Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Giáo Dục Kns Được Đề Xuất

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung

- Nhà trường xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động giáo dục KNS

- Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động GD KNS

- Liên tục phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường. Tiến hành công tác tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

* Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS Thanh Sơn rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức, do đó công tác kiểm tra, đánh giá cũng gắp nhiều khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS trong nhà trường thì cán bộ lãnh đạo quản lý phải tiến hành đồng bộ xây dựng nội dung các quy trình kiểm tra đánh giá như sau:

Thứ nhất, xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích: Khi tiến hành kiểm tra, người quản lý phải xây dựng được các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được dựa trên mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch đã xây dựng, lượng hoá bằng điểm hiệu quả của công việc từ đó đánh giá ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá của nhà trường phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và học sinh trong trường, sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn cụ thể để triển khai thực hiện trong nhà trường.

Thứ hai, nhà trường tổ chức việc đo lường thành tích: Để triển khai thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả cần tổ chức các lực lượng kiểm tra, để theo dõi phong trào thi đua, giám sát các nội dung hoạt động trong chương trình GD KNS. Lực lượng đó bao gồm: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực ban hàng ngày, TPT Đội, đội cờ đỏ…

Giao cho mỗi bộ phận phải tổ chức phân công công việc chặt ch từ khâu phân công trách nhiệm, đến phương pháp làm việc, bố trí thời gian trực phù hợp, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, đánh giá như: các mẫu phiếu kiểm tra, đánh giá, các câu hỏi để GV và HS trả lời, bản thu hoạch...lập bảng kế hoạch để theo dõi thi đua thường kỳ, thu thập và xử lý các nguồn thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Nhà trường phải triển khai nhiều hình thức kiểm tra, giám sát như:

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động GDKNS thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng;

- Kiểm tra các nội dung của quá trình tổ chức hoạt động GDKNS;

- Kiểm tra theo mốc định kỳ, hoặc kiểm tra bất kỳ, đột xuất vào một thời điểm;

- Kiểm tra theo thứ bậc từ trên xuống của các nhà tổ chức quản lý giáo dục;

- Kiểm tra chéo và phối kết hợp giữa các lớp và các khối học trong nhà trường.

Thứ ba, so sánh sự phù hợp của các thành tích đạt được với tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá: Đây là một trong những khâu quan trọng và cơ bản của quá trình kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là một quá trình đo lường việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công của cá nhân và tổ chức. Người tham gia vào hoạt động kiểm tra đánh giá phải xác định một cách đúng đắn giá trị của từng cá nhân, tập thể trong hoạt động GD KNS cụ thể của từng đối tượng. Trước hết phải dựa vào mục tiêu của hoạt động GD KNS trong nhà trường, những tiêu chuẩn, tiêu chí mà hội đồng sư phạm nhà trường đã bàn bạc, họp và thông qua, sau đó so sánh với hiệu quả của công việc GDKNS của GV, HS, tập thể, từ đó đánh giá kết quả hoạt động GD KNS của giáo viên, của học sinh và tập thể đã đạt ở những mức độ nào của bộ tiêu chuẩn. Qua đó, nhà lãnh đạo quản lý phát hiện những sai lệch so với tiêu chuẩn hay kết quả đạt được phù hợp chuẩn...biện pháp GDKNS nhà trường đang thực hiện đã phù hợp hay chưa phù hợp với hoạt đọng GdKNS của nhà trường...

Đối với đội ngũ GV: những kết quả đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GD KNS là một trong những tiêu chí để xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm theo quy định.

Đối với các em HS: sau mỗi tuần lên lớp và sinh hoạt tạp thể tại KTX, s có sơ kết đánh giá, nhắc nhở, khen ngợi...các em học sinh trong hoạt động GDKNS

Những kết quả rèn luyện của cá nhân và tập thể nhà trường trong hoạt động GDKNS s được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho các em học sinh, xếp loại thi đua của tập thể học sinh trong năm học.

Thứ tư, lãnh đạo quản lý ban hành các quyết định điều chỉnh: Trên cơ sở các giá trị cụ thể về GDKNS đã được hoạt động kiểm tra, giám sát khẳng định, nhà quản lý s đưa ra những quyết định điều chỉnh hoạt động GDKNS cho phù hợp với tình

hình thực tế của nhà trường: uốn nắn những sai lệch hoặc phê bình hoặc khuyến khích động viên, khen thưởng, phát huy thành tích đã đạt được trong GDKNS.

Thứ năm,tổ chức hoạt động thi đua, khen thưởng: Đây là một trong những hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu trong công tác thi đua, khen thưởng không đúng người, đúng việc thì s phản tác dụng rất lớn. Để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, nhà quản lý phải tổ chức phát động phong trào thi đua rộng rãi và có sức lan tỏa trong toàn trường, xây dựng các hình thức thi đua, danh hiệu thi đua, thành lập ban thi đua khen thưởng của nhà trường để đánh giá công tác thi đua cho giáo viên và các em học sinh trong toàn trường, tạo nên sự công bằng và động lực cho giáo viên và học sinh trong công tác thi đua khen thưởng.

Những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân giáo viên và học sinh trong nhà trường luôn phải được ghi nhận và đánh giá đúng người đúng việc, kịp thời. Được lãnh đạo nhà trường phổ biến tại các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, từ đó nhân rộng điển hình tiên tiến, tuyên truyền hình ảnh sâu rộng trong nhà trường.

Để thực hiện tốt các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong GD KNS, trước hết cần có sự tiên phong đổi mới tư duy của cán bộ quản lí. Đồng thời, cán bộ và giáo viên cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh, khen thưởng là nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo mục tiêu đề ra.

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNS được đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu ý kiến của các đối tượng tham gia hoạt động đánh giá về sự cấp thiết của các biện pháp trong GDKNS của nhà trường.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp được luận văn đề xuất.

3.3.2. Đối tượng tham gia khảo sát

Tổng số là 50 người, trong đó bao gồm:

Cán bộ quản lý: 3 người; Giáo viên: 28 người

Ban đại diện CMHS: 5 người; Cán bộ địa phương: 14 người

3.3.3. Nội dung khảo sát

- Nội dung nhận thức về mức độ cấp thiết của 6 biện pháp:

+ Rất cấp thiết

+ Cấp thiết

+ Không cấp thiết

- Nội dung đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp:

+ Rất khả thi

+ Khả thi

+ Ít khả thi.

3.3.4. Các biện pháp được khảo sát

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số

Biện pháp 2: Chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc của trường PTDTNT THCS Thanh Sơn

Biện pháp 3: Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS thông qua công tác chủ nhiệm lớp để góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh dân tộc

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục khác tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường gắn với công tác thi đua khen thưởng

3.3.5. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng hệ thống câu hỏi trong phiếu hỏi

- Phỏng vấn các đối tượng được khảo sát

3.3.6. Kết quả khảo sát

* Kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp GD KNS đề xuất

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất



Stt


Các biện pháp

Mức độ cấp thiết


Xếp thứ

Rất cấp thiết


Cấp thiết

Không cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1

Biện pháp 1

35

70

15

30

0

0

1

2

Biện pháp 2

34

68

16

32

0

0

3

3

Biện pháp 3

37

74

13

26

0

0

2

4

Biện pháp 4

32

64

16

32

2

4

5

5

Biện pháp 5

36

72

11

22

3

6

6

6

Biện pháp 6

34

68

14

28

2

4

4


Trung bình (%)


69.3


28.3


2.4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 14

Từ số liệu khảo sát trên, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:

- Số ý kiến đánh giá mức độ "rất cấp thiết" của 6 biện pháp có tỷ lệ bình quân là 69.3% và ý kiến đánh giá ở mức độ “cấp thiết” của 6 giải pháp là 28.3%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 97.6%. Chứng tỏ 6 biện pháp được đề xuất là phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn hiện nay.

So sánh tỷ lệ chênh lệch giữa các biện pháp được khảo nghiệm là không nhiều vì thế nên không ảnh hưởng đến kết quả chung của 6 giải pháp và của từng biện pháp.

* Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp GDKNS đề xuất

Kết quả thu nhận được như sau:

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất



Stt


Các biện pháp

Tính khả thi


Xếp thứ

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

1

Biện pháp 1

36

72

14

28

0

0

1

2

Biện pháp 2

17

34

33

66

0

0

3


3

Biện pháp 3

21

42

29

58

0

0

2

4

Biện pháp 4

13

26

30

60

7

14

5

5

Biện pháp 5

11

22

31

62

8

16

6

6

Biện pháp 6

19

38

26

52

5

10

4


Trung bình (%)


39


54.3


6.7



Từ số liệu khảo sát trên, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Trong các ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm vẫn có những ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 4:14%; biện pháp 5: 16%; biện pháp 6: 10%. Đây cũng là một sự phản ảnh kết quả khảo sát hết sức bình thường, vì chức vụ và trình độ nghiên cứu các vấn đề về GDKNS của các đối tượng được khảo sát là khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện ở mỗi đơn vị, mỗi cá nhân là khác nhau.

Nhận xét chung: tỷ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 84%, cho thấy các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn khảo sát, điều tra trong quá trình quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn hiện nay.

Tiểu kết chương 3


Trong chương 3, luận văn đã trình bày các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS Trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, căn cứ vào lý luận trình bày ở chương 1 và các vấn đề đặt ra cần giải quyết từ khảo sát thực trạng trình bày ở chương 2, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý, bao gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số

Biện pháp 2: Chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc của trường PTDTNT THCS Thanh Sơn

Biện pháp 3: Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS thông qua công tác chủ nhiệm lớp để góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh dân tộc

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục khác tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường gắn với công tác thi đua khen thưởng

Và luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp. Kết quả cho thấy 6 biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi cao.

Hiệu trưởng trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ cần quan tâm tới các biện pháp mà đề tài nghiên cứu và đề xuất. Với việc thực hiện đồng bộ 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tin rằng hoạt động giáo dục KNS của nhà trường s đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Những biện pháp được đề xuất không chỉ áp dụng có hiệu quả ở trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ mà cũng có thể được xem xét áp dụng và có tính khả thi ở các trường PTDTNT trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác

Ngày đăng: 11/07/2023