Các phiếu khảo sát này s phục vụ cho các giáo viên bộ môn của lớp học trong việc điều tra phong cách học của học sinh, giúp cho việc định hướng xây dựng kế hoạch dạy học của từng kỳ học và năm học.
Thông qua phiếu điều tra, cán bộ quản lý gián tiếp góp phần xây dựng mối liên hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc phối hợp giáo dục học sinh nói chung và giáo dục KNS cho các em.
Bên cạnh lý lịch cụ thể của từng học sinh, GVCN có thể đi gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ của các em học sinh để nắm bắt tình hình của một số em học sinh trong lớp (như học sinh học giỏi chăm ngoan, học sinh học kém, học sinh có đời sống khó khăn, có gia đình khiếm khuyết,…). GVCN tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập trên lớp của từng em học sinh thông qua các bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh ở các năm trước thông qua sổ học bạ nhà trường và phiếu liên lạc học sinh. GVCN có thể trao đổi trò chuyện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với các em học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể trong KTX, hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong các buổi tự quản trong KTX. Thăm hỏi các gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh người dân tộc thiểu số ít người, trò chuyện với phụ huynh học sinh để tìm hiểu kỹ hơn tính cách, năng lực sở trường, điểm hạn chế của các em học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực cho các em. Kết hợp với hội cha mẹ học sinh trong lớp trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm để tìm hiểu và cập nhật thông tin về học sinh lớp mình.
Thứ hai, lựa chọn nội dung giáo dục KNS cho các em học sinh phù hợp với từng độ tuổi, từng lớp học, xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Ở trong môi trường của trường dân tộc nội trú, các em học sinh được học tập và sinh hoạt và sống trong một bầu không khí thân thương, gần gũi như ở trong một đại gia đình, điều đó s góp phần giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, và đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục. Nơi đó trường học và các lớp học được các em học sinh coi như mái nhà chung, ngôi nhà thứ hai của chính các em và các em thấy được mỗi ngày đến lớp học là một ngày vui, tự mỗi em học sinh s cảm nhận được điều đó để thêm yêu nhà trường, yêu lớp học, gắn bó với ngôi nhà chung là trường dân tộc nội trú. Lớp học thân thiện của GVCN tâm huyết s phát huy được
tính tích cực cuả các em học sinh, từ đó tăng cường giáo dục các KNS cho các em. Trong môi trường phát triển hài hòa và toàn diện đó, các em học sinh s có hứng thú học tập, tự biết rèn luyện kĩ năng sống và phương pháp học tập, trong đó các em s phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo.
Từ việc khảo sát đối tượng học sinh, nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp. Với các lớp 6 mới tựu trường, học sinh ở vùng sâu vùng xa, các KNS được lựa chọn thường là kĩ năng giao tiếp ứng xử thân thiện, thể hiện có văn hoá, kỹ năng làm chủ bản thân không nghe lời rủ rê bỏ học, kĩ năng mạnh dạn, tự tin. Với các lớp 7, 8, 9 có học sinh ở khu vực thị trấn,GVCN phải chú trọng đến các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, kĩ năng tự khẳng định mình, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xác định mục tiêu...Từ đó, giúp các em HS tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
Thứ ba, GVCN phải xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, hình thức giờ sinh hoạt lớp, đưa các hoạt động giáo dục KNS thích hợp vào giờ sinh hoạt lớp, tổ chức tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả. Nhà trường phải yêu cầu GVCN lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết, cụ thể, rõ ràng trên cơ sở điều tra tình hình lớp học. Nhiệm vụ của GVCN là xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm lớp cho từng tuần, từng tháng và cả năm học dựa trên cơ sở kế hoạch chung của bộ phận chuyên môn và của nhà trường. Trong quá trình xây dựng và lập kế hoạch s giúp cho GVCN có cái nhìn tổng thể, bao quát trong công tác chủ nhiệm lớp. Trong kế hoạch chủ nhiệm lớp, GVCN cần xác định cụ thể các mục tiêu, các chỉ tiêu, các mặt giáo dục học sinh theo từng tuần, từng tháng, từng quý, theo học kỳ và cả năm học để từ đó đề ra được những biện pháp cụ thể nhắm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch hoạt động của GVCN lớp phải được thông qua và quán triệt đến tất cả các bậc phụ huynh học sinh trong các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Tiếp sau đó là khi kết thúc một học kỳ, GVCN đều phải tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm cho từng nội dung cụ thể và xây dựng phương hướng hoạt động tiếp theo s diễn ra trong học kỳ hai.
Trường PTDTNT THCS Thanh sơn đã ban hành văn bản yêu cầu GVCN lớp
trong quá trình xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, phải đưa kế hoạch giáo dục KNS vào cho từng tuần, từng tháng để đảm bảo nội dung giáo dục KNS của GVCN. Trong đó, nhà trường yêu cầu GVCN lớp phải thường xuyên thay đổi các nội dung và hình thức sinh hoạt lớp, trong đó yêu cầu mỗi tháng phải tổ chức ít nhất 1 lần hoạt động GD KNS cho các em học sinh. Lãnh đạo nhà trường s duyệt bản kế hoạch của GVCN và cử đội ngũ giám sát thường xuyên theo dõi nội dung kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GVCN lớp.
Là một trường chuyên biệt ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên đối tượng phụ huynh khá đa dạng. Có một số phụ huynh học sinh trình độ văn hóa còn thấp, thậm chí còn chưa thông thạo tiếng phổ thông nên sự hiểu biết còn hạn chế, lại sinh sống ở những vùng còn lạc hậu và nặng nề về các hủ tục mê tín dị đoan, nên phụ huynh chưa có sự quan tâm đến việc học hành và sự phát triển tâm sinh lý của con em mình. Mốt số gia đình các em học sinh còn có điều kiện kinh tế vất vả, khó khăn, cha mẹ thường xuyên vắng nhà đi làm thuê, làm mướn, đi làm ăn xa cho nên học không có điều kiện chăm lo quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức cho các em học sinh mà phó mặc cho các em ăn ở trong KTX nhà trường và GVCN dạy dỗ, dẫn đến công tác phối kết hợp giữa GVCN và gia đình còn gặp không ít khó khăn và hạn chế. Do đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm phải lưu tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng học sinh trong các gia đình có trình độ văn hoá thấp này vì vừa phải giáo dục cho học sinh đồng thời phải tuyên truyền đến phụ huynh. Và cũng nhờ vào các hoạt động này cùng với sự tin tưởng và s chia của thầy cô GVCN mà các em s có được niềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển nhân cách.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Các Hoạt Động Gd Kĩ Năng Sống Cho Hs Thông Qua Hđ Gd Ngoài Giờ Lên Lớp Do Tổ Chức Đoàn, Đội Phối Hợp Với Các Lực Lượng Đã Thực
- Tổ Chức Nâng Cao Nhận Thức Cho Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Và Nhân Viên Nhà Trường Về Tầm Quan Trọng Và Sự Cần Thiết Phải Giáo Dục Kns Và Quản Lý
- Chỉ Đạo Tích Hợp Giáo Dục Kĩ Năng Sống Vào Các Môn Học Để Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Học Sinh Dân Tộc Của Trường Ptdtnt Thcs Thanh Sơn
- Phối Hợp Các Lực Lượng Giáo Dục Khác Tham Gia Tổ Chức Thực Hiện Các Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Giáo Dục Kns Được Đề Xuất
- Đối Với Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Thứ tư. Nhà trường phải nghiên cứu, tổ chức thí điểm giờ sinh hoạt lớp có giáo dục KNS và coi đó như một hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt: Trong số những GVCN suất sắc của trường, s chọn một số giáo viên chủ nhiệm tiên phong đi đầu trong việc giáo dục KNS để thực nghiệm các giờ sinh hoạt lớp có thực hiện giáo dục KNS cho các giáo viên trong nhà trường trực tiếp được trải nghiệm và học tập trong công tác chủ nghiệm lớp kết hợp việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.
Thứ năm, quản lý chặt chẽ việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục hướng nghiệp. GVCN phải phối hợp hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường và giáo viên bộ môn trong giáo dục KNS cho các em HS. Nhà trường phân công một đồng chí lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Theo dõi việc tổ chức thực hiện của GVCN theo kế hoạch đã được duyệt. Hàng tháng, nhà trường tổ chức họp GV chủ nhiệm lớp để gặp gỡ GVCN, nghe ý kiến phản hồi của GVCN về công tác giao dục và GDKNS cho các em, lắng nghe tâm tư của GVCN khi đi trực KTX vào buổi tối để quản lý học sinh… từ đó trực tiếp rà soát việc thực hiện GD KNS của GVCN theo kế hoạch đã ban hành và kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khi thấy cần thiết.
Để quản lí và giáo dục học sinh chặt ch , giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt ch với tổ chức Đoàn - Đội - Sao nhi đồng, ban Hoạt động GDNGLL, giáo dục hướng nghiệp, tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường như: tổ chức các hoạt động 26/3; kỷ niệm ngày 20/11, Ngày sách Việt Nam…thăm quan các làng nghề truyền thống, trải nghiệm học các nghề phổ thông cần thiết phục vụ cho cuộc sống: Nấu ăn, nghề điện… thông qua các hoạt động này GVCN có thể dễ dàng giáo dục KNS cho HS.
Thứ sáu, xây dựng mối quan hệ phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh: Trong môi trường giáo dục chuyên biệt là trường dân tộc nội trú, GVCN cần phải xây dựng cho được các mối quan hệ giữa thầy và trò, trò với trò, thầy với phụ huynh, mối quan hệ: Gia đình - Nhà trường - Xã hội ... . Giáo dục cũng giống như một mạng lưới các mối quan hệ, nó đòi hỏi tất cả mọi người phải phối hợp với nhau để tạo ra kết quả tốt nhất.
GVCN cần linh hoạt khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề của học sinh trong lớp. Việc sử dụng các biện pháp giải quyết những vấn đề này cũng phải linh hoạt: Có khi sử dụng biện pháp mệnh lệnh, hành chính, tuân thủ kỷ luật của trường lớp, nhưng cũng có lúc sử dụng liệu pháp tâm lý, khen ngợi, khích lệ, động viên, tư vấn, tuyên truyền vận động.
Thứ bảy, BGH nhà trường nghiên cứu để tổ chức những cuộc hội thảo về hoạt động giáo dục KNS trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. GVCN góp phần hướng dẫn và
đào tạo các em học sinh thành “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Vì vậy, GVCN phải thường xuyên được tham gia các khóa bồi dưỡng, các cuộc hội thảo về GD KNS, từ đó tốn đầu tư, vận dụng và linh hoạt thay đổi nhiều biện pháp GD KNS để giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản ở môi trường THCS mà cụ thể hơn là ở lớp cuối cấp, đặt nền móng cho các em chuẩn bị bước sang môi trường tự lập của lớp đầu tiên của bậc THPT.
Nhà trường cùng khuyến khích những giáo viên và GVCN thực hiện tốt các hoạt động giáo dục KNS viết sáng kiến kinh nghiệm, các báo cáo khoa học nêu rõ những biện pháp, cách thức cũng như hiệu quả thực hiện để mọi người cũng nhau rút kinh nghiệm học tập.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo điều lệ trường THCS và các nhiệm vụ cụ thể của GVCN ở trường PTDTNT THCS theo quy định [13].
Duy trì sự kết hợp chặt ch giữa nhà trường và gia đình trong việc phối hợp thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về chính sách, cũng như cơ sở vật chất thuận lợi giúp giáo viên có điều kiện tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, cũng như công tác giáo dục KNS cho học sinh.
Nhà trường ghi nhận thành tích và kịp thời có những hình thức khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm thực sự có nhiều cố gắng trong việc giáo dục KNS cho học sinh.
3.2.4. Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
GD KNS phải được tiến hành thống nhất, đồng bộ khắp mọi lúc, mọi nơi. Phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong GD KNS cho HS là điều kiện thành công của GD KNS cho HS. Phát huy và khai thác thế mạnh của hoạt động Đoàn - Đội để thực hiện GDKNS cho học sinh. GDKNS thông qua hoạt động Đoàn
– Đội mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo của học sinh.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Trong xã hội hiện đại ngày nay, giáo dục thế hệ trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, để xây dựng nên những thế hệ trẻ vững vàng về bản lĩnh, tư tưởng chính trị, lối sống văn hóa, đạo đức tốt, có tinh thần sống vì cộng đồng; góp sức trẻ của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi trong khối trường học mà các cấp bộ Đoàn, nhà trường, gia đình và xã hội phải chung tay gánh vác.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh thiếu niên Việt Nam. Tổ chức Đoàn – Đội luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực tham gia học tập, lao động và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với các lực lượng xã hội khác, Tổ chức Đoàn – Đội có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục của xã hội và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổ chức Đoàn- Đội luôn nâng cao trách nhiệm, vai trò, sự phối hợp hiệu quả của ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, KNS, văn hóa ứng xử; triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các hoạt động giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh trong trường học thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, Đội.
Vì vậy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn cần phải phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để tổ chức Đoàn - Đội hoạt động phối hợp với BGH nhà trường trong hoạt động GD KNS cho HS được thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức; định kỳ kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình phối hợp GD KNS, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ GD KNS phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức Đoàn – Đội là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục KNS và đặc biệt là giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tế, hiện nay HS đang phải đương đầu với những vấn đề chủ yếu: Những khó khăn, thách thức trong cuộc
sống, những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, nghiện các loại hình văn hóa ảo có hại như game online hoặc những hạn chế KNS, kĩ năng thực hành, có thể các em rất giỏi kiến thức xã hội, giỏi các môn tự nhiên nhưng khi được giao việc cụ thể, tham gia tranh luận một vấn đề thì trở nên lúng túng. Để vượt qua được những vấn đề trên, học sinh cần phải được cung cấp thông tin, kiến thức, học hỏi để có những KNS cần thiết. Đó là biết cách giao tiếp, ứng xử, phải biết đánh giá bản thân, biết xác định giá trị để đạt mục tiêu cho từng giai đoạn của cuộc sống để ứng phó với những thách thức của cuộc sống. Thông qua tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường s là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện KNS và tự khẳng định mình.
Do đó, Chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường và mọi tổ chức trong nhà trường... cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tổ chức Đoàn - Đội hoạt động. Những năm qua, thực hiện các mô hình, chương trình chăm lo, giáo dục kỹ năng sống của tổ chức Đoàn – Đội nhà trường: như thành lập câu lạc bộ Thắp sáng ước mơ, tổ chức Ngày hội Khi tôi 15, triển khai cuộc vận động “ Tôi yêu tổ quốc tôi”, tham gia thắp nến tri ân; vệ sinh và thắp hương nghĩa trang liệt sĩ huyện; tham gia các hoạt động Về nguồn ở những khu di tích lịch sử ... đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho HS nhà trường được giáo dục về truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức và hướng tới rèn luyện kỹ năng sống cũng như định hướng về tư duy, lối sống tích cực. Thứ nhất, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp GDKNS thông qua hoạt động Đoàn - Đội cho GV, cán bộ và các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh: Nhà trường hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động đoàn thể; có năng lực tổ chức, hình thức khá, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích hoạt động, tâm huyết, khoan dung, dễ gần, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sức khỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng huy động các
lực lượng tham gia hoạt động..
Đối với các đồng chí giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội trong nhà trường: từ cuộc họp Chi uỷ trong nhà trường đến các cuộc họp liên tịch theo ngành dọc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện đoàn, phải được quán triệt tổng thể nhiệm
vụ giáo dục KNS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong.
Thứ hai, cấp ủy nhà trường phối hợp với các đoàn thể chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong đó có nội dung giáo dục KNS: Tham mưu cho Chi bộ thông qua tổ chức Đảng chỉ đạo các hoạt động của Đoàn, Đội theo mục tiêu giáo dục của nhà trường và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Chi bộ nhà trường và Huyện đoàn cùng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh. TPT Đội bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ trong năm học của nhà trường để xây dựng bản kế hoạch tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh bao gồm các nội dung: Tên chủ điểm giáo dục, mục tiêu cần đạt, dự kiến những nội dung hoạt động GDKNS cho các em, các biện pháp, đối tượng và thời gian thực hiện cụ thể. Lựa chọn các hoạt động GD KNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em HS với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.
BGH nhà trường chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDKNS của tổ chức Đoàn – Đội về cả nội dung và hình thức hoạt động đối với đội ngũ thực hiện chương trình là một nội dung quan trọng.
Thứ ba, lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS trong năm học của tổ chức Đoàn - Đội trên cơ sở thực tế nhà trường. Các nội dung giáo dục KNS là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và phù hợp với đặc điểm về tâm sinh lý của từng lứa tuổi, dân tộc và phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường. GD KNS cho thanh thiếu niên – HS nhà trường để giúp các em ý thức được giá trị của bản thân trong những mối quan hệ; hiểu về thể chất, tinh thần; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa…
Tổ chức Đoàn - Đội nhà trường thông qua nhiều hình thức hoạt động như: Tổ chức các phong trào hoạt động tập thể, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập, định hướng nghề nghiệp, giao lưu - kết nghĩa các câu lạc bộ văn nghệ - thể thao trong và ngoài nhà trường, các buổi ngoại khóa về giáo dục KNS, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nói không với thuốc lá… góp phần đồng hành với nhà