e) Kết quả hoạt động
Bảng 4.12: Tỷ lệ trích lập quỹ tiết kiệm từ tiền DVMTR năm 2016 và thành viên các thôn tham gia Ban quản lý Quỹ ban đầu
Xã Bát Mọt | |||||||||
Thôn Lửa | Thôn Khoong | Thôn Chiềng | Thôn Phống | Thôn Hón | |||||
Số hộ tham gia (thành viên) | Tỷ lệ trích quỹ ban đầu từ tiền DVMTR (1.000đ) | Số hộ tham gia (thành viên) | Tỷ lệ trích quỹ ban đầu từ tiền DVMTR (1.000đ) | Số hộ tham gia (thành viên) | Tỷ lệ trích quỹ ban đầu từ tiền DVMTR (1.000đ) | Số hộ tham gia (thành viên) | Tỷ lệ trích quỹ ban đầu từ tiền DVMTR (1.000đ) | Số hộ tham gia (thành viên) | Tỷ lệ trích quỹ ban đầu từ tiền DVMTR (1.000đ) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
25 | 30.000 | 23 | 25.000 | 29 | 30.000 | 28 | 33.000 | 21 | 25.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Lâm Nghiệp Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường
- Tài Nguyên Rừng Tại Lưu Vực Thủy Điện Cửa Đạt
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Chi Trả Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Các Chủ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Thường Xuân Từ Năm 2012 Đến Nay.
- Nâng Cao Năng Lực Phục Vụ Giám Sát Và Đánh Giá Chi Trả Dvmtr
- Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016 - 12
- Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016 - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Trung bình mỗi Ban quản lý quỹ có từ 20-30 hội viên trong thôn tham gia. Tính đến tháng 4/2017, Ban Quản lý Quỹ các thôn đã họp được 14 lần (02 lần/tháng) để phát vay và bán cổ phần. Bình quân mỗi tháng, Ban quản lý quỹ các thôn cho 03-05 hội viên trong thôn vay. Số tiền vay trung bình từ 03-05 triệu đồng/hội viên. Thời gian vay được tính là 01 năm, với lãi suất 1%/tháng. Mục đích vay chủ yếu được các hội viên đầu tư vào chăn nuôi (gia cầm, lợn giống) và các giống cây trồng nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế.
Qua khảo sát và phỏng vấn thực tế cho thấy, việc thành lập quỹ tiết kiệm quay vòng vốn từ tiền DVMTR rất hiệu quả, đặc biệt là những nơi có mức chi trả thấp, đã phát huy được tính liên kết cộng đồng, từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Ngoài ra, tạo cho người dân có thêm thu nhập, có khả năng tiếp cận nguồn vốn tại chỗ, tại địa phương khi cần thiết.
4.12. Một số hình ảnh về hoạt động quỹ tiết kiệm quay vòng vốn
4.2.2.3. Tác động đến đời sống của cộng đồng dân cư
Tiền dịch vụ môi trường rừng sau khi cộng đồng (Tổ bảo lâm) nhận về, được Trưởng các thôn/bản tổ chức họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư về mục chi, nội dung chi. Ngoài tiền chi nhân công bảo vệ rừng cho các thành viên tổ bảo lâm, tiền DVMTR được trích lại sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng: Xây dựng các công trình phúc lợi, phát triển đời sống người dân…Kết quả thống kê các công trình phúc lợi được đầu tư từ tiền DVMTR được thống kê tại bảng 4.13.
Bảng 4.13: Thống kê các công trình phúc lợi được đầu tư từ tiền DVMTR
Hạng mục | ĐVT | Số lượng | Địa điểm | Ghi chú | |
1 | Làm đường nông thôn | km | 4,6km | Xã Vạn Xuân (thôn Quặn, thôn Hang Cáu), xã Xuân Cẩm (thôn Tiến Sơn 1), xã Bát Mọt (thôn Phống) | |
2 | Xây dựng kênh nội đồng | m | 550 | Xã Vạn Xuân (thôn Hang Cáu, xã Bát Mọt (thôn Phống) | |
3 | Xây dựng nhà văn hóa | Cái | 3 | Xã Vạn Xuân (thôn Quặn, thôn Thác Làng), Bát Mọt (thôn Phống, thôn Chiềng) | |
4 | Làm hàng rào khu chăn thả | Khu | 2 | Xã Vạn Xuân (thôn Hang Cáu), xã Bát Mọt (thôn Vịn) | |
5 | Sửa chữa nhà văn hóa | Cái | 3 | Xã Yên Nhân (thôn Lửa, thôn Khoong), xã Bát Mọt (thôn Phống) | |
6 | Mua sắm vật dụng cộng đồng | Bộ | 2 | Xã Vạn Xuân (thôn Hang Cáu), xã Lương Sơn (thôn Minh Ngọc) | |
7 | Công trình vệ sinh | Công trình | 1 | Xã Bát Mọt (thôn Vịn) | |
8 | Làm hàng rào bảo vệ cây trồng nông nghiệp | Công trình | 1 | Xã Bát Mọt (thôn Vịn) |
Hình 4.13: Khu vực bán chăn thả gia súc tại thôn Hang Cáu, xã Vạn Xuân
Kết quả điều tra cho thấy, tiền DVMTR được thôn/bản sử dụng chủ yếu vào các hoạt động chung của cộng đồng: Làm đường giao thông, kênh mương, nhà văn hóa, khu chăn thả gia súc tập trung....Trong những năm qua, với nguồn lực từ tiền DVMTR đã xây dựng mới được 4,6km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới hệ thống kênh tưới tiêu (550m) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng mới được 03 nhà văn hóa của thôn/bản phục vụ sinh hoạt của thôn...Từ kết quả trên cho thấy, chính sách chi trả DVMTR tại lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt đã được cộng đồng sử dụng hiệu quả vào mục đích chung nhằm nâng cao đời sống cộng đồng tại địa phương, tiền DVMTR đã cùng với các nguồn lực khác góp phần cùng với chính quyền địa phương trong việc "chung tay xây dựng nông thôn mới " trên địa bàn.
4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân
Kết quả thảo luận của nhóm nghiên cứu với chính quyền và cộng đồng địa phương đã đi đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có giải pháp tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng, giải pháp về tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, giải pháp giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, giải pháp về cơ
chế chính sách và giải pháp nâng cao năng lực phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR. Nội dung của ác giải pháp như sau:
4.3.1. Giải pháp tổ chức thực hiện chi trả DVMTR
Đây là chính sách mới đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và của cả hệ thống chính trị để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng có nghĩa vụ chi trả và cung ứng DVMTR. Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí của Trung ương và của các tổ chức Quốc tế để triển khai chính sách chi trả DVMTR có cơ sở khoa học và hiệu quả. Kết quả thảo luận với các cán bộ địa phương cho thấy để nâng cao hiệu quả công tác chi trả tiền DVMTR tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân, cần thực hiện một số bước sau:
Bước 1. Xác định lưu vực cho Nhà máy thủy điện Cửa Đạt (trong đó cần phân rõ diện tích lưu vực thuộc địa phận từng tỉnh để làm cơ sở xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn từng tỉnh).
Bước 2. Xác định ranh giới, diện tích rừng, trạng thái rừng, nguồn gốc hình thành rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR thuộc địa phận hành chính của tỉnh, trong đó cần xác định cơ cấu diện tích rừng của từng huyện, xã.
Bước 3. Phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các tỉnh lân cận để thống nhất ranh giới, diện tích rừng của từng tỉnh có cung ứng DVMTR cho Nhà máy và tính toán tiền chi trả DVMTR cho từng tỉnh.
Bước 4. Xây dựng Kế hoạch chi trả, bao gồm: báo cáo thuyết minh, bản đồ và số liệu thống kê diện tích rừng của tỉnh mình có cung ứng DVMTR cho Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 5. Thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng. Trên cơ sở tổng số tiền Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối về cho tỉnh, số
lượng và chất lượng rừng được nghiệm thu, hệ số K điều chỉnh mức chi trả được UBND tỉnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh xác định và thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức, đồng thời ủy thác cho Hạt kiểm lâm huyện thực hiện thanh toán tiền DVMTR cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật
a) Về tuyên truyền
Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tiếp tục tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường phối hợp với các sở, ngành có liên quan, trong đó có Sở Thông tin truyền thông, Đài phát thanh truyền hình, báo Thanh Hóa và UBND huyện Thường Xuân tổ chức tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR đến người dân, cộng đồng, chính quyền địa phương trong lưu vực bằng các hình thức sau:
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề cấp tỉnh liên quan đến PES nhằm phổ biến các nội dung của chính sách đến các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.
- Biên tập các bài viết, hình ảnh để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhằm làm rõ ý nghĩa của chính sách, giải thích về những điều khoản trong chính sách, tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện chính sách.
- Xây dựng, lắp đặt các bảng tuyên truyền lớn tại địa phương, in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền.
b) Về tập huấn kỹ thuật
Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện Thường Xuân tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tập trung vào các nội dung như:
- Xác định, thống kê các đơn vị sử dụng DVMTR,
- Xác định phạm vi, ranh giới, diện tích các khu rừng có cung ứng DVMTR cho các chủ rừng,
- Hướng dẫn về công tác lập kế hoạch, giám sát việc giải ngân, thanh toán tiền DVMTR, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng, báo cáo, đánh giá kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng,
- Lập các thủ tục về hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán tiền DVMTR.
4.3.3. Giải pháp bảo vệ và phát triển rừng
4.3.3.1. Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp
- Hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng cho các đối tượng, trong đó, chỉ đạo chặt chẽ việc giao đất, giao rừng trên thực địa đối với từng loại rừng, làm rõ diện tích, trạng thái rừng, loại rừng khi giao cho các đối tượng để làm căn cứ xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất, nhận rừng. Đối với những diện tích chưa giao, đẩy nhanh tiến độ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt. Cho các thành phần kinh tế được giao, được thuê rừng đặc dụng để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao đất, giao rừng. Khuyến khích những chủ rừng làm tốt, có hiệu quả để nhân rộng và xử lý nghiêm những chủ rừng vi phạm pháp luật.
- Khuyến khích động viên người dân tham gia bằng cơ chế ưu tiên, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ.
4.3.3.2. Phục hồi rừng
Đầu tư trồng rừng đối với toàn bộ 3.021,83 ha đất trống, đồi núi trọc không đủ điều kiện khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Trồng rừng phòng hộ: Đầu tư trồng 383.24 ha rừng phòng hộ trên diện tích đất trống trảng cỏ Ia và đất trống cây bụi Ib có số cây tái sinh nhỏ hơn 400
cây/ha trên tất cả các dạng đất thuộc khu vực phòng hộ, có độ dốc nhỏ hơn 35o, tầng đất từ trung bình đến dày (trên 50 cm), tỷ lệ đá lẫn nhỏ hơn 40% và có khả năng tiếp cận. Bố trí các loài cây trồng như Lát, Luồng, Trám, Mỡ...), là những loài thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng, có thể kết hợp cho nhiều gỗ, củi và các lâm sản khác, đáp ứng mục đích phòng hộ chống xói mòn, giảm dòng chảy trên bề mặt, tăng lượng nước thấm vào đất nhiều v.v... .
- Trồng rừng đặc dụng: Trồng 1.085.14 ha rừng trên các đối tượng là đất trống trảng cỏ (trạng thái Ia), đất trống cây bụi (trạng thái Ib) nằm trong khu rừng đặc dụng Xuân liên. Bố trí các loài cây bản địa mọc tự nhiên trong vùng.
- Trồng rừng sản xuất: Tổ chức trồng mới 1.553,53ha ha trên các đối tượng đất trống trảng cỏ (trạng thái Ia), đất trống cây bụi (trạng thái Ib), đất trống có cây gỗ tái sinh (Ic) không đủ điều kiện khoanh nuôi phục hồi rừng, đất cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt. Bố trí các loài cây có giá trị kinh tế, có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng như các loài keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai, mỡ, bồ đề, tre, luồng...
4.3.3.3. Bảo vệ rừng
Tổ chức sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm theo hướng, tăng cường vai trò chức năng tham mưu trong công tác bảo vệ phát triển rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp cho các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Tăng cường hơn nữa lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đảm bảo bình quân 500ha/người đối với những khu rừng đặc dụng, 1.000ha/người đối với những khu rừng phòng hộ.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác quản lý rừng, kiểm kê rừng theo định kỳ, củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. Rà soát, xây dựng bổ xung các chốt, trạm gác bảo vệ rừng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của công chức kiểm lâm trong quản lý bảo vệ rừng, kiện toàn, củng cố các ban chỉ huy