Đánh Giá Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Huyện Bắc Sơn Theo Các Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

* Trường Vũ Lăng: Vị trí: thôn Tràng Sơn 3, xã Vũ Lăng; Chức năng: Tham quan di tích lịch sử cách mạng, thưởng thức sản vật địa phương, chụp ảnh lưu niệm

* Hang Mỏ Rẹ: Vị trí: thôn Nam Hương, xã Tân Hương; Chức năng: Tham quan di tích lịch sử cách mạng, nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật hang động.

* Khu vực đồi thấp thôn Nam Hương, xã Tân Hương: Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi, du lịch thiền tịnh, cắm trại.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: Nà Kheo, Sa Khao, Bó Tát (xã Tân Hương).


Các điểm du lịch thuộc xã Vũ Lễ -Tân Thành-Nhất Hòa:


* Khuổi Nọi: Vị trí: thôn Tam Tấu, xã Vũ Lễ; Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, kết hợp tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái

* Hang Dơi: Vị trí: thôn Kha Hạ, xã Vũ Lễ; Chức năng: Tham quan nghiên cứu di chỉ khảo cổ.

* Thác An Úy: Vị trí: xã Nhất Hòa; Chức năng: Tham quan, du lịch sinh thái .


* Làng Khuôn Khát: Vị trí: thôn Quang Thái, xã Vũ Lễ; Chức năng: Phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức cắm trại…

* Khu vực thung lũng xã Tân Thành: Vị trí: Cạnh bản Nà Thi; Chức năng: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan hang động, đi bè tre, xuồng cao su trên suối

*Bản Nà Thí: Vị trí: xã Tân Thành; Chức năng: Phát triển du lịch sinh thái, homestay, tổ chức cắm trại…

Các điểm du lịch tại xã Chiến Thắng và xã Đồng Ý:


* Suối Mỏ Mắm, hang Keng Tao: Vị trí: thuộc xã Chiến Thắng; Chức năng: du lịch sinh thái, tham quan suối, thác, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí

* Thung lũng Hồng Phong I: Vị trí: Thôn Hồng Phong I, xã Chiến Thắng; Chức năng: Phát triển du lịch cộng đồng, tham quan vườn Quýt Hang Hú

* Thác và suối Tát Bai: Vị trí: thôn Nà Cuôn, xã Đồng Ý; Chức năng: Thưởng ngoạn cảnh quan, tắm thác, đi bè tre, xuồng cao su trên suối.

Ngoài ra, với tiềm năng có nhiều thung lũng lớn nhỏ tại hầu hết các xã trong huyện, có thể nghiên cứu quy hoạch đầu tư trồng hoa, cây trái theo chủ đề để thu hút khách du lịch.

2.3.2 Lượng khách và doanh thu du lịch

2.3.2.1 Lượng khách du lịch qua các năm

Nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước ổn định và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2013, khách đến Bắc Sơn là 3.460 lượt khách thì đến năm 2018 đã tăng lên 16.680 lượt (tăng gần 5 lần). Năm 2018, khách quốc tế đến Bắc Sơn là 2.470 lượt khách, chủ yếu đến trải nghiệm tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn (chiếm khoảng 14,8% tổng số khách đến Bắc Sơn). Từ năm 2013 trở lại đây số lượng khách nước ngoài tăng khá nhanh với tốc độ trung bình khoảng 41%/năm.

Năm 2018, Bắc Sơn đón 14.210 lượt khách nội địa, chiếm 85% tổng số khách đến Bắc Sơn. Khách nội địa chủ yếu là khách tham quan các di tích lịch sử cách mạng, đi lễ hội, khám phá, trải nghiệm, du lịch sinh thái… [17]

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Bắc Sơn giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: người


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng lượt khách

3.460

5.165

7.650

9.700

12.500

16.680

% tăng trưởng so với năm

trước


49,28%

48,11%

26,80%

28,87%

33,44%

- Khách quốc tế

460

765

1.100

1.700

2.250

2.470

% tăng trưởng so với năm

trước


66,30%

43,79%

54,55%

32,35%

9,78%

- Khách nội địa

3.000

4.400

6.550

8.000

10.250

14.030

% tăng trưởng so với năm

trước


33,33%

38,75%

22,14%

28,13%

38,63%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 7

Du lịch cộng đồng huyện Bắc Sơn giai đoạn 2013 – 2018 đã được định hướng phát triển khá cơ bản mà chủ đạo là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh sơn hình thành

từ năm 2010, tại đây từ khi có kế hoạch thành lập của huyện đã xác định là địa điểm quan trọng thu hút khách du lịch đến với Bắc Sơn nói chung và trải nghiệm du lịch cộng đồng nói riêng, qua các năm triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã thu hút được lượng khách đến trải nghiệm tương đối lớn, tiếp nối những thành công bước đầu tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn hiện nay huyện Bắc Sơn đang thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất để hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng Vũ Lăng, tuy nhiên trong giai đoạn 2013 – 2018 thì du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn chủ đạo vẫn là làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn [18]

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn giai đoạn 2013-2018


Đơn vị tính: lượt khách


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng Khách

2.400

4.100

5.600

5.800

6.449

9.747

Tổng khách tham quan

2.000

3.500

4.800

4.600

5.000

6.200

Tổng khách lưu trú

400

600

800

1.200

1.449

3.547

- khách lưu trú QT

50

100

150

200

259

1.000

- khách lưu trú nội địa

350

500

650

1.000

1.190

2.547

Nguồn: - Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn


- Ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch Cộng đồng Quỳnh Sơn


Khách du lịch đến Quỳnh Sơn thông qua hai con đường chủ yếu là đường bộ từ Hà Nội qua Thái Nguyên hoặc từ thành phố Lạng Sơn đến qua quốc lộ 1B, khách từ các tỉnh khác qua quốc lộ 279. Lượng khách du lịch đến Bắc Sơn tham gia trải nghiệm du lịch cộng đồng luôn chiếm tỉ lệ từ 52% đến 79% tổng lượng khách đến Bắc Sơn trong giai đoạn 2013 - 2018, số lượng khách và thời gian lưu trú của khách tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn qua các năm cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng và kế hoạch đề ra do cơ sở vật chất còn hạn chế, dịch vụ cung cấp cho khách còn chưa có sự đa dạng do đó chưa có điểm nhấn để níu kéo khách dừng chân qua đêm, theo số liệu năm 2018 thì mới chỉ có 36,7% khách du lịch

khi đến làng Quỳnh Sơn là sẽ nghỉ lại qua đêm, số còn lại chỉ đến trải nghiệm trong ngày và rời đi. Do sản phẩm du lịch tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn chưa hấp dẫn, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo, kém về số lượng và chất lượng.

Nhìn chung, khách du lịch đến Quỳnh Sơn thời gian qua chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận, trong đó lượng khách đi “phượt” còn nhiều. Khách du lịch nước ngoài đến Bắc Sơn chủ yếu đến từ một số nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Khách nước ngoài đi tự do hoặc đi theo đoàn với số lượng khách ít. Khách du lịch nội địa và quốc tế có lưu trú và thường lưu trú tại một số gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú homestay và dịch vụ ăn uống tại làng Quỳnh Sơn. Khách từ các địa phương xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ và đó là nguồn khách chủ yếu, còn khách du lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến còn ít vì vậy trong tương lai cần có sự phát triển về cơ sở vật chất và quảng cáo để lượng khách tăng mạnh hơn, xứng đáng với tiềm năng du lịch của huyện. [18]

2.3.2.2 Doanh thu từ khách du lịch

Từ năm 2013 trở lại đây, nguồn thu từ du lịch cộng đồng của Bắc Sơn có sự tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên, con số này còn là thấp đối với một lĩnh vực kinh tế được coi là có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt trong giai đoạn huyện Bắc Sơn đang có những chủ trương thu hút và thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển mà trọng tâm là du lịch. [19]

Doanh thu từ du lịch cộng đồng của Bắc Sơn: Đây là các khoản thu từ khách du lịch mang lại khi đến trải nghiệm tại huyện Bắc Sơn, bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí... và các dịch vụ khác. Các khoản chi trả đó không những mang lại nguồn thu cho riêng ngành du lịch mà còn mang lại nguồn thu cho các ngành khác như thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng...góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Bảng 2.3: Mức chi tiêu của khách khi đến du lịch tại Bắc Sơn

Đơn vị: nghìn đồng


Chỉ tiêu

Mức chi tiêu trung bình


2013

2014

2015

2016

2017

2018

- Khách quốc tế (có lưu trú)

700

700

750

800

880

900

- Khách nội địa (có lưu trú)

500

500

500

500

550

600

- Khách trong ngày

300

300

280

300

300

350

Nguồn: - Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn


- Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

Bảng 2.4: Tổng thu từ du lịch của Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn giai đoạn 2013-2018


Đơn vị: triệu đồng



2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng khách tham quan

2.000

3.500

4.800

4.600

5.000

6.200

Tổng khách lưu trú

400

600

800

1.200

1.449

3.547

- khách lưu trú QT

50

100

150

200

259

1.000

- khách lưu trú nội địa

350

500

650

1.000

1.190

2.547

Giá chi tiêu trung bình







- Khách quốc tế (có lưu trú)

700

700

750

800

880

900

- Khách nội địa (có lưu trú)

500

500

500

500

550

600

- Khách trong ngày

300

300

280

300

300

350

Tổng thu

810

1.370

1.973

2.270

2.632

4.908

Nguồn: - Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn


- Ban Quản lý làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn


Theo số liệu báo cáo thống kê của Phòng Văn hóa -Thông tin huyện Bắc Sơn, trên cơ sở

ước tính của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch dựa trên đặc điểm, hiện trạng phát triển du lịch của Bắc Sơn và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch hiện nay ở Lạng Sơn, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Bắc Sơn năm 2018 là 900.000 đồng/ngày, khách nội địa có lưu trú là 600.000 đồng/ngày; khách thăm quan trong ngày là 350.000đồng/ngày.

Với mức chi tiêu của khách du lịch khi đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn như vậy có thể thấy doanh thu từ du lịch cộng đồng tăng tương đối ổn định, năm 2013 doanh thu là 810 triệu đồng thì đến năm 2018 đã tăng lên 4.9 tỷ đồng (tăng hơn 6 lần) với mức tăng trưởng khoảng 44,61% đây là một mức tăng cũng tương đối ổn định tuy nhiên số thu này này là khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 0,35 % tổng giá trị GRDP của huyện. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn, GRDP năm 2018 của huyện đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. [17]

Nhìn chung, thu nhập từ du lịch cộng đồng mang lại là khá lớn đối với mặt bằng chung của địa phương tuy nhiên mức thu từ du lịch cộng đồng của Bắc Sơn chưa tương xứng với lượng khách đến Bắc Sơn, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và tiện nghi phục vụ du lịch chưa cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách. Việc phát triển các tiện nghi ăn uống, bán hàng, đồ lưu niệm, các hoạt động vui chơi giải trí ở các điểm tham quan và việc đầu tư nâng cấp các tiện nghi du lịch, các điểm tham quan sẽ khuyến khích sự chi tiêu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách trong tương lai và sẽ mang lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch cộng đồng của Bắc Sơn.

Hiện nay số lượng khách du lịch đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn thông qua 3 hình thức đó là:

- Khách tự tìm hiểu thông tin qua các diễn đàn, phương tiện truyền thông.


- Khách chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng (Trung tâm thông tin xúc tiến du

lịch tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn, Ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn) để được hỗ trợ và giới thiệu đến các hộ gia đình cung cấp dịch vụ.

- Các hộ kinh doanh homestay tự chủ động liên hệ với các công ty du lịch, văn phòng tour và xây dựng mạng lưới quảng bá hình ảnh về homestay, bán dịch vụ của mình tới khách du lịch

Doanh thu từ du lịch cộng đồng hiện nay mang đến cho người dân một nguồn thu nhập khá ổn định, thể chế tại đây quy định mức giá rõ ràng (2018):

Bảng 2.5: Quy định về mức giá dịch vụ du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn


STT

Dịch vụ

Mức giá

Trích quỹ DLCĐ

1

Dịch vụ nhà nghỉ

70.000 đ/1 khách/1 đêm

3,5% doanh thu nghỉ


Ghi chú: Nhà nghỉ không được thu tiền điện và sinh hoạt của đội biểu diễn

văn nghệ vì đã có nguồn thu từ nhà nghỉ.


2

Biểu diễn văn nghệ


600.000 đ/1 buổi biểu diễn/1 đội

50.000đ/ 1buổi biểu diễn/ 1 đội


3

Ăn uống

Mức 1

Mức 2


- Bữa trưa

60.000 đ/suất

70.000 đ/suất

2000 đ/suất

- Bữa tối

60.000 đ/suất

70.000 đ/suất

2000 đ/suất

- Bữa sáng

20.000 đ/suất

30.000 đ/suất

1000 đ/suất


4


Hướng dẫn viên

½ ngày

1 ngày

½ ngày

1 ngày

100.000đ/HDV

200.000đ/HDV

10.000đ

20.000đ


5


Xe ôm

Theo yêu cầu của khách, căn cứ theo giá thị trường


05 - 07% doanh thu


6


Khuân vác

Theo yêu cầu của khách, căn cứ theo giá thị trường


05 - 07% doanh thu

Lưu ý: Mức giá trên có thể thay đổi tùy theo giá cả thực tế của thị trường và khả năng phục vụ tại cộng đồng. Việc thay đổi phải được đưa ra bàn bạc thống nhất bởi các hộ gia đình và ban quản lý du lịch cộng đồng. Ban quản lý du lịch cộng đồng có

trách nhiện thông báo thay đổi giá cả cho công ty du lịch biết trước ít nhất là 3 tháng.

Nguồn: Quy ước hoạt động DLCĐ xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Với chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hiện nay chính quyền địa phương bước đầu mới tiến hành thu phí dịch vụ đối với khách du lịch nghỉ lại qua đêm tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Đối với các đội văn nghệ tiến hành các hoạt động biểu diễn phục vụ du khách thì sẽ phải trích nộp 50.000đồng/tối. Những khoản chi phí này sẽ được nộp về Ban Quản lý làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn với mục đích du trì hoạt động của BQL, tiến hành đầu tư cải tạo cơ sở vật chất đối với đường làng, ngõ xóm tại đây, chi phí tập huấn dịch vụ, học tập kinh nghiệm cho các hộ gia đình kinh doanh tại Quỳnh Sơn. Ngoài ra đối với các hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng thì sẽ phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng tại địa phương và hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế.

2.4 Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

2.4.1 Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan

Bắc Sơn là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng, các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của cơ quan chính quyền địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Đối với chính quyền và CĐĐP tại Bắc Sơn, khi được hỏi đã có 95% người dân trả lời sẵn sang tham gia hoạt động du lịch, chỉ có 5% băn khoăn, không sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch tại địa phương.

Khi được hỏi có thoả mãn với mức lợi nhuận được các doanh nghiệp chi trả khi tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch: có 39% trả lời thoả mãn, 52% trả lời bình thường, chỉ có 9% trả lời chưa thoả mãn.

Khi phỏng vấn trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện, tất cả các doanh nghiệp đều nhất trí với chủ trương phát triển DLBV tại huyện Bắc Sơn.

Như vậy có thể thấy nguyên tắc này tại huyện Bắc Sơn đã thực hiện tương đối tốt, trong thời gian tới cần phát huy để đảm bảo tốt hơn nữa.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí