Có thể bạn quan tâm!
- Xin Ý Kiến Chuyên Gia Về Chủ Đề Cốt Lõi Đã Xây Dựng
- Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 13
- Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 14
- Tìm Hiểu Về Trạng Thái Tự Nhiên Và Tính Chất Vật Lý Của Glucozơ Và Saccarozơ (7 Phút)
- Thảo Luận Theo Nhóm Về Tinh Bột Và Xenlulozơ (12 Phút)
- Danh Sách Các Trường Trung Học Cơ Sở Thực Nghiệm Sư Phạm Vòng 1 Năm Học 2015 - 2016
Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.
Nhiệm vụ | Sản phẩm dự kiến | Nhóm |
1. Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Hà Nội | 1. Bản trình bày Power point về các vấn đề: Ô nhiễm không khí là gì? Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở môi trường em đang sinh sống như thế nào? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đây? | |
2. Bảng điều tra tỉ lệ sử dụng xe gắn máy, thói quen để xe nổ máy khi chờ đèn giao thông của người thân trong gia đình em. | ||
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến cuộc sống của người dân Hà Nội | 1. Bản trình bày Power point về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến tự nhiên và sức khoẻ con người. | |
2. Bảng liệt kê các bệnh liên quan đến đường hô hấp tại nơi em đang sinh sống. | ||
3. Bức tranh/Poster mô tả cuộc sống con người dưới bầu không khí bị ô nhiễm | ||
3. Đề xuất các giải phá bảo vệ bầu không khí trong lành | 1. Poster tuyên truyền về các hành động bảo vệ môi trường | |
2. Bức tranh mô tả cuộc sống con người dưới bầu không khí trong lành. |
Các tiêu chí | Mức 3 | Mức 2 | Mức 1 | ||
Nội dung bài báo cáo | Đáp ứng các yêu cầu, có phân tích cụ thể, ví dụ minh hoạ, có mở rộng. | Đáp ứng các yêu cầu, chưa có phân tích, ví dụ minh hoạ. | Chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản. | ||
Hình thức bài báo cáo | Đẹp, rõ ràng, không có lỗi chính tả. | Rõ ràng, còn lỗi chính tả. | Còn đơn điệu, chưa rõ ràng, còn lỗi chính tả. | ||
Kĩ năng trình bày | Nói to, rõ ràng, tự tin, có giao lưu với người nghe | Nói to, rõ ràng, chưa có giao lưu với người nghe. | Nói nhỏ, chưa giao lưu với người nghe | ||
Trả lời câu hỏi | Trả lời đúng tất cả các câu hỏi | Trả lời đúng trên 50% câu hỏi | Trả lời đúng dưới 50% câu hỏi |
- GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và tổng kết dự án.
Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:
Hoạt động 4 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC7, TC8, TC9, TC10:
TC1: HS phát hiện vấn đề:
- Hà Nội đang đối diện với ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm không khí gây nhiều nguy cơ đến sức khoẻ và đời sống của con người cũng như các sinh vật trên thế giới.
- Con người cần hành động ngay để bảo vệ bầu không khí trong lành. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:
- Mức độ ô nhiễm không khí ở nơi em đang sống như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khi không khí bị ô nhiễm?
- Con người cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:
- Chất lượng không khí xuống thấp, chủ yếu vì nồng độ bụi mịn cao.
- Nồng độ CO2 trong không khí gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, số trận bão, lốc cường độ mạnh tăng lên, nhiều đợt nắng nóng, rét hại…
TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS xây dựng cấu trúc, logic, nội dung của bài trình bày.
TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao.
TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS trao đổi, thảo luận và thống nhất trong nhóm.
HS phát biểu kết luận vấn đề: thể hiện qua sản phẩm của dự án.
TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: thể hiện qua sản phẩm của dự án.
TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: thể hiện qua sản phẩm của dự án.
Hoạt động 5: Luyện tập – Vận dụng (15 phút)
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau:
1. Có một chảo dầu bắt lửa trong một khu bếp không có bình chữa cháy. Theo em người đầu bếp cần làm gì để dập tắt ngọn lửa? Giải thích cách làm đó.
2. Năm 1772, Josseph Prestley làm thí nghiệm như sau: đặt chậu cây vào trong một chuông thuỷ tinh và để con chuột vào trong một chiếc chuông khác. Sau một thời gian, ông nhận thấy cây và chuột đều chết. Nhưng nếu để chung chuột và cây trong cùng một chiếc chuông thì chúng đều sống. Hãy giải thích hiện tượng này.
Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động: Hoạt động 5 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề: - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cháy và nguyên nhân phát sinh sự cháy. - Sản phẩm của quá trình hô hấp tạo ra CO2, sản phẩm của quá trình quang hợp tạo ra O2. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề: - Có những biện pháp nào để dập tắt đám cháy? - Tỉ lệ phần trăm về thể tích oxi trong không khí là bao nhiêu? TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ: - Có thể dập tắt đám cháy bằng cách cách li chất cháy với oxi. - Lượng không khí mỗi người lớn cần dùng cho mỗi giờ là 0,5/3 (m3). Một ngày người ấy cần (0,5.24)/3 (m3) thể tích không khí ; và (0,5.24)/(3.5) (m3) thể tích khí oxi. |
2.5.4.2. Ví dụ minh hoạ về việc thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề 4: Dẫn xuất hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng
CHỦ ĐỀ: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON VÀ NGUỒN DINH DƯỠNG (5 tiết)
I. Lí do lựa chọn chủ đề
Thực phẩm, dược phẩm và nguồn dinh dưỡng là những kiến thức quan trọng trong đời sống hàng ngày của tất cả mọi người. Hiểu cách chế biến, bảo quản thức ăn sao cho đảm bảo dinh dưỡng và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ lượng - đủ chất cũng là kĩ năng thiết yếu với mọi lứa tuổi, đặc biết là ở lứa tuổi thiếu niên. Thông qua chủ đề này, học sinh sẽ tìm hiểu về tính chất của một số nhóm dẫn xuất hiđrocacbon thiết yếu, thường có mặt trong thức ăn (Hóa học), cách chúng cung cấp dinh dưỡng hoặc được chuyển hóa thành năng lượng khi hấp thụ vào cơ thể (Sinh học), từ đó học sinh có ý thức sử dụng, bảo quản đồ ăn phù hợp và chủ động (Công nghệ).
Nội dung | Câu hỏi cốt lõi | ||
1. Chất béo | - Chất béo có ở đâu? Trong đời sống có những loại chất béo nào? (Dầu thực vật và mỡ động vật) - Làm thế nào để nhận biết chất béo với các chất khác dựa vào trạng thái tồn tại, tính tan, mùi vị? - Phân tử chất béo gồm những thành phần nào? - Chất béo có những tính chất hóa học quan trọng nào? Các tính chất đó có ý nghĩa như thế nào trong công nghiệp sản xuất? - Sử dụng, bảo quản chất béo như thế nào là đúng? | ||
2. Glucozơ – Saccarozơ | - Glucozơ và saccarozơ là gì? Chúng thường có ở sản phẩm nào? - Tính chất hóa học điển hình của glucozơ và saccarozơ là gì? Dùng tính chất nào để phân biệt 2 chất trên? - Glucozơ và saccarozơ có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? - Đường được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào? |
3. Tinh bột – Xenlulozơ | - Tinh bột và xenlulozơ có ở đâu trong tự nhiên? Chúng giống, khác nhau thế nào về mạch của phân tử và tính chất vật lý? - Tinh bột và xenlulozơ có tính chất hóa học quan trọng nào? Làm thế nào để xác định tinh bột có trong thức phẩm? - Tinh bột và xenlulozơ có ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất? | ||
4. Protein | - Trong tự nhiên, protein có ở đâu? - Phân tử protein chứa những nguyên tố nào? Có cấu tạo mạch như thế nào? - Protein có tính chất nào quan trọng? Ứng dụng tính chất đó để nhận biết protein trong thức ăn như thế nào? - Trong công nghiệp protein có ứng dụng gì? - Protein có vai trò gì với cơ thể? Lựa chọn và chế biến thức ăn như thế nào để lượng protein hấp thụ được nhiều? | ||
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp dạy học: nhóm chuyên gia, vấn đáp-tìm tòi, trực quan. - Kĩ thuật dạy học: K-W-L, sơ đồ tư duy. V. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Bài giảng điện tử (Powerpoint). - Phiếu học tập, bảng kiểm cho các nhóm. - Bảng phụ cho 4 nhóm, bút dạ. - 1 khay thí nghiệm gồm: 3 ống nghiệm hoặc cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, kẹp gỗ; dầu ăn, nước cất, xăng. - 4 khay thí nghiệm gồm: ống nghiệm sạch, cốc thủy tinh, đèn cồn, kiềng sắt, kẹp ống nghiệm, dung dịch glucozơ 5%, dung dịch NH3, dung dịch AgNO3, nhiệt kế; 1 phích đựng nước nóng. - 4 khay thí nghiệm gồm: 1 lát xoài (hoặc đu đủ, chuối) xanh, 1 lát xoài chín, dung dịch iot bão hòa (hoặc thuốc betadine), ống hút hóa chất, đế sứ. - Ảnh các ứng dụng của glucozơ và saccarozơ in cỡ A4, nam châm. 2. Học sinh - Thiết bị điện tử có thể truy cập mạng internet. - Đọc trước các nội dung bài học. - Thực hiện nhiệm vụ học tập được giao theo 4 nhóm, báo cáo ở tiết 2 của nội dung 2. VI. Tiến trình dạy học Nội dung 1: Chất béo Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - GV chiếu các câu hỏi (hình ảnh) lên màn hình, yêu cầu HS tìm ra sự vật hoặc hành động khác biệt nhất trong mỗi dãy cho sẵn sau đây: Dãy 1: ép cam, ép dứa, ép cà chua, ép hạt lạc. Dãy 2: mầm rau cải, búp măng non, thịt ba chỉ, súp lơ xanh. |
Dãy 3: ô-liu, khoai lang, ngô, chanh.
- HS đưa ra đáp án và giải thích: dãy 1- ép hạt lạc, dãy 2- thịt ba chỉ, dãy 3- ô-liu.
- GV hỏi: Các từ vừa nêu đều liên quan đến một loại chất; vậy đó là loại chất nào?
HS đưa ra dự đoán, GV dẫn vào bài.
Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:
- TC1: HS phát hiện vấn đề các sự vật và hành động có sự khác nhau
+ Ép hạt lạc dầu thực vật
+ Ép thịt ba chỉ mỡ lợn
+ Ép ô-liu dầu thực vật
- TC2: HS nêu vấn đề, trả lời câu hỏi của GV
+ Các từ vừa nêu liên quan đến chất béo
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức trọng tâm
2.1. Tìm hiểu về chất béo có ở đâu và có những tính chất vật lý quan trọng nào? (12 phút)
- GV tổ chức thảo luận nhóm:
+ Chiếu yêu cầu về nội dung và trình bày lên màn hình:
Thảo luận và trả lời 3 câu hỏi:
1. Trong tự nhiên, chất béo có ở đâu? Nêu một vài ví dụ.
2. Chia các ví dụ về chất béo đã nêu thành 2 nhóm dựa vào nguồn gốc của chúng.
3. Nêu các tính chất vật lý của chất béo về: khối lượng riêng (so với nước) và tính tan trong các dung môi.
HS có thể đưa ra đa dạng các cách trình bày: theo sơ đồ phân loại, biểu đồ so sánh (ví dụ biểu đồ cánh bướm), kẻ bảng,…
+ Chia bảng phụ có nội dung phiếu học tập số 1 về các nhóm.
Nhóm: … Lớp: …
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TÌM HIỂU VỀ CHẤT BÉO
(phần trình bày của HS)
+ GV tổ chức cho HS thảo luận trong 3 phút.
- GV lựa chọn bảng phụ của một nhóm để nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kiến thức.
- GV yêu cầu HS đề xuất cách nhận biết 3 chất lỏng, sử dụng các tính chất vật lý: dầu ăn, nước và xăng. HS thảo luận theo nhóm 4 người trong 1 phút, sau đó đại diện 1 – 2 HS lên biểu diễn thí nghiệm trên dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị.
2.2. Tìm hiểu về thành phần và cấu tạo phân tử chất béo (5 phút)
- GV chiếu hình ảnh phân tử tristearin và đưa ra câu hỏi trắc nghiệm để HS lập luận, đưa ra câu trả lời.
Phân tích sự phát triển của các tiêu chí của NLVDKTKN: Hoạt động này phát triển các TC 4, 5, 6, 7 - Lập kế hoạch và lựa chọn phương án tiến hành thí nghiệm hoặc GV giới thiệu thí nghiệm - Viết phương trình hoá học - Rút ra kết luận và đánh giá - Tiến hành thí nghiệm chất béo + dd NaOH - Đưa ra khái niệm phản ứng xà phòng hoá, thành phần chính của xà phòng là axit béo phát triển tiêu chí 7 là kiến tạo tri thức mới có ý nghĩa. |
2.4. Tìm hiểu các ứng dụng của chất béo (7 phút)
- GV chiếu lên màn hình một số hình ảnh minh họa cho ứng dụng của chất béo.
chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy A2 và bút cho các nhóm.
yêu cầu: HS quan sát tranh, trong 90 giây viết nhanh các ứng dụng của chất béo vào giấy.
- HS lắng nghe nhiệm vụ, nhận giấy- bút và tham gia trả lời theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đổi phiếu trả lời và đánh giá chéo, GV phân tích vai trò, ứng dụng của chất béo trong từng hình ảnh, gồm:
+ Làm thức ăn.
+ Sản xuất xà phòng.
+ Sản xuất bơ thực vật.
+ Với cơ thể động vật: giúp giữ nhiệt, cung cấp và tích trữ năng lượng, giúp hấp thu một số vitamin không tan trong nước (A, D, E, K, …), cấu tạo nên màng tế bào.
- GV tổng kết điểm đạt được của các nhóm dựa vào số ứng dụng đúng mà các nhóm nêu được.