Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Ở Các Trung Tâm Gdtx, Tỉnh Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức: Năm học 2012-2013 Trung tâm có 35 cán bộ, giáo viên, công nhân viên; trong biên chế 17, hợp đồng 18; quản lý giáo dục 02; giáo viên đứng lớp 29; Kế toán, văn thư - thủ quỹ 02; phục vụ tạp vụ 02. Trình độ thạc sỹ 02; đại học 30; Trung cấp 01, 02 đang học thạc sỹ, 01 học đại học. Trung tâm thành lập 3 tổ chuyên môn: Tổ Khoa học Tự nhiên; tổ Khoa học Xã hội; tổ Văn phòng và Hướng nghiệp dạy nghề.

Tổ chức Đảng: Chi bộ Đảng thành lập năm 2009, kiện toàn tại Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2010-2015, trực thuộc quản lý của Đảng bộ huyện Đại Từ, với 8 đảng viên, Chi bộ 2 năm liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.

Tổ chức Công đoàn: Có 28 đoàn viên, gồm có 3 tổ công đoàn, Ủy viên BCH 05 đồng chí, nhiều năm đạt công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.

Đoàn thanh niên: Có 440 đoàn viên, Ban chấp hành Đoàn thanh niên 07 đồng chí.

Các tổ chức khác: hội Khuyến học, hội Chữ thập đỏ được kiện toàn đi vào hoạt động có hiệu quả.

Trung tâm đã xác định hai loại hình đào tạo chính là chương trình GDTX THPT, liên kết đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh của Trung tâm và các trường Trung học cơ sở trong toàn huyện. Với loại hình mở rộng đến mọi đối tượng như vậy, nhà trường không những thể hiện sự đa dạng trong công tác đào tạo mà cũng nhằm khẳng định năng lực của những người “thợ giỏi”. Mười lăm năm hoạt động, Trung tâm đã mở được 90 lớp THPT với 4.510 học viên, trong đó trên 95 % tốt nghiệp, nhiều em trở thành sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 19 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và liên kết nâng chuẩn cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, tổ chức 34 lớp đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ Anh văn, Tin học mức độ A… Đối với loại hình đào tạo THPT GDTX, số lượng học viên của Trung tâm luôn luôn ổn định với số

lớp từ 13 đến 15 lớp. Con số đó là một con số đáng mừng bởi đó không chỉ nói lên nguyện vọng phổ cập chương trình THPT của những học sinh khụng đủ điều kiện theo các trường học chính quy, mà cũng phản ánh nhu cầu cần kiến thức thực sự của những người lao động phổ thông trong các nhà máy, doanh nghiệp… để làm việc tốt hơn. Trong những năm gần đây, số lượng học viên của nhà trường đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học trong toàn quốc đang tăng dần. Đây chính là niềm cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đối với Trung tâm.

Công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cũng được Trung tâm chú trọng phát triển. Những nghề chủ yếu mà Trung tâm đào tạo thường gắn với tiềm năng thực tế để phát triển kinh tế địa phương như điện dân dụng, chăn nuôi, làm vườn, tin học… Số lượng học viên tham gia đông đảo. Con số 15 lớp học với gần 1.000 học viên hàng năm là minh chứng hơn nhất cho tính đúng đắn của mô hình đào tạo này. Số lượng học viên ngày càng nhiều, số lượng lớp ngày càng tăng qua mỗi năm đã động viên tinh thần tập thể cán bộ giảng dạy rất nhiều. Nhưng điều cốt yếu nhất, Trung tâm đã có được một đội ngũ giáo viên tâm huyết với sự nghiệp dạy nghề, trồng người. Các thầy cô không những hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà còn làm tốt công tác tư tưởng cho các bậc phụ huynh để họ tin rằng: Học sinh của Trung tâm không thua kém học sinh các trường THPT và cũng cần được quan tâm, trân trọng. Đã có biết bao thế hệ học viên của Trung tâm nối tiếp nhau trưởng thành, hòa nhập vào cuộc sống, vào công việc thành những người thầy, người thợ…góp phần công sức nhỏ bé của mình tô thắm cho đời. Với những cố gắng vượt khó khăn của thầy và trò để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm học 2011-2012 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tặng Bằng khen, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm học, cơ quan đạt Cơ quan có nếp sống văn hóa 9 năm liên tục (2003-2011).

2.1.1.2. Trung tâm GDTX Sông Công

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sông Công tiền thân là Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thị xã Sông Công được thành lập tháng 8 năm 1992, có chức năng nhiệm vụ chính là dạy nghề phổ thông cho học sinh THCS và THPT; Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, nhằm góp phần phân luồng học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông; chuyển giao công nghệ phục vụ công, nông nghiệp trên địa bàn; dạy bổ túc văn hóa và phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến tháng 01 năm 2009, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thị xã Sông Công được bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên quản lý và đổi tên thành Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Sông Công, thực hiện hai nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề.

Với mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục thường xuyên tại thị xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, Trung tâm sẽ chú trọng vào hai vấn đề đó là: Nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cụ thể, Trung tâm sẽ tổ chức học hướng nghiệp cho học sinh ở tất cả các trường THCS của thị xã và trường THPT Sông Công; Trang bị kiến thức, nhận thức cơ bản về ngành nghề cho học sinh, để các em biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sức khoẻ, khả năng của mình; tổ chức các chương trình dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội như dạy tin học, ngoại ngữ A, B cho cán bộ quản lý, giáo viên Phòng giáo dục thị xã; đồng thời liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp tổ chức học nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, liên kết với các công ty, cơ sở sản xuất đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sản xuất. Bổ sung chương trình nghề phổ thông học máy may công nghiệp để học sinh ra trường có thể vào làm việc ngay tại các xí nghiệp; Triển khai có hiệu quả chương trình phổ cập trung học trên địa bàn thị xã, đặc biệt xã Bình Sơn. Tiến hành dạy bổ túc văn hóa trên địa bàn thị xã. Phấn đấu trong thời gian tới liên kết với các trường Đại học và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh mở thêm các lớp đào tạo hệ Đại học vừa làm vừa học.

2.1.1.3. Trung tâm GDTX huyện Đồng Hỷ

Trung tâm GDTX Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 895/TCCB ngày 31/08/1998 của giám đốc Sở GD&ĐT Tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Phòng GD&ĐT hoạt động theo quy chế của TT GDTX cấp huyện của Bộ GĐ&ĐT. Đến ngày 31/10/2008 Trung tâm GDTX Đồng hỷ chuyển về trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên theo quyết định số 2721/QĐ-UBND.

Huyện Đồng Hỷ là huyện trung du miền núi gồm nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn. Nhân dân huyện Đồng Hỷ giàu truyền thống cách mạng, tình hình kinh tế còn thấp, nhiều xã còn rất khó khăn và xã trung tâm huyện.

Trung tâm GDTX Đồng Hỷ hoạt động theo quy chế của Bộ GD&ĐT đáp ứng mọi nhu cầu học tập của địa phương cụ thể như sau: Dạy BTTHPT kết hợp với các trường THCS trên địa bàn để dạy nghề PT cho các em.

Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ ngoại ngữ - tin học cho các đối tượng là các cán bộ Huyện, xã, Thị Trấn, học sinh các khối lớp 12 và giúp đỡ các trung tâm học tập cộng đồng.

Sau hơn 13 năm phấn đấu và trưởng thành trung tâm ngày càng phát triển bền vững và lớn mạnh, đã dạy hoàn chỉnh kiến thức bậc phổ thông cho khoảng 6000 học viên, vừa nâng cao dân trí cho các con em dân tộc vừa đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nhiều học viên đã trưởng thành đã trở thành các cán bộ Huyện, Xã, Phường, Thị Trấn trong tỉnh.

mới nhăm đáp ứng học tập của học viên.

Đặc biệt năm 2011 trung tâm đã được Tỉnh Ủy - UBND Tỉnh Thái Nguyên và Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Huyện Ủy - UBND Huyện Đồng Hỷ quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Chúng tôi khảo sát thực trạng GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX nhằm đánh giá thực trạng GDPL cho học sinh.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát


TT

Đối tượng khảo sát

Số lượng (người)

1

Cán bộ, giáo viên

90

2

Học sinh

180

Tổng số

270

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 6


2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng GDPL bao gồm: Thực trạng triển khai, thực hiện các nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp GDPL cho học sinh tại các trung tâm GDTX, những yếu tố ảnh hưởng GDPL, những hạn chế và biện pháp nâng cao hiệu quả GDPL.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Trao đổi, phóng vấn cán bộ giáo viên các Trung tâm GDTX

- Nghiên cứu tài liệu, nội quy, quy chế Trung tâm GDTX

- Điều tra bằng bảng hỏi đối với học sinh và cán bộ, giáo viên các Trung tâm GDTX.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật ở các trung tâm GDTX, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Thực trạng nhận thức về mục đích, vai trò hoạt động giáo dục pháp luật của học sinh tại các trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, tìm hiểu nhận thức của học sinh về mục đích quá trình GDPL

Mục đích của quá trình GDPL cho học sinh trong các trung tâm GDTX trước hết trang bị kiến thức pháp luật cho các em. Sự hiểu biết là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh biết cách hành động phù hợp với các chuẩn mực đặt ra,

nâng cao ý thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm pháp luật cho học sinh hướng tới hình thành ở các em động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật. Đặc biệt, GDPL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhằm ứng xử đúng pháp luật những tình huống trong đời sống xã hội, nhờ đó phát triển năng lực giúp các em hành động trong hành lang pháp lý, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình và người thân.

Khảo sát nhận thức của học sinh các trung tâm GDTX, tỉnh Thái Nguyên về vấn đề này, tác giả sử dụng câu hỏi 1 - Phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích GDPL


STT

Mục đích

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

Trang bị kiến thức pháp luật cho HS

140

77,8

2

Hạn chế học sinh vi phạm pháp luật

70

38,9

3

Nâng cao ý thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm

pháp luật cho học sinh

40

22,2

4

Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự

theo pháp luật

50

27,8

5

Giúp HS biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình

100

55,6

6

Không xảy ra tình trạng bạo lực học đường

90

50

Qua bảng 2.1 thực trạng nhận thức về mục đích GDPL trên 180 học sinh tại các trung tâm GDTX cho thấy: Phần lớn học sinh tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức đúng mục đích của công tác GDPL cho hoc sinh. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể:

- Có 140 học sinh (chiếm 77,8%) cho rằng mục đích GDPL cho học sinh là nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh. Kiến thức pháp luật học sinh có thể học trong đời sống xã hội, trong học tập và đặc biệt thông qua việc GDPL cho học sinh.

- Có 100 học sinh (chiếm 55,6%) cho rằng mục đích GDPL nhằm giúp học sinh biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. Đây là một nhận thức rất đúng đắn, mỗi học sinh phải nắm rõ pháp luật cũng như quyền công dân để bảo vệ mình và bảo vệ gia đình.

- Có 90 học sinh (chiếm 50%) cho rằng mục đích GDPL nhằm không xảy ra tình trạng bạo lực học đường.

Nhìn chung học sinh tại các trung tâm GDTX đã nhận thức được mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, còn rất nhiều học sinh chưa nhận thức được một số mục đích quan trọng như: Nâng cao ý thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm pháp luật cho học sinh, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật.

Thứ hai tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của GDPL.

Hiện nay, tại các trường học nói chung và các trung tâm GDTX nói riêng, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xảy ra phổ biến, chính vì vậy quá trình GDPL luôn được đặt lên hàng đầu giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng dân chủ, lòng khoan dung, biết yêu cái đẹp, cái chân chính, biết đấu tranh với cái xấu và trong những tình huống cụ thể các em biết nên và cần ứng xử như thế nào cho phù hợp với đạo lý làm người. Bên cạnh đó GDPL tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động xã hội, từ đó phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân, đồng thời giúp học sinh biết định hướng đúng và trân trọng những giá trị của cuộc sống, góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội.

Để khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của quá trình GDPL tại các trung tâm GDTX, tác giả sử dụng câu hỏi 2 - Phụ lục 1 và thu được kết quả:

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về vai trò của GDPL



Vai trò

Mức độ

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1

60

33,3

78

43,3

40

22,2

2

1,1

2

40

22,2

88

48,9

47

26,1

5

2,8

3

0

0

20

11,1

110

61,1

40

22,2

4

30

16,7

95

52,8

50

27,8

5

2,8


Qua bảng 2.2 cho thấy: Ở mức độ nhận thức rất quan trọng, có 60 học sinh (chiếm 33,3 %) cho rằng giáo dục pháp luật giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng dân chủ, lòng khoan dung (VT 1). 40 học sinh (chiếm 22,2% ) cho rằng GDPL góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội (VT 2), 30 học sinh (16,7%) cho rằng GDPL giúp các em thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (VT 4).

Ở mức độ nhận thức quan trọng, có 95 học sinh (chiếm 52,8%) cho rằng giáo dục pháp luật giúp các em thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (VT 4), 88 học sinh (chiếm 48,9%) cho rằng GDPL góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội (VT 2), 78 học sinh (chiếm 43,3%) cho rằng giáo dục pháp luật giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng dân chủ, lòng khoan dung (VT 1).

Ở mức độ nhận thức không quan trọng, có 40 học sinh (chiếm 22,2 %) cho rằng giáo dục pháp luật góp phần bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa và văn hóa pháp lý. Có 5 học sinh (chiếm 2,8 %) cho rằng giáo dục pháp luật góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí