Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Soạn Giáo Án Và Lập Kế Hoạch Tổ Chức Gdpl Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông‌

Trong các nội dung quản lí hoạt động giáo dục pháp luật theo đánh giá của GV cho thấy không có nội dung quản lí nào GV đánh giá chưa tốt, chủ yếu ở mức Tốt và Trung bình. Nội dung quản lí “hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch GDPL của GV theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” được đánh giá với điểm TBT cao nhất là 2,8, có 23/30 GV tham gia khảo sát cho rằng CBQL của nhà trường đã quản lí nội dung này rất tốt. Nội dung “Quản lý việc thực hiện mục tiêu GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” và “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” được 21/30 GV đánh giá ở mức “Tốt” chiếm tỉ lệ 70%, có 9/30 GV đánh giá mức “Trung bình” chiếm tỉ lệ 30%. “Quản lý việc thực hiện nội dung GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” là nội dung có điểm TBC thấp nhất với 60% GV đánh giá mức bình thường và 40% GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức Tốt.

Để có cơ sở so sánh với những đánh giá của GV tác giả tiến hành phỏng vấn 5 CBQL với câu hỏi: “Đồng chí cho biết, trong quá trình quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cần quản lí các nội dung nào? Hiệu quả quản lí các nội dung đó ra sao?”. Câu trả lời tác giả thu được từ kết quả phỏng vấn cho thấy, các nội dung quản lí được các CBQL nhận thấy đã làm tốt có nội dung quản lí việc soạn giáo án tích hợp giáo dục pháp luật và việc lập kế hoạch giáo dục pháp luật, điều này trùng khớp với đánh giá của GV. Nội dung được làm tốt thứ 2 là “Quản lý phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Nội dung thứ 3 là “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Như vậy đánh giá của GV và CBQL của nhà trường có điểm khác biệt. Khi tác giả phỏng vấn CBQL với câu hỏi “GV đánh giá việc quản lí nội dung giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở nhà trường còn hạn chế? Đồng chí có bình luận gì về vấn đề này?”. Câu trả lời chúng tôi ghi nhận được là “nội dung chương trình giáo dục pháp luật ở nhà trường được tích hợp trong các nội dung môn học có ưu thế và trong tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa. Việc tổ chức theo định hướng chương trình phổ thông mới còn rất hạn chế do đặc điểm của trường miền núi, chúng tôi chỉ tổ chức được các hoạt động với những điều kiện nhất định. Dù nghiên cứu chương trình mới chúng tôi thấy có nhiều phần hay để tích hợp song chưa có điều kiện thực hiện, có thể vì vậy GV cho rằng việc quản lí nội dung này còn hạn chế”. Như vậy

qua kết quả khảo sát GV và phỏng vấn CBQL cho thấy, thực trạng nội dung quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông khá mờ nhạt, hai trường vẫn tiến hành tổ chức giáo dục pháp luật theo những cách truyền thống đã tổ chức, chưa thực sự khai thác thế mạnh của chương trình giáo dục phổ thông mới để tổ chức giáo dục pháp luật.

Để tìm hiểu rõ thực trạng các nội dung quản lí hoạt động giáo dục pháp luật của hai trường, tác giả tiếp tục khảo sát GV và phỏng vấn sâu đối với CBQL với một số nội dung quản lí cụ thể.

i) Thực trạng quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch GDPL của GV theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch GDPL của GV, tác giả tiến hành khảo sát trên 30 GV của hai trường với câu hỏi số 3 trong phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông‌

theo đánh giá của GV



STT


Nội dung khảo sát

Hiệu quả quản lí

Điểm TB

Tốt

(3 điểm)

TB

(2 điểm)

Chưa tốt

(1 điểm)

SL

%

SL

%

SL

%



1

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đề cương bài giảng và các đồ dùng dạy học cần thiết, có kế hoạch tổ chức hoạt

động rõ ràng


10


33,3


17


56,7


3


10,0


2,23


2

Hiệu trưởng cần quán triệt nhận thức trong toàn thể giáo viên, chỉ đạo đưa việc soạn bài, chuẩn bị kế hoạch giáo dục vào nề nếp

nghiêm túc, đảm bảo chất lượng


11


36,7


16


53,3


1


3,3


2,20


3

Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cụ thể đến các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, quy định rõ nhiệm vụ của từng người và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời việc soạn giáo án và

lập kế hoạch giáo dục của GV


12


40,0


17


56,7


1


3,3


2,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 10

Kết quả khảo sát trên GV cho thấy, số lượng GV đánh giá các nội dung trên ở mức Tốt dao động từ 10 -12/30 GV tham gia khảo sát (từ 33-40%). Theo các GV được khảo sát, việc “Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cụ thể đến các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, quy định rõ nhiệm vụ của từng người và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời việc soạn giáo án và lập kế hoạch giáo dục của GV” được đánh giá mức điểm TB cao nhất là 2,37. Nội dung được đánh giá hiệu quả thứ 2 là “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đề cương bài giảng và các đồ dùng dạy học cần thiết, có kế hoạch tổ chức hoạt động rõ ràng” với điểm TB là 2,23. Nội dung quản lí “Hiệu trưởng cần quán triệt nhận thức trong toàn thể giáo viên, chỉ đạo đưa việc soạn bài, chuẩn bị kế hoạch giáo dục vào nề nếp nghiêm túc, đảm bảo chất lượng” có điểm TB là 2,2. Để làm rõ những nhận định của GV, tác giả đã phỏng vấn ngẫu nhiên 1 GV với câu hỏi “Theo Thầy cô, vì sao việc Hiệu trưởng quán triệt nhận thức của GV về việc chuẩn bị giáo án và lập kế hoạch giáo dục pháp luật lại ít chỉ đánh giá ở mức ít hiệu quả nhất so với các nội dung khác?” Câu trả lời tác giả nhận được là “Việc chuẩn bị giáo án và lập kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật nói riêng và các nội dung khác nói chung bản thân mỗi GV đều có ý thức tự giác, việc kiểm tra, đánh giá của CBQL là cần thiết nhưng việc nâng cao nhận thức về vấn đề này tại thực tiễn nhà trường chúng tôi là không cần thiết”.

Để làm rõ thực trạng quản lí, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL với câu hỏi: “Trong quá trình quản lí hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đồng chí thấy có điểm gì cần lưu ý đối với GV?”

Câu trả lời ghi nhận được của đồng chí N.V.T - Phó Hiệu trưởng trường PTDTNT như sau: “chúng tôi luôn sát sao với việc chỉ đạo giáo viên soạn đúng và đầy đủ hồ sơ theo quy định. Còn về chất lượng giáo án thì tổ chuyên môn chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, chúng tôi chỉ kiểm tra khi có vấn đề đặc biệt”. Đồng chí N.T.T - Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Cao Thượng cũng có quan điểm như trên.Với câu hỏi tương tự, tác giả tiến hành phỏng vấn

đồng chí Hiệu trưởng trường PTDTNT và ghi nhận câu trả lời như sau: Tôi nghĩ trường chúng tôi làm tốt việc phân công công việc rõ ràng cho CBQL và GV nên việc quản lí hoạt động soạn giáo án hay lập kế hoạch giáo dục khá thuận lợi. Đồng thời tôi cũng luôn quán triệt ý thức trách nhiệm và thái độ của GV nhà trường trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật.

Như vậy đánh giá của CBQL và GV có điểm tương đồng khi đánh giá về sự chỉ đạo việc soạn giáo án, lập kế hoạch giáo dục đầy đủ và nghiêm túc. Tuy nhiên điểm khác biệt ở chỗ, GV nhận thấy không cần giáo dục nhận thức về việc soạn giáo án tuy nhiên CBQL nhà trường khẳng định điều này được làm thường xuyên và có hiệu quả cao.

ii) Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục pháp luật là một trong các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đối với các trường PTDT nội trú, bán trú do có những đặc trưng riêng về đối tượng giáo dục và điều kiện thực tế của nhà trường, việc lựa chọn đúng các phương pháp giáo dục và dạy học để giáo dục pháp luật cho học sinh sẽ chi phối đến hiệu quả của hoạt động. Chính vì vậy, việc chú trọng quản lý phương pháp GD, hình thức giáo dục là công việc cần lưu tâm đối với BGH hai trường PTDT nội trú, bán trú trên địa bàn huyện. Để tìm hiểu rõ thực trạng quản lí nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát trên GV với câu hỏi trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo đánh giá của GV


STT


Nội dung khảo sát

Hiệu quả quản lí


Điểm TB

Tốt

(3 điểm)

TB

(2 điểm)

Chưa tốt

(1 điểm)

Sl

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm học sinh trường

PTDT nội trú, bán trú


13


43,3


17


56,7


0


0,0


2,43


2

Chỉ đạo đổi mới PPGD theo hướng tăng dần việc sử dụng

trang thiết bị dạy học, ứng

dụng công nghệ thông tin


10


33,3


20


66,7


0


0,0


2,33


3

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp GDPL tích cực sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương


11


36,7


18


60,0


1


3,3


2,33


4

Phối hợp với hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi gắn liền với thực hiện mục tiêu

môn học


12


40,0


17


56,7


1


3,3


2,37


5

Chỉ đạo GV khai thác điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú: Sân khấu, hội trường, lớp học,

loa đài, máy chiếu…


11


36,7


18


60,0


1


3,3


2,33

Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, GV đánh giá CBQL của nhà trường làm tốt việc “Chỉ đạo lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù

hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm học sinh trường PTDT nội trú, bán trú với điểm trung bình là 2,43. CBQL cũng quản lí tốt việc “Phối hợp với hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi gắn liền với thực hiện mục tiêu môn học” với điểm TB là 2,37. Theo đánh giá của GV trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, CBQL nhà trường “Chỉ đạo đổi mới PPGD theo hướng tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin”; “Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp GDPL tích cực sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” và “Chỉ đạo GV khai thác điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú: Sân khấu, hội trường, lớp học, loa đài, máy chiếu…” đều đánh giá với mức điểm 2,33.

Để có cơ sở đối chiếu với kết quả khảo sát trên GV, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL của hai trường với câu hỏi: “Trong quá trình quản lí phương pháp, hình thức và phương tiện giáo dục pháp luật ở nhà trường, đồng chí thấy hiệu quả quản lí các công việc này như thế nào?” Câu trả lời tác giả ghi được của đồng chí

N.X.H - Hiệu trưởng trường PTDTNT là “chúng tôi đặc biệt chú trọng chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh người DTTS, ngoài ra chúng tôi cũng đẩy mạnh các hoạt động tập huấn bồi dưỡng cho GV để nâng cao hiệu quả sử dụng các PP giáo dục và khai thác được các phương tiện hiện có của nhà trường trong hoạt động giáo dục”. Cũng với câu hỏi tương tự, tác giả phỏng vấn đồng chí V.Đ.H - Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Cao Thượng, câu trả lời được ghi nhận như sau: “Để nâng cao năng lực giảng dạy và phát huy được hiệu quả của các hình thức giáo dục pháp luật, chúng tôi đặc biệt chú trọng sát sao trong việc chỉ đạo GV về lựa chọn phương pháp, tăng cường tập huấn để nâng cao năng lực cho GV”. Kết quả phỏng vấn CBQL có sự đồng nhất với khảo sát trên GV ở chỗ, BGH nhà trường chú trọng vào công tác chỉ đạo lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm học sinh trường PTDT nội trú, bán trú. Tuy nhiên có điểm khác biệt là GV đánh giá CBQL nhà trường quản lí có hiệu quả cao việc “Phối hợp với hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi gắn liền với thực hiện mục tiêu môn học” tuy nhiên CBQL nhà trường không đề cập đến nội dung này.

iii) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Quản lý thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá của GV cũng là khâu rất quan trọng trong việc ghi nhận kết quả cũng như chất lượng, đồng thời đánh giá năng lực học tập và rèn luyện của học sinh. Để đánh giá điều này, tác giả đã tiến hành khảo sát GV hiệu quả quản lí trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDPL. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo đánh giá của GV


STT


Nội dung khảo sát

Hiệu quả quản lí


Điểm TB

Tốt

(3 điểm)

TB

(2 điểm)

Chưa tốt

(1 điểm)

Sl

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo giáo viên đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình GDPL để tổ chức GD thích ứng với năng lực

học sinh


11


36,7


18


60,0


1


3,3


2,33


2

Thông báo cho học sinh thường xuyên các kết quả đánh giá để giúp học sinh điều chỉnh hành vi ứng xử, có ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao hiệu quả giáo

dục pháp luật trong nhà trường.


12


40,0


17


56,7


1


3,3


2,37


3

Chỉ đạo GV chú ý đến những đặc điểm đặc trưng riêng của học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú trong quá trình kiểm tra,

đánh giá


12


40,0


17


56,7


1


3,3


2,37


4

Chỉ đạo GV xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các mức độ đảm bảo tính khách quan và

công bằng


7


23,3


14


46,7


9


30,0


1,93

Qua kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, ở 2 nội dung công việc là “Thông báo cho học sinh thường xuyên các kết quả đánh giá để giúp học sinh điều chỉnh hành vi ứng xử, có ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường” và “Chỉ đạo GV chú ý đến những đặc điểm đặc trưng riêng của học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú trong quá trình kiểm tra, đánh giá” được đánh giá với điểm TB cao nhất là 2,37. Ở nội dung “Chỉ đạo GV xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các mức độ đảm bảo tính khách quan và công bằng” GV đánh giá điểm TB mức thấp xa so với các nội dung còn lại, chỉ đạt điểm TB là 1,93.

Để đối chiếu với kết quả khảo sát trên GV, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL của hai trường với câu hỏi “Trong quá trình quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật của GV trong nhà trường, đồng chí thấy mình làm tốt ở những điểm nào?”. Câu trả lời tác giả ghi nhận được là “chúng tôi chỉ đạo GV kết hợp đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình và quan sát các hoạt động của học sinh để đảm bảo tính khách quan - chúng tôi làm khá tốt ở điểm này”, đây là câu trả lời được ghi lại của đồng chí N.T.T - Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Cao Thượng. Với câu hỏi tương tự, tác giả phỏng vấn 2 đồng chí

N.X.H và N.V.T trường PTDTNT đều nhận được câu trả lời tương tự. Tác giả tiếp tục với câu hỏi “GV đánh giá việc chỉ đạo GV xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các mức độ đảm bảo tính khách quan và công bằng chỉ đạt điểm TB là 1,93 khá thấp so với các nội dung khác. Đồng chí hãy cho biết ý kiến về điều này?”. Câu trả lời tác giả ghi nhận được từ đồng chí N.X.H - Hiệu trưởng trường PTDTNT là: “Thực tế ở nhà trường, chúng tôi tôn trọng tiêu chí đánh giá do GV xây dựng để họ đánh giá kết quả, chúng tôi chỉ thực hiện việc quản lí, giám sát để đảm bảo tính nghiêm túc và chính xác”. Tương tự với câu hỏi trên, đồng chí V.Đ.H - Phó HT trường PTDTBT THCS Cao Thượng cũng có quân điểm như vậy.

2.3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Nhằm mục đích đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú trên cơ sở đó sẽ có cách nhìn khách quan, đồng thời là điều kiện để xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDPL

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí