KẾT LUẬN
1. Tương tác thể loại là một phương diện hết sức sinh động và giàu ý nghĩa trong văn học hôm nay. Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong thế động, trong sự vận động đầy sáng tạo của nó. Tiếp cận ở hướng này quả thực cho ta nhiều điều thú vị bên cạnh những cách tiếp cận văn học thiên về thế tĩnh - tiếp cận văn học trong sự kết tinh của trường phái, trào lưu, phong cách,…
2. Nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận mối tương quan như một mệnh đề giữa thể loại và bức chân dung văn học: cấu trúc thể loại cùng sự tương tác, vận động và biến đổi của nó là một phương diện quan trọng bộc lộ quan niệm văn học và đặc điểm tư duy nghệ thuật của thời đại. Quan điểm trên vừa khắc phục cách nhìn văn học trong thế tĩnh, vừa là cơ sở để thấy được mối tương quan - kế thừa và phát triển giữa các giai đoạn văn học. Mỗi giai đoạn văn học với những đặc điểm xã hội - lịch sử, quan điểm thẩm mĩ,… khác nhau sẽ hình thành hệ thống thể loại cùng các mối quan hệ tương tác khác nhau. Thể loại vừa là “cái trí nhớ siêu cá nhân của nhân loại” với những mô chuẩn, những mã quy ước, những hạt nhân di truyền cố hữu của nó lại vừa luôn luôn nỗ lực tương tác, biến đổi, tự làm mới mình. Ổn định và biến đổi, bất biến và khả biến; những đặc tính có vẻ đối nghịch nhau ấy lại tồn tại đồng thời như những đặc tính của thể loại và đó cũng chính là phương thức để mỗi thể loại sinh tồn cùng cuộc sống vốn luôn luôn vận động này. Do vậy, tương tác thể loại là cách thức để văn học vận động, đổi mới và phát triển. Mỗi thể loại, trong những giai đoạn văn học khác nhau, có đầy đủ phẩm chất năng động và nhạy bén để tìm đến với những chiều tương tác khác nhau. Tương tác thể loại do vậy cũng sẽ là góc độ để lí giải về sự tồn vong của mỗi thể loại, đồng thời cũng lí giải về sự sinh thành của những biến thể thể loại khác nhau tương ứng với những thời đại văn học khác nhau. Rò ràng, đây là hướng nghiên cứu văn học từ trong cấu trúc nội tại của đối tượng: từ chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể thể loại, chỉnh thể các thể loại của một giai đoạn văn học. M. Bakhtin gọi đó là sự kiện trung tâm, là nhân vật chính của tấn kịch phát triển văn học.
3. Nhìn về sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, phần nào cho chúng ta thấy được mô hình thể loại cùng những yếu tố cốt lòi của một giai đoạn văn học: văn xuôi lên ngôi, tư duy tiểu thuyết chiếm lĩnh văn đàn. Nói một cách hình tượng: trong logic vận động của thể loại, thành quả gặt hái của văn xuôi giai đoạn này được chia làm hai mùa: mùa đầu thuộc về tiểu thuyết, mùa thứ hai mới là mùa của truyện ngắn. Tiểu thuyết và truyện ngắn do vậy trở thành nơi quy tụ các mối quan hệ tương tác của văn xuôi nói riêng, văn học giai đoạn này nói chung. Đây là cơ sở để luận án lựa chọn việc nghiên cứu tương tác thể loại của văn xuôi giai đoạn này từ hai góc độ: nhìn từ tiểu thuyết (chương 1), góc nhìn từ truyện ngắn (chương 2). Từ hai thể loại chủ đạo trên, có thể thấy một đặc điểm: chưa bao giờ văn xuôi Việt Nam lại có nhiều quan hệ tương tác, nhiều cấp độ tương tác, nhiều kiểu tương tác như giai đoạn này. Bên cạnh các mối tương tác trong hệ thống, tương tác đồng đại: tương tác giữa tiểu thuyết - truyện ngắn, tương tác giữa phóng sự - tiểu thuyết, kịch - tiểu thuyết,… văn xuôi còn vươn đến các mối quan hệ ngoài hệ thống, tương tác lịch đại: tương tác giữa huyền thoại và truyện ngắn, huyền thoại và tiểu thuyết, tương tác giữa nguồn mạch trữ tình với truyện ngắn,… Bên cạnh cấp độ tương tác loại - thể, tương tác giữa kịch và tiểu thuyết, kí và tiểu thuyết, trữ tình và truyện ngắn; còn có cấp độ tương tác thể - thể, tương tác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn, tương tác giữa thơ ca và truyện ngắn, tương tác giữa phóng sự và tiểu thuyết,… Xét về các kiểu tương tác, bên cạnh kiểu tương tác tổng hợp: tổng hợp kí - tiểu thuyết, tiểu thuyết - kí; tiểu thuyết - kịch, kịch - tiểu thuyết; tiểu thuyết - truyện ngắn, truyện ngắn - tiểu thuyết,… còn có kiểu tương tác tiếp sức: phóng sự, kịch - tiểu thuyết - truyện ngắn. Sự năng động tương tác thể loại đã thực sự "làm mới" rất đáng kể đối với từng thể loại. Theo cách nói của Baranop, đây là kiểu tương tác theo dạng: Khi hai người thông minh nói chuyện với nhau, mỗi người nhờ người kia mà trở nên giàu thêm nhưng cả hai không bao giờ tự xoá khuôn mặt riêng của mình. Vẫn giữ những mô chuẩn, những hạt nhân di truyền tạo nên nòng cốt của mỗi thể loại nhưng sự nỗ lực tương tác đã tạo nên nhiều biến thể khác nhau. Tương tác trong truyện ngắn là một biểu hiện đầy sinh động. Truyện
ngắn giai đoạn này biến đổi theo hai khuynh hướng, vừa mở rộng vừa thu hẹp kích cỡ thể loại: khuynh hướng giãn nở kích cỡ trong những truyện ngắn tương tác với tiểu thuyết, khuynh hướng thu hẹp kích cỡ trong những truyện ngắn tương tác với thơ và huyền thoại,… Điều đáng nói là, có tác phẩm là kết quả của một vài mối tương tác nào đó nhưng cũng có tác phẩm là kết quả của rất nhiều chiều tương tác để dung nạp vào trong cấu trúc của mình nhiều tố chất thể loại, tạo nên sự cộng hưởng, sự "vượt gộp" đáng khâm phục. Đạt được sự kết tinh ấy, có thể nói đến tiểu thuyết Tạ duy Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Vò Thị Hảo…, có thể nói đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiêu,…
4. Tương tác thể loại là một hiện tượng đem lại nhiều giá trị cho văn xuôi đương đại dân tộc. Nói cách khác, hệ quy chiếu của sự tương tác thể loại sinh động, đa chiều là những tín hiệu mới của văn xuôi.
Tín hiệu đầu tiên phải nói đến chính là sự vận động và phát triển mạnh mẽ của thể loại. Ở đây cần nhìn nhận hiệu ứng mới mẻ này trong mối tương quan so sánh. Nếu trong văn học 1945 - 1975, chất sử thi là yếu tố siêu thể loại (metagenre) thâm nhập vào mọi ngò ngách của đời sống thể loại thì sau 1975, đặc biệt là sau 1986, chất sử thi được thay bằng chất tiểu thuyết. Với chất sử thi, một trong những thể loại "đã hoàn bị", hệ thống thể loại văn học 1945 - 1975 cơ bản vẫn "thuần khiết" và đan kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, các thể loại quan hệ hài hòa: "thống nhất và thân thuộc với nhau". Nhưng với chất tiểu thuyết, ta có một bảng lược đồ thể loại hoàn toàn khác. Tiểu thuyết đã trở thành chất xúc tác "khuấy đảo" làm biến đổi sâu sắc đời sống thể loại. Thể loại mang tính mở cao, một thế giới mở trong tinh thần vận động đầy năng động của cấu trúc thể loại là tín hiệu quan trọng đầu tiên cần ghi nhận của văn xuôi giai đoạn này. Với tính động, tính mở của thể loại; chỉ trong một giai đoạn văn học ngắn chúng ta chứng kiến liên tục những cuộc tương tác theo kiểu đổi ngôi, tiếp sức. Với diễn trình tương tác như thế, từng thể loại nhờ đó mà đổi mới và phát triển. Phóng sự và kịch bao giờ cũng là những cánh chim báo bão, những thể loại đi tiên phong trong những bước chuyển của văn
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Tác Thể Loại Và Sự Đổi Mới Mạnh Mẽ Các Phương Diện Thi Pháp Thể Loại
- Những Nỗ Lực Đổi Mới Thể Loại Để Gia Tăng Điểm Nhìn Trần Thuật
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 24
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 26
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 27
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 28
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
học. Sau phóng sự, kịch và cả trường ca là tiểu thuyết. Cuộc sống đời thường sau 1975 là mảnh đất ươm mầm cho tiểu thuyết thăng hoa. Khi đã trưởng thành, tiểu thuyết đã thể hiện vai trò cột xương sống, làm một cú hích mạnh mẽ cho sự thăng hoa của truyện ngắn. Thừa hưởng thành quả từ tiểu thuyết, truyện ngắn nở rộ trong logic tương tác như thế. Do vậy, tổng kết thành tựu văn xuôi giai đoạn này, nhiều nhà nghiên cứu nói đến mùa của tiểu thuyết sau đó mới đến mùa của truyện ngắn là có căn nguyên từ logic tương tác thể loại. Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu có lẽ tiêu biểu cho diễn trình tương tác thể loại của văn xuôi giai đoạn này.
5. Cùng với sự vận động và đổi mới của thể loại là sự mở rộng chiều kích trong việc phản ánh hiện thực và con người; là sự đa dạng của nhiều phương diện thi pháp khác. Nếu mỗi thể loại là một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đời sống,..; thì với tương tác thể loại, đặc biệt với sự thống ngự của tư duy tiểu thuyết, văn xuôi đã tạo nên tổng lực, tạo nên sự đa chiều của các góc nhìn. Với các chiều tương tác sinh động đó, có thể nói đến sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi từ 1986 đến nay. Chưa bao giờ quan niệm về hiện thực và con người lại phong phú, sinh động như trong văn xuôi giai đoạn này; cũng chưa bao giờ hình tượng con người lại đa sắc và gần với đời thực như văn xuôi giai đoạn này. Quả thực, trong chiến tranh người ta đi tìm sự thống nhất thì trong đời thường người ta đi tìm sự đa dạng, phải chấp nhận sự đa dạng. Từ tư duy sử thi chuyển sang tư duy tiểu thuyết, từ giọng cao văn xuôi chuyển sang hát giọng trầm, từ sự tập trung cho cái cao cả lớn lao của "triệu sinh mệnh con người và vạn khoảnh non sông" văn xuôi chuyển sang thủ thỉ với những cung bậc đời thường của "cái tinh tế cỏ hoa". Đó là sự thay đổi hết sức tự nhiên và hợp quy luật. Bởi không thể đẽo gọt những bức tranh hiện thực cuộc sống, càng không thể đẽo gọt những kích thước mới của con người hiện đại cho vừa với những khuôn khổ thể loại chật hẹp, lạc hậu. Làm như vậy chính là cách đẽo chân cho vừa giày. Nó đồng nghĩa với việc làm nghèo đi cuộc sống và sự đa sắc vốn có của con người, cũng là làm nghèo thêm văn chương; mà văn chương vốn là lĩnh vực luôn luôn đòi hỏi sự nhạy cảm, lĩnh vực của sự sáng tạo.
6. Ở một số phương diện tương tác nhất định, chính tương tác thể loại đã đưa văn học Việt Nam tiệm cận với văn học thế giới ở tư duy thể loại. Sự tương tác giữa truyện ngắn với huyền thoại là trường hợp như thế. Sự tương tác với huyền thoại đã hình thành nên dòng truyện ngắn huyền thoại Việt Nam với những dạng thức mới: vừa trở về với folklore dân tộc vừa đến với chủ nghĩa huyền thoại phương Tây. Chiều tương tác này đã tạo nên nhiều truyện ngắn huyền thoại với những biến thể riêng: truyện ngắn giả cổ tích, truyện ngắn giả lịch sử, truyện ngắn kì ảo. Ở tiểu lưu này, có thể nhắc đến khá nhiều tên tuổi: Hòa Vang, Tạ Duy Anh, Vò Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Trung Khâu, Lưu Sơn Minh, Phạm Hải Anh, Lê minh Hà, Y Ban, Trần Chiến, Đoàn Lê, Nguyễn Hiệp, Trần Hạ Tháp, Nguyễn Văn Phú, Hà Khánh Linh, Nguyễn Tham Thiện Kế, Ngô Tự Lập, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nhật Chiêu, Phan Đức Nam, Hoàng Ngọc Thư,… Bên cạnh sự đông đảo của các tên tuổi là sự nhiều vẻ của các kiểu truyện ngắn; bên cạnh cái mới là sự kết tinh, sự đọng lại thành phong cách. Để đến nay, chúng ta có thể nói đến phong cách huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp, phong cách huyền thoại Hòa Vang, phong cách kì ảo Phạm Thị Hoài, phong cách kì ảo Nhật Chiêu, phong cách kì ảo Vò Thị Hảo,… Diễn trình vận động, biến đổi, trưởng thành của tiểu thuyết lịch sử cũng sinh động và thú vị như thế. Vẫn còn những thử nghiệm tương tác thể loại đang tiếp diễn cùng hành trình của văn xuôi.
7. Tương tác thể loại là góc nhìn mới mẻ nhưng cũng đầy thú vị trong việc nghiên cứu văn học hiện đại. Bằng góc nhìn này, luận án đã tìm lối đi riêng để đem lại những kết quả mới trong nghiên cứu văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay. Song, không phải tất cả mọi thứ liên quan đến tương tác thể loại đều đã được giải quyết rốt ráo. Tương tác thể loại là một vấn đề lớn, lớn hơn nhiều so với khuôn khổ một luận án. Ví như, tương tác thể loại là sự tác động qua lại lẫn nhau, đặt vấn đề nghiên cứu tương tác thể loại trong văn xuôi, luận án mới chỉ nhìn tương tác ở chiều văn xuôi mà chưa có điều kiện nhìn ở chiều ngược lại, chiều của thơ ca. Vấn đề tương tác trong thơ chắc chắn sẽ thú vị không kém so với tương tác trong văn xuôi. Luận án cũng chưa có điều kiện quan tâm rộng hơn về quan hệ tương tác giữa các thể loại
văn học với các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc,… Tương tác thể loại và liên văn bản là hai vấn đề mới, gần gũi nhau nhưng cũng chưa được bàn đến trong khuôn khổ của đề tài. Ở góc nhìn tương tác, văn học là thế giới mở, thế giới của sự vận động, đổi mới, sáng tạo; trong sự sinh thành từng ngày của văn học, "cuộc đấu tranh sâu sắc và mang tính lịch sử " chắc chắn sẽ còn đem lại nhiều vấn đề mới cho văn học. Đi sâu nghiên cứu tương tác thể loại trong từng tác giả, tác phẩm cũng là hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả khoa học. Đó thực sự là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để góp thêm một góc nhìn trong việc nghiên cứu văn học.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Viết Thiện, Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay (khảo sát Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Huế, 2006
2. Trần Viết Thiện, Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp - chiều tương tác độc đáo, Tạp chí Sông Hương, số 216, tháng 02/2007
3. Trần Viết Thiện, Tư duy tiểu thuyết và cái nhìn về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 05/2007
4. Trần Viết Thiện, Sự trĩu nặng trong dung lượng và tư duy tiểu thuyết của truyện ngắn Phiên chợ Giát, Chuyên san KHXH, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, số 06, tháng 12/2007
5. Trần Viết Thiện, Diện mạo văn xuôi từ 1986 đến nay - nhìn từ tương tác thể loại,
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Tp HCM, số tháng 09/2007
6. Trần Viết Thiện, Văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay từ hướng nhìn tương tác thể loại, Bình luận văn học, NXB Văn hoá Sài gòn, TP HCM, 2007
7. Trần Viết Thiện (Nguyễn Thành Thi chủ biên), Tư liệu văn học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008
8. Trần Viết Thiện, Truyện ngắn trong tiểu thuyết sau 1986 - một mối tương tác thông minh, Bình luận văn học - NXB Văn hoá Sài gòn, TP HCM, 2009
9. Trần Viết Thiện, Yếu tố kì ảo và yếu tố lịch sử - chiều tương tác đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay, Tạp chí Khoa học số 05, Trường CĐSP Nha Trang, Nha Trang, tháng 01/2010
10. Trần Viết Thiện, Nguyễn Khải - người giữ hồn thiêng của văn hoá Hà Thành, Văn hoá, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2010
11. Trần Viết Thiện, Một ngả rẽ thú vị của truyện ngắn đương đại Việt Nam, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sài Gòn, TP HCM, 2011
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Hoài Anh (2006), Tuyển tập truyện lịch sử, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Hoài Anh (2007), Xác và hồn của tiểu thuyết, NXB Văn học, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
5. Tạ Duy Anh (2004), "Motip "tội ác và trừng phạt" sẽ còn ám ảnh các nhà văn", evan.com.
6. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
7. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
8. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Tạ Duy Anh (2008), Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
10. Tạ Duy Anh (2008), Ba đào kí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
11. Tạ Duy Anh (2008), Những giấc mơ của tôi, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
13. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
14. Vũ Tuấn Anh (1991), "Tư duy nghiên cứu văn học những năm gần đây trước yêu cầu đổi mới", Văn học (5).
15. Vũ Tuấn Anh (1996), "Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại", Văn học (9).
16. Dương Kì Anh (2008), Còi ta bà, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
17. Trần Thị An (2007), "Tín ngướng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn",
Nghiên cứu văn học (6).
18. Lại Nguyên Ân (1987), "Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu" ,
Văn học, (3).
19. Lại Nguyên Ân (1992), "Thần thoại văn học, văn học huyền thoại" , Văn học, (3).
20. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, NXB Văn học, Hà Nội.
21. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.