Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 14

- Phối hợp các trường sư phạm trên địa bàn xây dựng chương trình đạo tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên của huyện cũng như cho SV trong quá trình học tập tại trường để khi ra trường, sinh viên có năng lực trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS vùng DTTS.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho hoạt động dạy học và giáo dục cho các trường vùng khó khăn. Đặc biệt kiến nghị với các cấp có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp hơn nữa với GV đang trực tiếp công tác giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng DTTS.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Định Hóa

- Cần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, gia đình và các lực lượng xã hội, từ đó có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện tiểu một cách hiệu quả.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có những kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS trong các trường tiểu học trên địa bàn.

- Chủ động trong việc khảo sát, đánh giá, phân loại giáo viên, xác định nhu cầu, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho GV tiểu học.

- Xây dựng dự toán, đề xuất kinh phí ngân sách, tăng cường sự phối hợp với các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức để vận động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho các trường tiểu học.

2.3. Đối với các trường tiểu học tại huyện Định Hóa

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với năng lực nhận thức, với đặc điểm lứa tuổi và tâm lý học sinh, đặc biệt là đối với học sinh DTTS.

- Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS; tạo điều kiện mọi mặt cho giáo viên,

các tổ chức Đoàn Thể; Đưa ra những quy định chung trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt trong trường học, tạo môi trường thân thiện, lịch thiệp trong nhà trường, điều này sẽ tạo cho học sinh có ý thức hơn trong quá trình giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt. Nhà trường nên có những hoạt động gắn kết với gia đình, với chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS.

2.4. Đối với giáo viên các trường tiểu học

- Chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú để phát triển năng lực nhận thức, tăng cường công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng việt dưới các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm lý học sinh, đặc biệt là đối với học sinh vùng DTTS.

-. Cần tạo ra một môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng việt rộng lớn, có sân chơi phát triển ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm, điều kiện môi trường giáo dục để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn ngôn ngữ.

- Giáo viên tiểu học trang bị đầy đủ các phương pháp và hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

- Làm tốt công tác tự bồi dưỡng, đặc biệt bồi dưỡng tiếng dân tộc tại địa bàn công tác; chủ động trong việc trang bị thông tin, tri thức cho bản thân thông qua tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Giáo viên phát huy, khêu gợi tinh thần tự học của học sinh trong quá trình rèn luyện của HS. Thường xuyên tương tác, thân thiện, tích cực trao đổi, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh. Có khen thưởng, động viên khích lệ học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục do trường và giáo viên tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ GDĐT - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục: Hội thảo khoa học"Đổi mới tư duy giáo dục" ngày 26/02/2005.

2. Bộ GDĐT, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nguyễn Thanh Bình, Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm, Luận án Tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2005), Nxb Thế giới, Hà Nội.

5. Chính phủ, Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh (HS) tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg.‌

6. Dương Chiêm, Khánh Cao, Quế Chi (Trung tâm VH-TT và Truyền thông), Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ III-2019, http://linhthong.dinhhoa. thainguyen.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-huyen/-

/asset_publisher/kBFYMknnKJT6/content/-ai-hoi-cac-dan-toc-thieu-so-

huyen-inh-hoa-lan-thu-iii-2019/241342/241342.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

8. Phùng Thị Hằng (2007), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học phổ thông dân tộc Tày, Nùng, Luận án tiến sĩ.

9. Nông Thị Hường (2019), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, luận văn ThS, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

10. Dự án Oxfam - Dự án PEDC (2008), Lập kế hoạch bài học một số môn theo phương pháp lấy HS làm trung tâm, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Trần Trí Dõi, “Chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ, tháng 10/2017.

12. Nguyễn Thị Kim Dung (2017), Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường cầm non quận Nam Từ Liêm, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

13. Nguyễn Văn Đông, “Dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số bậc tiểu học - những khó khăn và giải pháp khắc phục”, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, tháng 7/2017.

14. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Văn Lập, “Vấn đề ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số trong giáo dục phổ thông (trường hợp học sinh người M’Nông, tỉnh Đăk Nông)”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 5 (201), 2015.

15. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

17. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

18. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản về chương trình tiểu học mới, Nxb Giáo dục.

19. Đặng Thành Hưng (2004), "Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại", Tạp chí Giáo dục, số 2/2004.

20. Trần Thị Kim Hoa (2019), “Một số vấn đề lý luận về phát triển năng lực từ ngữ tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc Tày qua hệ thống bài tập”, Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019.

21. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phòng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, Báo cáo tổng kết năm học 2017- 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019.

23. Phòng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, Báo cáo tổng kết năm học 2018- 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020.

24. Quốc hội, Luật số: 43/2019/QH14, Luật giáo dục 2019.

25. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi,

Nxb Đại học Sư phạm.

27. Ngô Giang Nam (2015), Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc thiểu số, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

28. Ngô Giang Nam (2012), Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, mã số B2010-TN03-15.

29. L.X.Vưgôtxki (1997), Tư duy và ngôn ngữ, Tài liệu dịch, Nxb Đại học Quốc gia.

30. Trần Bích Liễu (2005), Quản lý dựa vào nhà trường-Con đường nâng cao chấtlượng và công bằng giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

31. Lưu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1-6 tuổi,

Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, Hà Nội

32. Nguyễn Đăng Tiến (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Quang Thuấn, “Từ lý thuyết kiến tạo đến lý thuyết kiến tạo xã hội”,

Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, tập 33, Số 4 (2017) 137-148.

34. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1984),

Ngôn ngữ học - tập I, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.

35. Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Phương Thảo, “Dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học Tày, Thái theo hướng vận dụng hiểu biết văn hóa và tiếng mẹ đẻ (qua trường hợp học sinh lớp 5 dân tộc Tày - Thái học một số thành ngữ có từ chỉ “động vật””, Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018).

36. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (2000), Dạy học chính tả ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.

37. Ma Vĩnh Tường (2014), Tổ chức dạy học tiếng việt lớp 1 cho HS DTTS vùng khó khăn tỉnh Cao Bằng, luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

38. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển bách khóa.

39. Bùi Kim Tuyến (Chủ biên)(2011), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

40. Lê Thị Thanh Thủy (2015), Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện phú lương, tỉnh thái nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

41. E.I.Tikhêêva (1977), Phát triển ngôn ngữ trẻ em, Nxb Giáo dục Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh tiểu học DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, mong thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát sau:

Câu 1: Thầy (cô) đánh giá vai trò của giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là người Dân tộc thiểu số?

□ 1. Cần thiết

□ 2. Bình thường

□ 3. Không cần thiết

Câu 2. Ở lớp học do thầy /cô giảng dạy, mục tiêu giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS mức độ đạt được là:


Stt


Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Trung

bình

Yếu


1

Học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong

việc sử dụng ngôn ngữ TV.




2

Học sinh mạnh dạn, tự tin khi đến trường và

giao tiếp với thầy cô, bạn bè một cách tự nhiên





3

Học sinh xóa bỏ rào cản ngôn ngữ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Việt trong các môi

trường hoạt động của lứa tuổi.




4

Học sinh yêu thích và thường xuyên sử dụng

ngôn ngữ tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi





5

Thông qua hoạt động thực hành ngôn ngữ Tiếng Việt cung cấp cho HS những kiến thức đơn giản và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên

và con người, về văn hóa dân tộc mình.





6

Học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng học tập các môn học nói

chung, giảm tỉ lệ HS bỏ học





7

Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện, vui chơi... cùng cha mẹ sử dụng

ngôn ngữ Tiếng Việt




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 14

Câu 3: Theo thầy/cô nội dung giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số trên địa bàn thời gian qua đã được thực hiện ở mức độ nào?


Stt


Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện

Tốt

Trung

bình

Yếu


Giáo dục về nhận thức





1

Nhận biết được những kiến thức cơ bản cũng

như nhận biết được khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của bản thân về ngôn ngữ tiếng Việt





2

Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng

ngôn ngữ tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi




3

Hiểu vai trò và tầm quan trọng của ngôn ngữ

tiếng Việt trong học tập và cuộc sống hàng ngày.





Giáo dục về thái độ:




4

Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt, tích cực tham gia

các hoạt động để củng cố, rèn luyện tiếng Việt




5

Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp và năng

lực thẩm mỹ





6

Cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông tiếng Việt để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình thành và phát

triển con người toàn diện





7

Bồi dưỡng tình yêu ngôn ngữ tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp

của tiếng Việt





Giáo dục về thái độ, hành vi





8

Tạo cho HS cơ hội khám phá bản thân và thế

giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia




9

Bồi dưỡng cho các em tình yêu đối với ngôn

ngữ tiếng Việt





10

Ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt

Nam.




Câu 4. Trong quá trình tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng việt học sinh tiểu học DTTS thầy (cô) thường sử dụng các con đường giáo dục nào để phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh?


Stt


Con đường giáo dục

Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

Thông qua hoạt động dạy học




2

Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm




3

Thông qua các hoạt động ngoại khóa




4

Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể




5

Tổ chức các hoạt động xã hội




Câu 5: Các hình thức đã được thầy (cô) tổ chức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS tại trường mình


Stt


Hình thức tổ chức

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

Sinh hoạt dưới cờ




2

Sinh hoạt lớp




3

Theo nhóm đối tượng nhận thức




4

Hình thức thực hành




5

Câu lạc bộ




6

Hình thức trực quan




Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí