Qua kết quả thể hiện ở bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy, việc thực hiện các nội dung GDPL chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp thông tin pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật với ý kiến đánh giá của phần lớn HS được hỏi và lần lượt xếp ở vị trí đầu tiên và thứ hai. Phương pháp rèn luyện và thực hành pháp luật ít được chú trọng chỉ đạt điểm TB 2,16 ở vị trí thứ 5. Đặc biệt các phương pháp tạo dư luận tập thể để GDPL và phương pháp tạo tình huống GDPL là những phương pháp có ý nghĩa và vai trò rất quan trong trong việc GDPL với HS PTDT nội trú, bán trú, tuy nhiên, những phương pháp này cũng ít được sử dụng một cách thường xuyên, kết quả đánh giá của HS chỉ đạt điểm TB là 1,92 và 1,85 lần lượt ở các vị trí thứ 6 và thứ 7.
iii) Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Để có cơ sở khách quan về thực trạng thực hiện các hình thức GDPL theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua mẫu phiếu, quan sát và phỏng vấn đối với HS. Kết quả thu được như sau thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Hình thức tổ chức GDPL | Mức độ sử dụng | ||||||||
Thường xuyên (3đ) | Thỉnh thoảng (2đ) | Không bao giờ (1đ) | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||||
1 | Thông qua nội dung dạy học trên lớp | 110 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,0 | 1 |
2 | Thông qua các hoạt động nhóm | 49 | 44,6 | 37 | 33,6 | 24 | 21,8 | 2,23 | 4 |
3 | HĐGDPL thực hành thực tế | 35 | 31,8 | 34 | 30,9 | 41 | 37,3 | 1,94 | 5 |
4 | Qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật | 58 | 52,7 | 32 | 29,1 | 20 | 18,2 | 2,35 | 3 |
5 | Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ | 57 | 51,8 | 36 | 32,7 | 17 | 15,5 | 2,36 | 2 |
6 | Thông qua hoạt động ngoại khóa | 21 | 19,1 | 45 | 40,9 | 44 | 40 | 1,79 | 6 |
Điểm trung bình nhóm | 2,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ
- Thực Trạng Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Bán Trú Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Soạn Giáo Án Và Lập Kế Hoạch Tổ Chức Gdpl Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Gdpl Cho Hs Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Bán Trú Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Gv Dạy Môn Gdcd Và Gv Tổ Chức Các Hoạt Động Gdpl Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Gd Phổ Thông
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy, nhìn chung việc tổ chức GDPL của GV cho HS PTDTNT, PTDTBT đã triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên thực tế triển khai mang tính thường xuyên, đồng bộ và có sự kết hợp các hình thức GDPL còn thiếu thường xuyên. Điều này được đa số HS đánh giá tập trung ở hình thức: Thông qua nội dung dạy học trên lớp, với 100% ý kiến, ở vị trí thứ nhất. Tiếp đến là Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ và hình thức Qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật với điểm TB lần lượt là 2,36 và 2,35 ở các vị trí thứ 2 và 3. Có thể nói, đây là các HTTC GDPL tương đối quen thuộc và phổ biến trong các nhà trường, và thực tế, việc tổ chức dưới các loại hình này chủ yếu mang tính tác động chung đối với tập thể HS. Còn đối với loại hình GDPL qua hoạt động thực hành thực tế, cũng như thông qua hoạt động ngoại khóa còn ít được chú trọng, lần lượt được đánh giá ở vị trí thứ 5 và 6. Qua trao đổi, ý kiến nhiều HS cho rằng: Các em ít có cơ hội được trực tiếp tham gia các loại hình GDPL ngoại khóa ngoài nhà trường, chủ yếu tiếp nhận tác động GDPL thông qua các tiết học và các hoạt động chung trong trường. Đây là điều mà tác giả thấy rằng đó là những hạn chế làm cho sự hiểu biết và vận dụng của HS với các quy định của pháp luật không cao.
Để tìm hiểu mức độ tham gia các hoạt động tìm hiểu pháp luật của học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ tham gia các hoạt động này trên GV và HS. Kết quả được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Nội dung hoạt động | Mức độ tham gia | ||||||||
Thường xuyên (3đ) | Thỉnh thoảng (2đ) | Không bao giờ (1đ) | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||||
1 | Tham gia tìm hiểu về Chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước | 62 | 56,4 | 33 | 30 | 15 | 13,6 | 2,43 | 2 |
2 | Nghe nói chuyện thời sự, truyền thống về dân tộc, tình hình an ninh chính trị của đất nước và địa phương. | 74 | 67,3 | 25 | 22,7 | 11 | 10 | 2,57 | 1 |
Nội dung hoạt động | Mức độ tham gia | ||||||||
Thường xuyên (3đ) | Thỉnh thoảng (2đ) | Không bao giờ (1đ) | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||||
3 | Tham gia các diễn đàn thanh niên với các chủ đề về GDPL | 57 | 51,8 | 35 | 31,8 | 18 | 16,4 | 2,35 | 3 |
4 | Nghe báo cáo về tình hình phạm tội lứa tuổi vị thành niên | 2 | 1,8 | 19 | 17,3 | 89 | 80,9 | 1,02 | 6 |
5 | Tham quan thực tế địa phương có ý thức thực thi pháp luật tốt | 5 | 4,6 | 25 | 22,7 | 80 | 72,7 | 1,32 | 5 |
6 | Tổ chức thi tìm hiểu các luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi | 65 | 59,1 | 25 | 22,7 | 20 | 18,2 | 2,41 | 4 |
Điểm trung bình nhóm | 2,02 |
Như vậy, qua số liệu thu thập được, tác giả nhận thấy mức độ tham gia của HS PTDT nội trú, bán trú vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật được thể hiện qua biểu đồ so sánh dưới đây:
90
80
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
Nội dung 4
Nội dung 5
Nội dung 6
70
60
50
40
30
20
10
0
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV và HS trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật
Qua bảng số liệu, cũng như sự phân tích kết quả đạt được thông qua biểu đồ trên, tác giả nhận thấy các nội dung hoạt động được HS PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tham gia một cách thường xuyên đó là: Nghe nói chuyện thời sự, truyền thống về dân tộc, tình hình an ninh chính trị của đất nước và địa phương, với số điểm TB đạt được là 2,57 ở vị trí đầu tiên, tiếp đến là các nội dung hoạt động: Tham gia tìm hiểu về Chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Tham gia các diễn đàn thanh niên với các chủ đề về GDPL, lần lượt được đánh giá ở vị trí thứ 2 và thứ 3 nhưng với số điểm đạt được ở mức độ TB là 2,43 và 2,35 điểm. Qua khảo sát cũng như trao đổi trò chuyện, nhiều ý kiến HS PTDT nội trú, bán trú cho rằng việc tham gia các cuộc thi tìm hiểu các luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi là có nhưng không ở mức độ thường xuyên, và không phải HS nào cũng được tham gia. Bên cạnh đó, các nội dung hoạt động: Tham quan thực tế địa phương có ý thức thực thi pháp luật tốt; và nội dung Nghe báo cáo về tình hình phạm tội lứa tuổi vị thành niên; được các em đánh giá lần lượt ở vị trí thứ 5 và thứ 6 với số điểm TB chỉ là 1,32 và 1,02. Khi được hỏi, nhiều em có ý kiến rằng việc tổ chức cho các em được đi tham quan các địa bàn điển hình có phong trào thi đua, môi trường văn hóa lành mạnh, khu dân cư có phong trào chống tệ nạn xã hội tốt, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ổn định… thì còn nhiều hạn chế; có nhiều HS bày tỏ quan điểm mong muốn được trải nghiệm thực tế với những nội dung GDPL trên.
Như vậy, việc đổi mới phương pháp GDPL cũng như vận dụng các HTTC GDPL theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới đã và đang từng bước thay đổi nhận thức cũng như hành động của cả CBQL, GV và HS PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tuy vậy thì việc thực hiện từ trên kế hoạch đến thực tiễn vẫn còn có những khoảng cách nhất định, gặp không ít khó khăn từ nhiều phía đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với các hình thức giáo dục đa dạng, phong phú.
iiii) Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Để tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả giáo dục pháp luật của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tác giả tiến hành khảo sát trên giáo viên với câu hỏi trong phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật ở trường
phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Đánh giá kết quả giáo dục pháp luật | Ý kiến | TBC | ||||||
Thường xuyên (3 điểm) | Thỉnh thoảng (2 điểm) | Chưa bao giờ (1 điểm) | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
1 | GV tiến hành đánh giá quá trình trong dạy học môn học ưu thế | 30 | 100,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0 | 3,0 |
2 | GV tiến hành đánh giá định kì trong dạy học môn học ưu thế | 28 | 93,3 | 2 | 6,7 | 0 | 0 | 2,9 |
3 | GV trưng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh trong đánh giá kết quả giáo dục pháp luật | 3 | 10,0 | 27 | 90,0 | 0 | 0 | 2,1 |
4 | GV đánh giá dựa trên trưng cầu ý kiến của GV khác | 9 | 30,0 | 21 | 70,0 | 0 | 0 | 2,3 |
5 | Đánh giá thông qua kết quả tham gia hoạt động giáo dục ngoại khóa của học sinh | 29 | 96,7 | 1 | 3,3 | 0 | 0 | 3,0 |
Từ kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, GV trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thường xuyên tiến hành đánh giá quá trình trong dạy học môn học ưu thế, cách đánh giá này có 30/30GV được khảo sát có sử dụng (chiếm 100%). Đánh giá thông qua kết quả tham gia hoạt động giáo dục ngoại khóa của học sinh được 29/30 GV lựa chọn chiếm tỉ lệ 96,7%. Ngoài ra cách đánh giá định kì trong dạy học các môn học ưu thế có 28/30 GV lựa chọn, chiếm 93,3%. Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật thông qua trưng cầu ý kiến của giáo viên khác và phụ huynh học sinh được rất ít GV sử dụng, tỉ lệ dao động từ 10-30%. Qua phỏng vấn một số GV với câu hỏi “Tại sao các cách đánh giá dựa trên trưng cầu ý kiến của GV khác và phụ huynh học sinh ít được các thầy cô sử dụng?” Câu trả lời tác giả nhận được là “GV trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung giáo dục pháp luật hoặc tích hợp thông qua dạy học các môn học ưu thế” hoàn toàn có đủ thông tin để đánh giá vì vậy chỉ thỉnh thoảng tham khảo thêm các nguồn thông tin khác. Thực chất nguồn thông tin từ các GV khác cũng không giúp ích nhiều cho GV khi đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật ở học sinh. Đây là một vấn đề thực tiễn đáng lưu ý vì biểu hiện của hoạt động giáo dục pháp luật được thể
hiện thông qua thái độ, hành vi của học sinh khi tham gia vào các môi trường trong GD, ở nhà trường và ngoài xã hội, chính vì vậy muốn đánh giá chính xác cần dựa vào nhiều nguồn thông tin.
2.3.2. Thực trạng quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về quản lí giáo dục pháp luật
i) Nhận thức của CBQL và GV về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và giáo viên về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật, tác giả tiến hành khảo sát trên GV và phỏng vấn CBQL với câu hỏi 1 trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Khái niệm quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | Ý kiến | ||||
Đúng | Sai | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Là những tác động có hệ thống, có tính mục đích và hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. | 3 | 10,0 | 27 | 90,0 |
2 | Là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào mục đích, chương trình giáo dục nhà trường, trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực chiếm lĩnh được những tri thức về pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó hình thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với pháp luật, nội quy, quy định đó. | 7 | 23,3 | 23 | 76,7 |
3 | Là hoạt động tổ chức, chỉ đạo của chủ thể quản lí (là Ban giám hiệu nhà trường) tiến hành theo chương trình, nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới để giáo viên lựa chọn được phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt, học tập của HS PTDT nội trú, bán trú; làm hình thành ở các em ý thức pháp luật, niềm tin pháp luật và hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. | 20 | 66,7 | 10 | 33,3 |
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy 20/30 GV được khảo sát hiểu đúng về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật (chiếm tỉ lệ là 66,7%). Có 10/30 GV được khảo sát hiểu chưa đúng về khái niệm này. Để làm rõ nguyên nhân của việc nhận thức sai khái niệm nói trên tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số GV với câu hỏi “Tại sao vẫn có hiện tượng một số GV nhầm lẫn giữa khái niệm Giáo dục pháp luật và quản lí giáo dục pháp luật?” Câu trả lời tác giả nhận được là bản thân GV hiểu chưa rõ câu hỏi, họ cho rằng quá trình tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật thì bản thân thầy cô là chủ thể quản lí, không xác định đúng chủ thể quản lí của hoạt động này trong nhà trường dẫn đến lựa chọn câu trả lời chưa chính xác.
Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn 5 cán bộ quản lí của nhà trường bằng câu hỏi tương tự và đều nhận được câu trả lời đúng về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của cả 5/5 đồng chí thuộc BGH hai trường. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy đội ngũ CBQL của hai nhà trường có nhận thức đúng về hoạt động của chính họ.
ii) Nhận thức của CBQL và GV trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về vai trò của Hiệu trưởng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Để tìm hiểu về vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trong quản lí hoạt động giáo dục pháp luật tác giả đã tiến hành phỏng vấn đồng chí N.T.T - Phó Hiệu trưởng trường PTDTNT với câu hỏi: “Theo đồng chí, Hiệu trưởng nhà trường có vai trò như thế nào trong quản lí hoạt động giáo dục pháp luật?”. Câu trả lời tác giả ghi lại được là: với chức năng quản lí của mình, Hiệu trưởng nhà trường là người có mặt trong các khâu của hoạt động giáo dục pháp luật, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện hoạt động này trong nhà trường. Hiệu trưởng cũng là người kết nối các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường chúng tôi. Với câu trả lời trên đồng chí N.T.T đã xác nhận vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trong quá trình tổ chức hoạt động từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và huy động lực lượng giáo dục tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường. Đồng chí V.Đ.H - Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Cao Thượng cũng đồng quan điểm với nhận định trên của đồng chí N.T.T. Để đảm bảo tính khách quan tác giả tiếp tục phỏng vấn đồng chí N.X.H - Hiệu trưởng nhà trường với câu hỏi tương tự. Câu trả lời được ghi lại đó là bản thân đồng chí duyệt và chỉ đạo kế hoạch, bao quát các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục pháp luật nói riêng. Đối với học sinh ở trường PTDTNT, việc vi phạm pháp
luật do thiếu hiểu biết rất dễ dàng xảy ra do nhận thức vấn đề đơn giản, trong nhà trường chúng tôi đặc biệt chú trọng giáo dục nhận thức và hiểu biết pháp luật cho học sinh, tôi cũng yêu cầu GV cần tăng cường kiểm tra kết quả giáo dục này và thường xuyên quản lí hoạt động đánh giá này để nắm bắt thông tin đầy đủ và chính xác.
2.3.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Để có sự nhìn nhận tổng thể về nội dung quản lí hoạt động GDPL cho HS trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn CBQL, GV với câu hỏi 2 trong phụ lục 1, kết quả khảo sát trên GV thu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng nội dung quản lí hoạt động GDPL cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo đánh giá của GV
Nội dung quản lý GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú | Hiệu quả quản lí | ||||||||
Tốt (3 điểm) | Trung bình (2 điểm) | Chưa tốt (1 điểm) | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | ||||
1 | Quản lý việc thực hiện mục tiêu GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 21 | 70,0 | 9 | 30,0 | 0,0 | 0,0 | 2,7 | 2 |
2 | Quản lý việc thực hiện nội dung GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 12 | 40,0 | 18 | 60,0 | 0,0 | 0,0 | 2,4 | 4 |
3 | Quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch GDPL của GV theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 23 | 76,7 | 7 | 23,3 | 0,0 | 0,0 | 2,8 | 1 |
4 | Quản lý phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 16 | 53,3 | 14 | 46,7 | 0,0 | 0,0 | 2,5 | 3 |
5 | Quản lý hoạt động tự giáo dục pháp luật của học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 15 | 50,0 | 15 | 50,0 | 0,0 | 0,0 | 2,5 | 3 |
6 | Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 21 | 70 | 9 | 30 | 0,0 | 0,0 | 2,7 | 2 |