

số 35/2009/NQ-QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015, một số nội dung của Nghị quyết cần được thể chế trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục được thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc sau:

- Đường lối, quan điểm của Đảng và các chủ trương chính sách về giáo dục phải được quán triệt trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.

- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục phải xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, lựa chọn những nội dung thực sự cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động giáo dục và trong công tác quản lý giáo dục, góp phần đổi mới giáo dục và thực hiện "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu".

- Các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của hiến pháp, các bộ luật về luật hiện hành; phù

hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã bổ sung 5 điều mới, sửa đổi, bổ sung liên quan đến 24 điều (trên tổng số 120 điều) của Luật giáo dục.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục có tác động sâu sắc tới việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giáo dục góp phần đổi mới giáo dục và tạo hành lang pháp lý căn bản của việc đẩy mạnh đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể:

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục qua việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục hợp lý hơn trong chính phủ; giữa các bộ, ngành và các địa phương, qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục theo hướng xã hội hóa, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Đồng thời khắc phục tình trạng cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục mà không đủ điều kiện về đội ngũ nhà giáo, về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tuyển sinh.

- Luật Giáo dục đại học: Sau 25 năm đổi mới của đất nước và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng còn hạn chế: Phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học chậm được thay đổi, chưa bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và người học.

Luật Giáo dục là luật khung, quy định một số vấn đề chung của giáo dục đại học. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giáo dục đại học còn phân tán, hiệu lực pháp lý không cao.

Nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục đại học được quy định tại các văn bản

quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, nâng các quy định còn phân tán trong các văn bản dưới luật thành quy định của Luật giáo dục đại học.

Việc ban hành Luật Giáo dục đại học nhằm: tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học và đổi mới quản lý của cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học; đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục đại học và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục và trách nhiệm xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, huy động các nguồn đầu tư phát triển giáo dục đại học.

Để đạt được mục đích trên đòi hỏi Luật giáo dục đại học phải đáp ứng các nguyên tắc:

- Luật Giáo dục đại học thể chế hoá đường lối và các quan điểm cơ bản của Đảng, huy động sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của xã hội đối với việc xây dựng Luật giáo dục đại học và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

- Luật Giáo dục đại học phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Luật giáo dục đại học là một chế định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực giáo dục, vì thế Luật giáo dục đại học đồng bộ với Luật giáo dục, góp phần hoàn thiện pháp luật về giáo dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Luật giáo dục đại học quy định chi tiết những nội dung về giáo dục đại học mà Luật giáo dục đã quy định nhưng còn mang tính chất là luật khung.

Những quy định trong Luật giáo dục liên quan đến giáo dục đại học còn mang tính khái quát, thì được cụ thể hóa. Những quy định trong Luật giáo dục đã cụ thể thì được dẫn chiếu trong Luật giáo dục đại học nếu thực sự cần thiết.

Một số quy định của Luật Giáo dục liên quan đến giáo dục đại học được bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam và xu thế phát

triển của giáo dục đại học trên thế giới.

Giáo dục đại học được đặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện các quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.

- Luật Giáo dục đại học được xây dựng dựa trên quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển, góp phần giải quyết những vấn đề bức xức mà thực tiễn giáo dục đại học đang đặt ra và thực hiện những mục tiêu chiến lược của giáo dục đại học và của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trên cơ sở các yêu cầu, mục đích trên, Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2012 bao gồm 12 chương, 73 điều.

Với mục tiêu thể chế hóa các chủ trương chính sách mới của Đảng về giáo dục, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị nhân lực cho phát triển nền kinh tế tri thức.

Luật Giáo dục đại học đã quy định nhiều nội dung mới, trong đó có quy định về:

+ Phân tầng cơ sở giáo dục đại học

Thực hiện Luật giáo dục đại học, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của nước ta sẽ được phân tầng thành các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Mỗi một loại hình trường có mục tiêu đào tạo khác nhau và mức độ đầu tư cũng khác nhau. Sự phân tầng cơ sở giáo dục đại học nhằm tránh việc đầu tư dàn trải, đồng thời tạo điều kiện đào tạo đội ngũ nhân lực hài hòa theo nhu cầu của xã hội [15, tr.78].

+ Xã hội hóa giáo dục đại học. Xã hội hóa giáo dục là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này đã được quy định trong Luật giáo dục và nay tiếp tục được cụ thể hóa trong Luật giáo dục đại học. Theo đó:

Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích

vụ lợi [17, Điều 12, Khoản 3].

+ Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học

Tự chủ là một thuộc tính của cơ sở giáo dục đại học. Vấn đề này được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật giáo dục đại học. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được xác định phù hợp với năng lực tự chủ và điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ.

Quyền tự chủ được thực hiện động thời với tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Trách nhiệm lớn nhất của cơ sở giáo dục đối với xã hội là bảo đảm chất lượng đào tạo. Luật qui định cơ sở giáo dục đại học được tự chủ xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, đánh giá kết quả học tập và công nhận tốt nghiệp, in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học. Quy định như vậy, đã gắn chất lượng đào tạo với tên tuổi của nhà trường.

Hội đồng trường là thiết chế không thể thiếu để giao quyền tự chủ cho các trường. Điều 16 Luật giáo dục đại học bổ sung quy định cụ thể hơn về hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học công lập so với quy định tại Điều 52 của Luật giáo dục cho phù hợp hơn với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam.

+ Bảo đảm chất lượng đào tạo. Luật Giáo dục đại học đã đưa vào những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì qui định chương trình khung như trước đây, Luật Giáo dục đại học quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng tại khoản 3 Điều 36 như sau:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… [17].

Để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học huy động ngày càng nhiều các nguồn lực đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng, cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, Luật Giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phi tương xưng với chất lượng đào tạo” [16, Điều 65, Khoản 6].

Luật có những quy định về khung pháp lý của việc tổ chức, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí được các cấp có thẩm quyền qui định.

Ngoài những nội dung mới cơ bản trên, Luật Giáo dục đại học còn có nhiều điều, khoản mới quy định về chức danh của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (gồm trợ giảng , giảng viên, giảng viên chính , phó giáo sư, giáo sư); quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học; qui định cấp có thẩm quyền ban hành chuẩn quốc gia của cơ sở giáo dục đại học; quy định về công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học và công tác thanh tra, kiểm tra.

- Luật Dạy nghề. Trước yêu cầu cấp thiết là xây dựng đội ngũ người trực tiếp lao động có trình độ, năng lực, có kỷ luật lao động, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhằm tháo gỡ ba điểm nút của phát triển kinh tế, xã hội hiện nay là: Phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh thể chế chính sách về kinh tế và giải quyết, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu, ngang bằng với trình độ các nước trong khu vực. Vì vậy, Ngày 29/11/2006, Quốc hội ban hành Luật Dạy nghề để tạo hành lang pháp lý và cơ chế để hoạt động dạy nghề đạt hiệu quả.

Luật Dạy nghề có 13 chương, 92 điều. Theo Luật này, chính sách đối với cơ sở dạy nghề bao gồm:

- Nhà nước có chính sách giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề; miễn thuế theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm được tạo ra từ hoạt động dạy nghề phục vụ cho cơ sở dạy nghề.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực về nông, lâm, ngư nghiệp.

- Cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng các chính sách quy định tại các điều 65,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022