Đánh Giá Tiêu Chí Về Độ Tin Cậy, Cởi Mở, Chuyên Nghiệp Của Cư Dân, Nhân Viên, Cán Bộ Bản Địa

Bảng 3.11: Đánh giá tiêu chí về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa

Về độ tin cậy, cởi mở, chuyên

nghiệp của cư dân, nhân viên, cán ộ ản địa

Mức độ quan trọng

Mức độ thực

hiện thực tế dịch vụ

sig

Cư dân địa phương

3,8

3,9

0.000

Cán bộ chính quyền

3,6

3,3

0.000

Taxi/Xe ôm

3,9

2,7

0.000

Nhân viên các cơ sở kinh doanh

(lưu trú, ăn uống, dịch vụ, lữ hành…)

3,8

3,0

0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nguồn: Khảo sát 2018, tác giả tổng hợp

3.2.2.7 Về thương hiệu du lịch Cát Bà

Thương hiệu du lịch được đo lường bằng 2 tiêu chí, nhìn chung 2 tiêu chí này đều được đánh giá tốt phản ánh về mức độ nhận diện tích cực và phổ cập thương hiệu du lịch của Cát Bà đến các khách du lịch trong cả nước.

Bảng 3.12: Đánh giá về thương hiệu du lịch


Về thương hiệu du lịch

Mức độ quan trọng

Mức độ thực

hiện thực tế dịch vụ

Phổ cập nhiều người biết đến

3,7

3,9

Hấp dẫn, cuốn hút

3,4

3,1

Nguồn: Khảo sát 2018, tác giả tổng hợp


3.2.3. Đánh giá mức điểm trung bình của các tiêu chí

So sánh các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch du lịch của Cát Bà với góc nhìn từ khách du lịch có thể thấy hầu hết các tiêu chí đã đạt

được mức độ kỳ vọng của khách du lịch, tuy nhiên các tiêu chí đã thực hiện được đều ở mức khá và trên khá, không có nhiều tiêu chí đạt mức tốt.

Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà

Tiêu chí

Mức độ quan trọng

Mức độ thực

hiện thực tế dịch vụ

Sig

Sản phẩm điểm đến du lịch

4,1

3,33

0.000

Về an ninh – trật tự - môi trường xã hội

4,15

4,0

0.000

Về vệ sinh môi trường

4,08

3,83

0.000

Về cơ sở hạ tầng tiện ích

3,75

3,37

0.000

Về giá cả

3,73

3,33

0.000

Về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên,

cán bộ bản địa

3,78

3,23

0.000

Về thương hiệu du lịch

3,6

3,5

0.000

Nguồn: Khảo sát 2018, tác giả tự tổng hợp


Hình 3 12 Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh 1

Hình 3.12: Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh tranh của Cát Bà

Nguồn: Khảo sát 2018, tác giả tổng hợp

CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

4.1.1. Bối cảnh quốc tế Thuận lợi

- Nhu cầu du lịch trên phạm vị toàn cầu ngày một tăng:

Theo dự báo của UNWTO, năm 2 2 , con số 1,2 tỷ là khách du lịch nội vùng, còn lại 4 trăm triệu là khách du lịch hành trình dài. Tỷ lệ khách du lịch hành trình dài s tăng trong thời gian tới. Châu Âu tiếp tục là điểm đến lớn nhất của du khách (7 triệu), theo sau bởi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4 triệu), Châu Mỹ (3 triệu), và cuối cùng là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Tuy nhiên, những điểm đến du lịch truyền thống là châu Âu và Bắc Mỹ có mức tăng trưởng khách thấp hơn các khu vực khác, dẫn đến giảm thị phần. Ví dụ Châu Âu thu hút được 6 khách vào năm 1995 dự kiến s chỉ còn giữ được 45 vào năm 2 2 . Đ c biệt, Châu Á - Thái Bình Dương được cho rằng s là một trong những điểm đến có mức tăng du khách cao nhất (6,5 năm), qua đó có thể tăng thị phần từ 14,4 vào năm 1995 lên 25,4

vào năm 2 2 8. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các quốc gia, địa điểm để thu hút

khách du lịch c ng s khốc liệt hơn bao giờ hết.


8 Trích theo Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, Luận án Tiến s , Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Hình 4 1 Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế 2


Hình 4.1: Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2030

Nguồn: UNWTO (2013) 9


Ngoài những xu thế chung về thị trường nói trên, có hai xu thế riêng cần được đ c biệt quan tâm. Thứ nhất là làn sóng ra nước ngoài du lịch, đầu tư, làm việc và sinh sống từ các nước giàu. Hiện nay, nhiều nước (ví dụ ở khu vực Trung Mỹ) đã bắt đầu thực thi nhiều chính sách đãi ngộ (liên quan đến thuế, định cư, chỗ ở…) dành cho công dân của các nước phát triển, nhất là từ Hoa Kỳ. Thứ hai là vai trò nổi lên của Trung Quốc, thể hiện qua việc Trung Quốc s trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch lớn của thế giới, đồng thời số khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài s tăng rất nhanh. Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2 2 Trung Quốc s là điểm đến du lịch lớn nhất c ng như có số dân đi du lịch nước ngoài lớn nhất. Cụ thể, số khách Trung Quốc du lịch nước ngoài s tăng từ mức 35 triệu năm 2 6 lên tới 1 triệu năm 2 2 . Đối với Việt Nam, xu thế thứ nhất có l ít ảnh hưởng nhưng xu thế


9 Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới, http://dulichbinhduong.org.vn/tin/phat-trien-du-lich-702.

thứ hai liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc cần được xem xét nghiêm túc. Ngoài việc Trung Quốc s cạnh tranh với các nước láng giềng, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu để đón đầu, thu hút làn sóng khách Trung Quốc ra nước ngoài những thập kỷ tới. Những căng thẳng gần đây trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc m c dù có tác động ngắn hạn nhất định nhưng hợp tác đôi bên cùng có lợi s là xu thế chính. G rối các vướng mắc về thủ tục, giấy tờ c ng như giải quyết yếu tố tâm lý, tăng hiểu biết của du khách Trung Quốc s khơi thông nguồn thị trường khổng lồ này.

Về loại hình du lịch, do sự tăng lên về nhận thức, trình độ của khách du lịch, các hình thức du lịch đại trà, phổ thông có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và thiếu bền vững s ít được quan tâm hơn. Du khách, nhất là du khách có thu nhập và mức chi tiêu cao, s tìm đến nhiều hơn các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa có tính bền vững cao. Bên cạnh du lịch sinh thái, văn hóa, một số loại hình du lịch khác c ng được dự báo s tăng trưởng nhanh là du lịch MICE (g p g , khen thưởng, hội nghị, triển lãm), du lịch chữa bệnh, du lịch điền trang cuối tuần, v.v…

Về lực lượng tham gia thị trường, các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia từ các nước công nghiệp phát triển s tiếp tục thống trị, định hướng và quyết định thị trường do lợi thế có được từ hiểu biết thị trường, kiểm soát các phương tiện phân phối (các đại lý điều hành du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, hàng hải, cửa hàng bán lẻ, khách sạn…) và quảng cáo… Các nước đang phát triển chỉ có thể tham gia vào quá trình phân công lao động được quyết định ở cấp độ toàn cầu bởi những tập đoàn đa quốc gia này. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, phần lớn lợi nhuận từ kinh doanh du lịch s rơi vào túi các tập đoàn đa quốc gia. Trong du lịch biển đảo, có bốn nhóm phân khúc thị trường lớn nhất là hàng không, hàng hải, khách sạn và điều hành du lịch. Thực tế đã chứng minh rất rõ cả bốn phân khúc thị trường du lịch này đều do những tập đoàn lớn từ các nước phát triển chiếm l nh, kiểm soát và định hướng. Theo rất nhiều báo cáo, những điểm đến có sự hiện diện của các tập

đoàn đa quốc gia phần lớn đều không có được nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch. Ví dụ, trong việc xây cất và kinh doanh phòng nghỉ khách sạn, các tập đoàn quốc tế thu phần lớn lợi nhuận trong vòng đời của dự án do họ đầu tư nhưng tạo ra tương đối ít lợi ích cho địa phương ở các khía cạnh như đóng thuế, tạo việc làm, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực… Khi vòng đời của dự án kinh doanh kết thúc thì c ng là lúc các điểm đến du lịch phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, cảnh quan, xuống cấp về các tài nguyên du lịch tự nhiên…

- Nhu cầu du lịch biển đảo:

Trong bối cảnh hoạt động du lịch diễn ra ngày một sôi động trên phạm vi toàn cầu và có xu hướng dịch chuyển từ Châu Âu về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, du lịch biển, đảo đã và đang vẫn là xu thế phát triển của du lịch quốc tế. Honey & Krantz (2007)10 đã có một đánh giá rất giá trị về xu thế phát triển của du lịch biển, đảo toàn cầu. Theo các tác giả, du lịch biển, đảo đã có từ rất lâu và từ xưa tới nay, du lịch biển, đảo vẫn luôn luôn là loại hình du lịch quan trọng nhất. Sự phát triển của du lịch biển, đảo trong những thế kỷ trước gắn liền quá trình di cư của loài người, sự ra đời và đi vào vận hành của các

phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không…) và cơ sở lưu trú (khu nghỉ dư ng, khách sạn, nhà nghỉ…) c ng như những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội…

Hàng năm, các nước đều đưa ra thị trường thêm rất nhiều các điểm đến du lịch biển, đảo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Nhu cầu tăng lên không chỉ do đời sống tăng lên mà còn do những thay đổi về quy định làm việc trước tiên ở các nước phát triển, sau đó là các nước đang phát triển (ví dụ như tuần làm việc 5 ngày thay vì 6 ngày, thời gian nghỉ phép năm được dài hơn…). Thị trường thường được định hướng bởi những tập đoàn kinh doanh du lịch lớn (khách sạn, điều hành tua du lịch, hàng không, tàu

biển…). Do đó, hầu như tất cả những điểm đến có điều kiện thuận lợi phục vụ du lịch biển, đảo đều đã được các quốc gia và tập đoàn toàn cầu đưa vào khai thác11.

Trong thực tế, số du khách đến với các điểm đến biển, đảo tăng nhanh qua từng năm, kèm theo doanh thu từ du lịch c ng không ngừng tăng lên.

Về thị trường, thế giới s tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh m về nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch biển, đảo. Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra dự báo số lượt du khách quốc tế s đạt tới 1,6 tỷ vào năm 2 2 ; đến năm 2 3 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá s trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.

- Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến du lịch

Trong xu thế cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay Cách mạng Công nghiệp 4. ) đang lan tỏa và tác động mạnh m đến mọi l nh vực, ngành du lịch c ng không ngoại lệ khi đứng trước những thời cơ và thách thức riêng đòi hỏi phải xác định hướng đi và giải pháp phù hợp để phát triển bứt phá. Cách mạng Công nghiệp 4. tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin với sự đột phá của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn, đang tạo ra sự thay đổi to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với du lịch, công nghệ hiện đại giúp cho phương thức xúc tiến quảng bá trở nên đa dạng hơn và làm thay đổi phương thức đi du lịch, trải nghiệm của du khách. Với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, du lịch có cơ hội tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử, đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch. Những công nghệ mới trên nền tảng Internet giúp cho việc trải nghiệm du lịch ngày càng thuận tiện hơn. Du khách

có thể dễ dàng tìm hiểu, so sánh, lựa chọn những điểm đến và dịch vụ phù hợp nhất, đ c biệt là có thể khám phá điểm đến bằng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Gia tăng tiện ích cho du khách c ng chính là cơ hội kích cầu du lịch hiệu quả.

Khó khăn

Cùng với những thuận lợi của bối cảnh quốc tế mới, ngành du lịch c ng đối m t với những khó khăn chung. Nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển, du lịch phải đối m t với những thách thức mà Cách mạng Công nghiệp 4. đ t ra như vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, năng lực cạnh tranh, thiếu hụt nhân lực trình độ cao… Ngoài ra, các vấn đề môi trường, nhất là biến đổi khí hậu, s dẫn đến nhiều thay đổi trong du lịch biển, đảo. Do biến đổi khí hậu, những quốc gia dựa nhiều vào lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch s bị tác động tiêu cực. Du lịch biển, đảo nói chung s phải có nhiều thay đổi để thích ứng với những thay đổi của môi trường (biến đổi khí hậu như ấm lên toàn cầu, nước biển dâng, nhiều thiên tai, bão l …). Đồng thời, những thay đổi về m t môi trường c ng có ảnh hưởng đến du lịch biển, đảo từ phía cầu. Như đã phân tích trong những chương trước, điều kiện tự nhiên khí hậu có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định điểm đến du lịch của du khách. Nhìn chung, khách du lịch bao giờ lựa chọn các điểm đến có điều kiện khí hậu thuận lợi, an toàn. Ngoài ra, du khách s ưu tiên hơn các điểm đến xu lịch “xanh” gần g i, thân thiện với thiên nhiên và không gây ra nhiều tác động môi trường.

Tuy nhiên, lợi ích mà các quốc gia c ng như cư dân của từng điểm đến du lịch ở thế giới đang phát triển thu được thường là rất nhỏ. Về tài chính, hầu hết lợi nhuận từ kinh doanh du lịch rơi vào túi các tập đoàn kinh doanh du lịch quy mô toàn cầu. Việc phát triển du lịch quá nóng lại dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội cho các điểm đến du lịch. Cư dân địa phương và thế hệ tương lai là những người phải gánh chịu những hậu quả này.

Chính vì vậy, để phát triển du lịch một cách bền vững, qua đó thu được lợi ích lớn nhất từ phát triển du lịch, từng quốc gia, từng điểm đến du lịch cần xây

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí