Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường là những người nhiệt tình, sáng tạo, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường thường xuyên chú ý bồi dưỡng chuyên môn cũng như tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều giáo viên chủ động tự nguyện theo học các hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, liên thông để tự nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ.
Các em học sinh dân tộc thiểu số của trường đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ. Từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng trong KTX an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá… Đặc biệt các em đã chủ động hơn trong bày tỏ quan điểm, tự tin thể hiện khả năng của bản thân…
Từ năm 2017-2018, CB, GV nhà trường đã tham gia một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện hoạt động GDKNS như phòng chống tai nạn thương tích (tai nạn đuối nước), công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên…: Một số giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy. Công tác giáo dục kĩ năng sống được chú trọng và triển khai có hiệu quả qua từng năm học. Một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã chủ động tham gia các khóa học KNS … để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.
Ông LTN Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn cho biết: “Học sinh đang theo học tại nhà trường hầu hết là các em đều từ các thôn, bản xa đến học tập và ở bán trú tại trường, ban đầu thiếu kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề, đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Ðể giúp các em học sinh vượt qua những tự ti, mặc cảm, ngại nói, ngại tiếp xúc và hơn hết là hoàn thiện những kỹ năng sống cơ bản, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Từ những việc nhỏ như mắc màn trước khi ngủ, thể dục buổi sáng, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, tắm và giặt quần áo mỗi ngày đến những kỹ năng về giao tiếp, tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, hợp tác, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn,
ứng phó khi bị bắt nạt… Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường tích hợp vào nội dung bài học ở tất cả các môn học, trong đó chủ yếu ở các môn: văn học, giáo dục công dân, sinh học, lịch sử, địa lý; lồng ghép trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp. Kết quả chất lượng giáo dục học sinh năm học 2019 - 2020 của nhà trường có: 14,5% đạt học sinh giỏi; 55,4% đạt học lực khá; 91,5% đạt hạnh kiểm tốt. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn là các em học sinh đã tạo được mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, thích nghi với cuộc sống mới”.
2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế
Hiện nay, hiệu quả đạt được về giáo dục KNS của nhà trường vẫn còn chưa cao, vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh vẫn là vấn đề mới mẻ, nên cán bộ quản lý nhà trường vẫn chưa tìm ra phương pháp giáo dục hợp lý để xây dựng nội dung giáo dục KNS cho học sinh. Việc giáo dục KNS trong các nhà trường còn một số hạn chế, như: đa phần là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Học sinh là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, con em hộ nghèo chiếm 26%; nhiều học sinh nhận thức còn hạn chế. Cha mẹ học sinh hầu hết ở xa trường ít có điều kiện quan tâm đến con em mình. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh dời địa phương đi làm ăn xa cả năm không về giao con cho nhà trường. Mỗi khi cần phối hợp với gia đình, nhà trường gặp phải rất nhiều khó khăn, phụ huynh phó mặc hoàn toàn công tác giáo dục học sinh cho nhà trường. Bên cạnh đó nhiều học sinh có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước mà không có sự cố gắng vươn lên. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục KNS nói riêng và các mặt công tác khác của học sinh.
Nhà trường chưa có Nhà đa năng để tổ chức các hoạt động đối với loại hình trường chuyên biệt như: ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt đội, sinh hoạt nội trú. Mỗi khi gặp thời tiết không thuận lợi (những tháng mùa mưa cũng như những tháng mùa đông giá lạnh) đều phải duy trì hoạt
động trong bối cảnh như vậy. Nhà trường chưa có nhà công vụ nên một số giáo viên, nhân viên phải đi thuê nhà để ở, phần nào cũng ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ giáo viên nhân viên. Vùng tuyển sinh ngày càng thu hẹp chất lượng đầu vào lớp 6 ngày càng hạn chế.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Kns Của Học Sinh Trường Pt Dtnt Thcs Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ
- Thực Trạng Quản Lý Chương Trình, Nội Dung Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Hs Của Đội Ngũ Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Kns
- Thống Kê Các Hoạt Động Gd Kĩ Năng Sống Cho Hs Thông Qua Hđ Gd Ngoài Giờ Lên Lớp Do Tổ Chức Đoàn, Đội Phối Hợp Với Các Lực Lượng Đã Thực
- Chỉ Đạo Tích Hợp Giáo Dục Kĩ Năng Sống Vào Các Môn Học Để Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Học Sinh Dân Tộc Của Trường Ptdtnt Thcs Thanh Sơn
- Chỉ Đạo Hoạt Động Của Đoàn Thanh Niên Và Đội Thiếu Niên Tiền Phong Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Phối Hợp Các Lực Lượng Giáo Dục Khác Tham Gia Tổ Chức Thực Hiện Các Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
2.4.3. Nguyên nhân
Trường PTDTNT THCS hiện nay thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục về giáo dục KNS. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các hoạt động giáo dục KNS” song chưa có yêu cầu cụ thể và tài liệu đối với từng bộ môn, từng kĩ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh như thế nào.
Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả công tác GD KNS cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục.
Đối với đội ngũ giáo viên, mặc dù đã thực hiện hình thức dạy học lồng ghép GD KNS cho học sinh song chưa thường xuyên, chưa mang tính thực tiễn cao, hiệu quả còn hạn chế. Do áp lực của các kỳ thi, quỹ thời gian có hạn nên GV chú trọng nhiều đến việc dạy kiến thức cho HS để đáp ứng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên internet, thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi toán, tiếng Việt…nên chưa trang bị được cho các em học sinh các kĩ năng tự bảo vệ mình tránh khỏi những mối nguy hiểm đến bản thân.
Việc đánh giá về công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ... đôi khi còn hời hợt, còn mang tính chủ quan.
Việc tổ chức các hoạt động lớn GD KNS thông qua GD HĐ NGLL của hoạt động Đoàn, Đội chưa được liên tục, công tác khen thưởng ít vì kinh phí chi cho các hoạt động không đủ đáp ứng nhu cầu.
Tiểu kết chương 2
Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, nhà trường đã đưa hoạt động giáo dục KNS vào nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội, phối hợp với công đoàn, Đoàn TN, hội CMHS và các ban ngành ở địa phương như: Phòng Giáo dục, Công an, Ban chỉ huy quân sự, trung tâm y tế, Hội chữ thập đỏ, Ban an toàn giao thông… huyện Thanh Sơn và các đoàn thể của huyện như hội cựu chiến binh, huyện Đoàn, huyện hội phụ nữ… tham ra giáo dục KNS cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục KNS cho học sinh, tuy nhiên nhà trường chưa thực sự tổ chức quản lý có hiệu quả việc giáo dục KNS cho học sinh, vì vậy kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế.
Nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên và GVCN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh chưa thật sự thấu đáo. Năng lực của đội ngũ CBQL, GV tham gia thực hiện giáo dục KNS cho học sinh còn hạn chế.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS thông qua các hoạt động tích hợp trong các môn học văn hóa, thông qua hoạt động của GVCN… vẫn còn lúng túng, chưa được thực hiện tốt. Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục KNS chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện.
Cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục KNS cho học sinh chưa phù hợp.
Với thực trạng nói trên, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tổ chức QL giáo dục KNS phù hợp, mang tính khả thi để tăng hiệu quả tổ chức cũng như hiệu quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường PTDT Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÖ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÖ THỌ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thể hiện ở sự phù hợp với những quy luật khách quan tác động vào quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, của ngành và của các tổ chức quản lý cấp trên.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu yêu cầu khi đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn phải quán triệt: Nắm vững các yêu cầu của đổi mới giáo dục THCS về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sở cho việc phân tích chương trình nội dung giáo dục KNS cho học sinh. Các biện pháp quản lí phải hướng tới mục tiêu chung của nhà trường, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đối với lứa tuổi ở bậc THCS - lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực. Đặc biệt trong một môi trường xã hội vận động không ngừng như hiện nay, việc GDKNS giúp các em có sự đánh giá, nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề xã hội để có những hành vi, ứng xử thích hợp là điều hết sức cần thiết. Các biện pháp GDKNS, quản lý GDKNS của trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn phải thật sự phù hợp với lứa tuổi và sát thực tiễn, không tách rời các điều kiện của nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương, hoàn cảnh cá nhân, càng không thể tách rời các quy định của Pháp luật, của ngành, của cấp học và đặc biệt không mang tính kinh viện, suy diễn…
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng và triển khai các hoạt động quản lý GDKNS cho học sinh phải có tính sát thực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc GDKNS, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, của đất nước. Việc lựa chọn các hình thức, các phương pháp GDKNS đảm bảo sát với nhà trường, từng khối lớp và từng đối tượng HS.
Tính khả thi của các biện pháp còn dựa trên một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động triển khai thực hiện các biện pháp này. Cụ thể như:
- Các điều kiện về con người thực hiện các biện pháp, đó là đội ngũ cán bộ quản lí phải hiểu biết sâu sắc giáo dục KNS cho học sinh như nội dung, chương trình…
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quản lí và tổ chức giáo dục KNS cho học sinh phải được đảm bảo ở mức tối thiểu.
- Đội ngũ GV phải ủng hộ và có chuyên môn tổ chức các hoạt động giáo dục.
3.2. Các biện pháp
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Đội ngũ thực hiện giáo dục KNS cho học sinh là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. Thực tiễn công tác quản lý và kết quả điều tra cho thấy: nhận thức và việc xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống của một số CB-GV, CMHS, cán bộ đoàn thể xã hội chưa đầy đủ; năng lực quản lý, thực hiện giáo dục kĩ năng sống của đội ngũ CBQL-GV và các LLGD khác ở các nhà trường chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, nâng cao năng lực (nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm giáo dục kĩ năng sống; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, thực hiện) cho đội ngũ CBQL-GV và các LLGD khác s là một trong những biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh con em dân tộc thiểu số của trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn.
Qua đó giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và CMHS hiểu rõ vai trò của việc GDKNS thông qua các hoạt động giáo dục- đào tạo trong nhà trường, tầm quan trọng của KNS đối với học sinh, lợi ích đối với việc rèn luyện KNS cho học sinh.
Nhận thức đúng s tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Giúp việc đưa nội dung GDKNS vào nhà trường thuận lợi hơn.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thứ nhất, tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên học tập các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương về đổi mới hoạt động giáo dục
Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành về GDKNS. Thông qua đó làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc GDKNS cho học sinh; từng bước làm chuyển biến trong nhận thức, hành động của mọi người về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh THCS. Đặc biệt là tính hiệu quả của các KNS đối với quá trình trau dồi các kĩ năng của bản thân học sinh.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, thảo luận về các vấn đề GDKNS và quản lý GDKNS cho CB, GV-NV trong nhà trường. Cung cấp các thông tin về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… của địa phương, đất nước; trao đổi kinh nghiệm về phương thức giáo dục, quản lý GDKNS. Từ đó góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn GDKNS thông qua các hoạt động của nhà trường cho đội ngũ CBQL, GV nhất là GVCN, tổng phụ trách…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương, gắn với việc hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó phải tiếp tục học tập các nội dung của phong trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện tốt bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức theo quy định hiện hành. Luôn rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại nhà trường.
Thứ hai, triển khai thực hiện lồng ghép vào kiểm tra nhận thức, đánh giá năng lực giáo viên trong mỗi năm học. Trong các nội dung kiểm tra nhận thức, đánh giá năng lực giáo viên của nhà trường đều có nội dung về việc thực hiện giáo dục KNS, thông qua đó để CBQL phát hiện những nội dung giáo viên chưa nắm vững để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng. Đó cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng để CBQL xếp loại viên chức cuối năm của nhà trường.
Thứ ba, đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đào tạo, kĩ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên:
Đối với CBQL: Tổ chức học tập và nghiên cứu một cách sâu sắc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới nâng và cao chất lượng giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới; tổ chức phổ biến, học tập Điều lệ Trường phổ thông, Nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT, Sở GD &ĐT, của Phòng Giáo dục đến toàn thể CBQL và GV để mỗi cán bộ giáo viên hiểu được trách nhiệm của cá nhân trong việc giáo dục nói chung và GDKNS cho các em học sinh.
Đối với các tổ chuyên môn: Chỉ đạo làm điểm và giảng dạy thực nghiệm các kĩ năng tích hợp giáo dục KNS vào bài giảng theo từng phân môn, trước mắt là các môn có lợi thế như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học..Tổ chức các hoạt động thao giảng, dự giờ, thăm lớp, để giáo viên bộ môn nhận thức được hiệu quả việc dạy dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số làm cho bài giảng thêm sinh động và phong phú, giúp cho việc tiếp cận tri thức khoa học của học sinh hiệu quả và linh hoạt hơn. Từ đó, làm cho giáo viên nâng cao tinh thần nghiên cứu khoa học về KNS, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS tích hợp vào bài dạy.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường giáo dục KNS cho HS thông qua các hình thức dạy học của mình, đồng thời lồng ghép vào các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiệu phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc các văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản về GD KNS cần triển khai trong trường PTDTNT THCS.