thị trường chung cho từng vùng, trên cơ sở đó quy hoạch các nhà máy chế biến chè và lựa chọn công nghệ – thiết bị phù hợp sao cho đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến.
Phấn đấu sản xuất chè an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ tại các vùng sinh thái thích hợp, loại chè thị trường đang có nhu cầu lớn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Định hướng sản xuất
2.1.1. Diện tích
Chè là một loại cây công nghiệp dài ngày đã được trồng từ lâu ở Việt Nam. Nó có một ưu thế là có thể trồng ở trên cả những vùng đất xấu mà các loại cây khác khó có thể sống được, đồng thời trồng chè không ảnh hưởng đến diện tích các cây lương thực và các loại cây khác. Trong khi đó, diện tích đất thích hợp cho trồng chè rất dồi dào, đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc, cho nên khả năng mở rộng diện tích chè ở nước ta là rất lớn. Hiện nay diện tích chè của nước ta là 125.000 ha. Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ và những tiềm lực phát triển ở trong nước, dự kiến đến năm 2010, tổng diện tích chè sẽ đạt 150.000 ha, bình quân mỗi năm phát triển thêm 5000 ha, tổng diện tích thu hoạch 130.000 ha.[37]
2.1.2. Năng suất và sản lượng
Nâng cao năng suất và chất lượng vườn chè là điều quan trọng nhất trong định hướng phát triển ngành chè Việt Nam trong những năm tới. Việc mở rộng diện tích chè phải tập trung vào trồng những giống chè có năng suất cao đã được xác định. Năng suất cao hơn có thể đạt được nhờ trồng bằng giâm cành thay cho trồng bằng hạt. Dự kiến đến năm 2010, năng suất bình quân 1,7- 1,8 tấn khô/ha. Trong đó, 90.000 ha có năng suất
bình quân từ 2-2,5 tấn khô/ha. Đưa giống mới năng suất, chất lượng cao vào 40-50% diện tích. Cương quyết thanh lý các diện tích trồng các dòng chè tạp, năng suất thấp, thoái hóa.
Những năm qua sản lượng có tăng nhưng đó là do tăng diện tích. Sự đầu tư về chiều sâu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhà nước cần khuyến khích đẩy mạnh đầu tư cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực trồng chè và chế biến chè- một lĩnh vực có hiệu quản kinh tế cao. Dự đoán đến năm 2010, cùng với việc mở rộng diện tích trồng chè và đầu tư thâm canh, sản lượng chè đạt 200.000 tấn.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng đến năm 2010
Năm 2000 | Năm 2005 | Năm 2010 | |
Tổng diện tích chè (ha) | 87.700 | 125.000 | 150.000 |
Năng suất bình quân (kg búp tươi /ha) | 6.100 | 8000-9000 | |
Năng suất bình quân (kg chè khô/ha) | 966 | 1177 | 1700-1800 |
Sản lượng chè khô (tấn) | 69.900 | 128.400 | 200.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Hình Thành Và Số Lượng Các Doanh Nghiệp Ngành Chè
- Sơ Đồ Hệ Thống Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Đối Với Ngành Chè
- Thiếu Cơ Chế Quản Lý Để Các Doanh Nghiệp Trong Ngành Hợp Tác Thường Xuyên Với Nhau
- Những Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quản Lý Ngành Chè Việt Nam
- Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 13
- Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
2.1.3. Chế biến
Nguồn: Tài tại hội thảo Chè tại Bali- Inđônêxia (/07/2005)
Hiện đại hoá và tiêu chuẩn hoá toàn bộ hệ thống chế biến có quy mô công nghiệp hiện nay (khoảng 100.000 tấn công suất). Nâng cấp các hệ thống sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước (50.000 tấn công suất). Đưa các nhà máy mới 100% thiết bị tiên tiến (50.000 tấn công suất) vào hoạt động.
2.2. Định hướng xuất khẩu chè Việt Nam
Khối lượng và kim ngạch:
Theo quyết định 43/1999/QĐ-TTg ngày 10-3-1999 của Chính phủ, chỉ tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam đến năm 2005 đạt số lượng 78.000 tấn với kim ngạch là 120 triệu USD và năm 2010 số lượng xuất khẩu là 110.000
tấn đạt kim ngạch 200 triệu USD. Trong khi đó theo dự đoán của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) thì cả số lượng và kim ngạch đều thấp hơn.
Dự kiến xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới, giá trị thu nhập cao, 30% chè xanh chất lượng cao.
Bảng 3.2: Dự kiến khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè
Đơn vị : Lượng (1000tấn), giá trị (USD)
2000 | 2005 | 2010 | |
Tổng lượng xuất khẩu | 42.000 | 78.000 | 110.000 |
Kim ngạch | 60 | 120 | 200 |
Thị trường và giá xuất khẩu chè:
Nguồn:[37]
Củng cố và phát triển thị trường đã có, thâm nhập thị trường mới bằng quảng bá sản phẩm; phấn đấu giảm chi phí vận chuyển và bán hàng. Hiện nay Trung Đông vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và trực tiếp của Việt Nam. Đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch tại thị trường Nga- một thị trường có nhu cầu tiêu thụ chè lớn thứ 2 trên thế giới, đồng thời là thị trường truyền thống tiêu thụ chè của Việt Nam- nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó sản xuất chè chất lượng cao hướng vào các thị trường khó tính như Mỹ và Tâu Âu... Trong quyết định 43/1999/TTg- định hướng phát triển ngành chè đến 2012 đã cụ thể định hướng về thị trường chè trong tương lai như sau:
“Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành có liên quan giải quyết tốt thị trường, cụ thể là:
- Củng cố và mở rộng thị trường Trung cận Đông;
- Khôi phục thị trường các nước Đông Âu và Cộng hoà Liên bang Nga;
- Tham gia thị trường Nhật Bản, Đài Loan bằng các hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm;
- Mở thêm thị trường mới ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu.”
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ THẾ GIỚI
1. Cơ cấu tổ chức quản lý ngành hiệu quả
Những chuyên gia quản lý nổi tiếng đồng tình với kết luận cho rằng: nhiều khó khăn, cản trở, yếu kém trong hoạt động quản lý có đến gần 90% do sự “trục trặc” của bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đối với ngành chè Kênya thì cơ cấu tổ chức quản lý lại trở thành một thế mạnh. Dưới đây là mô hình cơ cấu tổ chức ngành chè của Kênya mà các nước sản xuất chè trên thế giới có thể tham khảo và áp dụng: (xem hình 1.3).[1]
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngành chè Kênya
BỘ NÔNG NGHIỆP KÊNYA
Hiệp hội thương mại chè Đông Phi
Hiệp hội các nhà trồng chè Kênya (KTGA)
Hội đồng chè Kênya (The tea board of Kenya)
Uỷ ban phát triển chè Kênya (KTDA)
Viện nghiên cứu chè Kênya
Thị trường đấu giá chè Mombasa 11 công ty môi giới
Các công ty kho
Nguồn:[1]
Hội đồng chè Kênya:Hội đồng chè Kênya là tổ chức chuyên ngành cao nhất của Kênya được thành lập năm 1950 với chức năng điều tiết hài hoà lợi ích của tất cả các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh chè tại Kênya. Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là:
Cấp phép cho các chủ nông trại và hộ nông dân trồng chè.
Cấp giấy phép cho các nhà máy.
Điều tiết, quản lý phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Xúc tiến thương mại chè Kênya.
Tiến hành các công trình nghiên cứu thông qua viện nghiên cứu chè.
Tư vấn cho Chính phủ trong công tác phát triển chè.
Một nét khác biệt ở đây là vai trò của Bộ nông nghiệp chủ yếu là quán xuyến chung toàn ngành nông nghiệp và ra chính sách. Vai trò của các chính quyền địa phương chỉ thuần tuý quản lý hành chính, không tham gia vào lĩnh vực phát triển, sản xuất, kinh doanh chè. Các hộ nông dân, các chủ nông trại khi trồng chè phải được cấp giấy phép và được đăng ký kinh doanh tại nhà máy chè gần nhất. Nếu trồng không có giấy phép sẽ bị phạt (đối với các chủ trang trại) và sẽ không bán được cho ai (với các hộ nông dân). Do vậy, toàn bộ quá trình phát triển, mở rộng, diện tích, tăng công suất chế biến, cải thiện chất lượng toàn ngành được tính toán và quản lý rất chặt, không gây ra hiện tượng trồng ồ ạt, vô tổ chức. Hội đồng có vai trò như người “nhạc trưởng của một dàn nhạc”. Vai trò điều tiết giữa nông nghiệp và công nghiệp do Hội đồng điều hành rất hài hoà, không gây ra hiện tượng cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà mày, giữa vùng này với vùng kia vì Hội đồng không cho phép xây dựng nhà máy nếu nhà máy đó không có vùng nguyên liệu đủ đáp ứng công suất chế biến.
Uỷ ban chè Kênya (KTDA):KTDA được thành lập năm 1964 với mục tiêu phát triển diện tích chè thông qua các hộ gia đình nông dân. Hiện nay KTDA quản lý 354.289 hộ gia đình trồng chè. Các hộ này đều phải đăng ký với KTDA.
Với 45 nhà máy hoạt động trên tổng diện tích chè là 90.000 ha, KTDA là công ty chè lớn nhất thế giới. Năm 2000, KTDA đã được tư nhân hoá. Các
nhà máy được bán cho các hộ nông dân với giá ưu đãi và trở thành các công ty cổ phần dưới một tổ chức chung là KTDA để tạo sức mạnh tổng hợp (Nhà nước không giữ cổ phần và không bán cổ phiếu ra ngoài các hộ nông dân). Giám đốc nhà máy được các hộ nông dân thuê hàng năm. Nhà máy trả tiền búp tươi do các hộ nông dân giao khoản 1.700 đồng/kg (một tôm 2 lá). Chất lượng búp rất cao do các hộ nông dân có tinh thần trách nhiệm và nếu nhà máy không nhập búp do chất lượng kém thì không thể bán được cho ai. Trung bình 1500ha chè thì KTDA xây dựng một nhà máy. Vận chuyển chè búp tươi do Công ty đảm nhận bằng xe tải chuyên dụng. Chất lượng chè của KTDA hiện nay có thể nói là tốt nhất thế giới, vượt chất lượng của các nông trường chè tư nhân như Jame Finlay, Brook Bond. Cuối năm, giám đốc công ty công bố tình hình tài chính của công ty với các cổ đông và chia lãi theo số lượng búp tươi do các hộ giao. Nếu tính cả lãi được chia sau khi đã trừ đi các quỹ của công ty thì giá bình quân một kg búp tươi khoảng 5.000 VNĐ. Do KTDA chỉ mua chè của các hộ nông dân là cổ đông và quản lý được chương trình trồng mới nên không gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán, dư thừa hoặc thiếu nguyên liệu chế biến.
Hiệp hội các nhà trồng chè Kênya (KTGA):Có thể nói KTDA là tổ chức của các hộ nông dân thì KTGA là tổ chức của các Công ty chè tư nhân có diện tích chè từ 10ha trở lên. Tuy nhiên, thành viên chủ yếu là các công ty chè lớn như Lipton, Broke Bond, Jame Finlay, Gorge Williamson. Các công ty đều có vườn chè và nhà máy riêng. Công nhân được thuê canh tác, thu hái. Công ty cung cấp các dịch vụ cơ bản như nhà ở, nước cho công nhân... Do các công ty lớn đều được thành lập khoảng 30 – 40 năm nay, do vậy chí phí giá thành trên 1 kg sản phẩm của các công ty rất thấp. Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống trong các nông trường tư nhân rất tốt.
Hiệp hội thương mại chè Đông Phi (EATTA):Đây là Hiệp hội cả các nhà chế biến chè, các nhà môi giới, các công ty thương mại chè ở 9 nước Đông Phi có sản xuất chè. Chức năng chính của Hiệp hội là điều hành Trung tâm đấu giá chè Mombasa, khoảng 85% chè của toàn vùng Đông phi được bán qua trung tâm đấu giá. Về cơ bản, Hiệp hội chè Đông Phi chỉ là người đứng ra tổ chức Trung tâm đấu giá Mombasa, việc hoạt động và điều hành của Trung tâm hoàn toàn do các công ty môi giới đảm nhiệm. Hiện nay có 11 công ty môi giới hoạt động tại thị trường Mombasa do Hiệp hội chè Đông phi cấp giấy phép. Điều này có nghĩa là 11 công ty môi giới tiêu thụ toàn bộ gần 500 ngàn tấn chè của Đông Phi. Các công ty môi giới đều là các công ty rất kinh nghiệm, hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới số lượng các công ty môi giới không nhiều vì ngành này đòi hỏi chuyên môn cao, có vốn lớn, phải có uy tín và giữa các công ty môi giới có sự cạnh tranh cao...
Từ mô hình tổ chức ngành chè của Kênya như trên, ta có thể thấy đây là một ngành có tính chuyên môn hoá cao và rất hiệu quả ở Kênya. Các doanh nghiệp chè Kênya từ sản xuất đến nhà kho, hoặc nhà môi giới đều có vị trí riêng và có sự phối hợp rất chặt chẽ.
2. Các chính sách tác động đến phát triển ngành chè
2.1. Các chính sách tác động trực tiếp
Chính sách đất đai:
Mục tiêu của chính sách đất đai nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn tập trung đất nông nghiệp về tay những người sản xuất giỏi để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. [1]
Thành công về chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã duy trì mức phát triển ngành chè ở mức cao và ổn định trong nhiều năm. Trong khi
đó, một số nước chưa đạt mục tiêu cải cách ruộng đất như Ấn Độ thì gặp một số khó khăn trong phát triển sản xuất chè.
Ở Trung Quốc, chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành năm 1987 và Luật quản lý Nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số 1 (năm 1984) quy định: “Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Chính sách này tạo cho người làm chè Trung Quốc tâm lý an tâm sản xuất và tăng cường đầu tư.
Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất:
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất là tăng cường sức sản xuất cho nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng, giúp người sản xuất chè tiếp cận tốt với các yếu tố sản xuất mới để phát huy tiềm năng sản xuất vốn có của mình. Lý do của việc đưa ra chính sách này là do sự non yếu khá toàn diện của các cơ sở sản xuất chè (về kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính và tổ chức huy động nguồn nhân lực).[1]
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu về vốn đối với những người sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn.
Chính sách tín dụng bao gồm chính sách huy động vốn; chính sách cho vay dài hạn, ngắn hạn và trung hạn; chính sách quy định về cho vay thế chấp, tín chấp, ưu đãi; chính sách kiểm soát các tổ chức tín dụng chính thống và không chính thống...
Ở Trung Quốc, toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của Chính phủ thông qua các tổ hợp tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và các chương trình cho vay đối với nông nghiệp của Chính phủ. Những việc này