Thống Kê Các Hoạt Động Gd Kĩ Năng Sống Cho Hs Thông Qua Hđ Gd Ngoài Giờ Lên Lớp Do Tổ Chức Đoàn, Đội Phối Hợp Với Các Lực Lượng Đã Thực

huyện, Đó là Trống Đất của Dân tộc Mường và Lễ Lập Tĩnh của Người Dao huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Cả 2 dự án đều được chọn dự thi cấp tỉnh và kết quả Dự án: Lễ Lập Tĩnh của Người Dao huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đạt giải Ba. Hiện nay, nhà trường tiếp tục duy trì CLB VH dân tộc Mường theo Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc VH dân tộc Mường giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Hiện tại CLB đang hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên hoạt động mang tính thường xuyên được tổ chức nhiều nhất của tổ chức Đoàn Đội chủ yếu là các hoạt động bề nổi mang tính phong trào như: hoạt động văn hoá văn nghệ (thu hút 3.980 học sinh tham gia), các trò chơi vận động và hoạt động thể thao (có 2.750 học sinh tham gia). Tổng phụ trách Đội chưa xây dựng được các chương trình chiều sâu như các diễn đàn về giáo dục KNS, các chương trình giáo dục mang tính chuyên biệt để đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhà trường được trải nghiệm. Các chương trình chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi, bởi vậy hiệu quả chưa có chiều sâu.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là Tổng phụ trách Đội và các cộng sự còn chưa được tập huấn nhiều về việc tổ chức hoạt động GD KNS cho các em HS dân tộc nội trú; Công tác GD KNS được Phòng giáo dục, huyện Đoàn xây dựng và đề ra nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Kinh phí chi cho các hoạt động của Đoàn, Đội của nhà trường còn chưa có nhiều, chủ yếu từ các nguồn xã hội hóa, vì vậy, đây cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống của tổ chức Đoàn, Đội chưa đạt kết quả như mong muốn.

Bảng 2.11: Thống kê các hoạt động GD kĩ năng sống cho HS thông qua HĐ GD ngoài giờ lên lớp do tổ chức Đoàn, Đội phối hợp với các lực lượng đã thực hiện từ năm 2016 đến nay

TT

Nội dung hoạt động

1

Tổ chức mít tinh vào dịp các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn trong năm của địa phương, của cả nước và thế giới

2

Tổ chức các hội thi viết, thi v , thi kể chuyện… về các chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ biển đảo, an toàn giao thông, thi nhà sáng tạo khoa học trẻ …


3

Tổ chức các buổi nghe nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe học đường, an toàn giao thông phòng chống các tai nạn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 9


4

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chủ đề giờ chào cờ về các KNS như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp…

5

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và biểu diễn các tiểu phẩm GD KNS do các em học sinh tự sáng tác

6

Tổ chức hội diễn văn nghệ văn hóa các dân tộc, các cuộc thi khéo tay cắm hoa, thêu thùa, dệt thổ cẩm, làm bánh… làm giữa các khối lớp

7

Tổ chức thi đấu thể dục thể thao và các trò chơi dân gian của các dân tộc giữa các lớp học và các khối

8

Tổ chức các đoàn đi tham quan và kết nạp Đoàn, kết nạp Đội ở các điểm di tích lịch sử cấp quốc gia: Đình Thạch Khoán huyện Thanh Sơn

9

Tổ chức lễ báo công dâng hoa lên Bác Hồ và thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh và một số di tích lịch sử ở thủ đô Hà Nội

10

Tổ chức cho HS đi thăm làng nghề thổ cẩm truyền thống Hùng Sơn, và trải nghiệm tập làm thổ cẩm

11

Tổ chức cho HS tham gia chăm sóc cụm di tích lịch sử: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ của huyện Thanh Sơn

12

Tổ chức xem biểu diễn văn nghệ thuật như: Hội dân ca; múa lập tĩnh của người Dao; hát ví hát giang của người Mường; vũ điệu cồng chiêng

13

Phân công công trình măng non là các vườn rau trong KTX và bồn cây hoa trong khuôn viên nhà trường để HS trồng và chăm sóc

14

Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, ủng hộ áo ấm cho trẻ em vùng cao…

15

Tổ chức huấn luyện các kỹ năng cho cán bộ Đoàn-Đội


Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: 15 hoạt động trên đã thu hút được đông đảo HS tham gia. Sau mỗi chương trình tổ chức các hoạt động GDKNS, các em học sinh thấy vui vẻ, hòa đồng với thầy cô và bạn bè; tự tin nhanh nhẹn và nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Sông có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng và các em có thêm rất nhiều kiến thức về cách bảo vệ và chăm lo sức khỏe cá nhân, bảo vệ an toàn cho bản thân, biết cách chuẩn bị sắp xếp các đồ dùng cá nhân và tập thể cho những chuyến đi thực tế vài ngày, và một điều cực kỳ quan trọng là các em thêm hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương của tổ quốc, biết cách ứng xử khi tham gia vào các hoạt động đó.

Em Đinh Thị Lan, học sinh lớp 7A khi được phỏng vấn đã chia sẻ: “Khi mới vào lớp 6, em còn rất bỡ ngỡ và lạ lẫm, bởi môi trường học tập cũng như môi trường sống đều thay đổi. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp em rất ít tiếp xúc, giao lưu với mọi người. Sau khi tham gia Câu lạc bộ Khéo tay hay làm của trường, em được các anh chị lớp trên cũng như thầy cô tận tình chỉ bảo, hướng dẫn. Sau mỗi buổi tham gia các hoạt động của câu lạc bộ đã giúp em gần gũi hơn với các bạn; em có cơ hội được thể hiện mình, được rèn luyện thường xuyên sở trường của bản thân giúp em tự tin hơn”.

Hiện nay, nhà trường có 9 Câu lạc bộ trải nghiệm thu hút sự tham gia của gần 300 học sinh như: Khéo tay hay làm, dân ca dân vũ, truyền thông, tiếng Anh, văn học, hiphop, thể thao… Những hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành cho học sinh các giá trị sống, kỹ năng sống tích cực và hoàn thiện nhân cách.

Đánh giá chung về hiệu quả GDKNS của công tác Đoàn, Đội cho HS đã có những thành công đáng khích lệ, tuy nhiên việc tổ chức các HĐ trên chưa thật sự thường xuyên, tính tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp chưa cao, vì vậy hiệu quả còn đạt ở mức bình thường, chưa cao.

Tóm lại: Việc quản lý chương trình, nội dung hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường có một số hạn chế. Việc quản lý các nội dung, chương trình hoạt động giáo dục KNS qua hoạt động GD NGLL đã được chú ý hơn; Việc quản lý một số nội dung, chương trình giáo dục KNS dạy tích hợp vào các môn học văn hóa và GD KNS thông qua công tác chủ nhiệm lớp của BGH nhà trường bị đánh giá ở mức độ tương đối thấp. Với đặc thù riêng ở trường PTDTNT THCS là GVCN ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ quy định riêng theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú [13]. Thêm vào nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS qua công tác chủ nhiệm lớp cũng làm GVCN gặp nhiều khó khăn, đôi khi ngại thực hiện.

2.3.3.4. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS

Qua khảo sát, phỏng vấn các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh

ở trong và ngoài nhà trường, tác giả nhận thấy công tác quản lý sự phối hợp của các lực lượng thực hiện khá hiệu quả. Các đoàn thể như Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, tổng phụ trách Đội có sự chỉ đạo và phối hợp để tổ chức các hoạt động lớn cho HS được an toàn và thành công.

Hàng năm nhà trường phối hợp với Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản huyện tổ chức tuyên truyền về ma tuý, HIV/AIDS, về sức khỏe sinh sản, về an toàn giao thông, mua bán người trái phép. Số học sinh tham dự mỗi năm học được ít nhất 1 lần/ 1 nội dung. Việc phối hợp triển khai các nội dung giáo dục KNS cho học sinh phổ thông DTNT THCS Thanh Sơn bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các KNS cơ bản. Các em học sinh THCS đã nắm được một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ chẳng hạn như các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông; biết được ý nghĩa của một số loại báo hiệu đường bộ; một số quy tắc giao thông đường bộ; một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; chấp hành theo các báo hiệu đường bộ, tham gia giao thông đảm bảo an toàn, đúng pháp luật. Nắm được các nguyên tắc an toàn khi đi bơi, cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị đuối nước. Có kĩ năng phòng chống một số loại thiên tai, tai nạn tại địa phương. Nhận biết một số loại ma túy thường gặp, các thủ đoạn của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy; các thủ đoạn của tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đưa trẻ em qua biên giới…

Trong 4 năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020 nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị tổ chức tuyên truyền giáo dục KNS cho học sinh.

Số liệu cụ thể được phản ánh trong bảng 2.11 dưới đây.

Bảng 2.12: Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GDKNS



Stt


Tên tổ chức thực hiện

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Số buổi

Số học sinh tham gia

Số buổi

Số học sinh tham gia

Số buổi

Số học sinh tham gia

Số buổi

Số học sinh tham gia

1

Công an huyện

1

306

2

656

2

664

2

701


2

Ban Chỉ huy quân sự huyện


1


309


1


325


2


627


2


704

3

Trung tâm y tế

0

0

1

288

1

322

1

340


4

Trung tâm dân số và sức khỏe sinh sản


1


316


1


328


1


332


1


340

5

Hội Chữ thập đỏ

1

297

1

302

2

587

1

334


6

Ban an toàn giao thông huyện


1


304


1


316


2


620


1


337


Theo số liệu thống kê ở bảng 2.12, mọi năm trường PTDTNT THCS đều tổ chức phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia GDKNS cho các em học sinh như: Trung tâm y tế, Công an huyện, hội Chữ thập đỏ….cùng nhau phối hợp tổ chức các chuyên đề nói chuyện, hướng dẫn các kỹ năng cơ bản thực hiện các hoạt động GDKNS cho đông đảo học sinh nhà trường tham gia. Tuy nhiên, một số nội dung của các chương trình phối hợp này chủ yếu mang tính chất tuyên truyền với hình thức thuyết trình là chủ yếu, vì dụ như chương trình về tác hại của ma túy và căn bệnh thể kỷ HIV/AIDS, về Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, về phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị thương… các sử dụng thuốc sát khuẩn và đeo khẩu trang đúng cách phòng chống vi rút…

Trong các hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, chưa có sự tham gia của cha mẹ các em học sinh, mà chỉ có sự tham gia đại diện của hội cha mẹ học

sinh. Học sinh người dân tộc thiểu số chiến tới 97% trong trường, cha mẹ các em trình độ văn hoá thấp, một số cha mẹ các em còn không thông thạo tiếng phổ thông nên việc giao tiếp xã hội còn hạn chế. Địa bàn cư trú của các gia đình trên phạm vi rất rộng, rải rác khắp các bản vùng cao trong các xã, thị trấn của huyện. Nhiều học sinh nhà cách xa trường gần 100 km, giao thông đi lại khó khăn nên trong năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh 02 lần/1 năm, nhưng tỷ lệ phụ huynh có mặt tham gia họp còn chưa cao. Nhiều phụ huynh không biết con em mình được sinh sống, học tập và giáo dục như thế nào ở trường Nội trú. Điều quan tâm hàng đầu của cha mẹ học sinh vẫn là kết quả học tập thông qua điểm số và ý thức học chuyên cần của học sinh. Cho nên các hoạt động giáo dục KNS của trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn chưa thực sự nhận được sự quan tâm sâu sát của cha mẹ HS.

Nhìn vào bảng thống kê 2.12 cho thấy: các chương trình phối hợp được thực hiện khá đều đặn hàng năm với số lượng học sinh tham gia đông đảo. Nghiên cứu sâu về các hoạt động này thì thấy một thực tế là các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện đều do các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường chủ động xây dựng và chỉ thống nhất với nhà trường về chủ đề và thời gian thực hiện. Một số nội dung khác như đánh giá chất lượng, hiệu quả của buổi phối hợp tuyên truyền GDKNS chưa được chú ý. Một số cơ quan chuyên môn chưa được đào tạo về kỹ năng sư phạm về tâm lý học sinh nên hoạt động tuyên truyền thường mang tính chất nói nhiều lý thuyết, chưa có thực hành cụ thể và thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Một số nội dung giáo dục KNS chưa biến thành các hoạt động mang tính trải nghiệm cho học sinh nên hiệu quả của các chương trình này cũng chưa cao.

2.3.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống của BGH nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá để tiến hành khảo sát 18 CBQL, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Chưa tốt. Kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường


Stt


Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD KNS

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS trong nhà trường


0


0


5


27.7


5


27.7


8


44.6


2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục KNS thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường


0


0


6


33.4


8


44.4


4


22.2


3

Kiểm tra thường xuyên hoạt động thực hiện kế hoạch giáo dục KNS của các lực lượng trong nhà trường


0


0


4


22.2


8


44.4


6


33.4


4

Kiểm tra đột xuất hoạt động thực hiện kế hoạch giáo dục KNS của các lực lượng trong nhà trường


0


0


3


16.7


11


61.1


4


22.2


5

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS thông qua kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh nhà trường


0


0


4


22.2


12


66.6


2


11.2


6

Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục KNS cho HS nhà trường


0


0


6


33.3


7


38.9


5


27.8


7

Kiểm tra việc sử dụng CSVC, các trang thiết bị phục vụ dạy học, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS của nhà trường


0


0


4


22.2


8


44.4


6


33.3


Kết quả điều tra ở bảng 2.13 cho thấy công tác xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường còn chung chung, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của nhà trường, công tác kiểm tra đánh giá của

BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp (44.6%), việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của BGH nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao (22.2% – 34.4%), đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động GDKNS, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, chưa phát huy được tính tích cực tham gia của các em học sinh.

Ý kiến của nhiều giáo viên và cả cán bộ quản lý cho thấy: hầu hết các hoạt động kiểm tra đánh giá KNS của học sinh vẫn áp dụng theo hình thức cũ: kiểm tra kiến thức trên giấy, sổ sách. Các hoạt động GD KNS được tổ chức nhưng không có tiêu chí đánh giá rõ ràng về mức độ đạt được của học sinh khi rèn KNS. Đây cũng là một khó khăn khiến cho việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả GD KNS thiếu hiệu quả.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cán bộ quản lý nhà trường đều mạnh dạn cho rằng: Chưa có tiêu chí cụ thể đối với quản lý việc kiểm tra đánh giá kết qủa GD KNS cho học sinh thông qua kế hoạch nên nhà trường còn lúng túng và chưa thực sự áp dụng đồng nhất.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn

2.4.1. Một số kết quả nổi bật

Ngay từ năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo, nhà trường đều đã xác định ngay từ đầu với 5 mục tiêu giáo dục đề ra: “Tiếp tục hoàn thiện nhà trường phổ thông tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, trong đó dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề, từng khối lớp (lứa tuổi) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong trường thực hiện trong đó có hoạt động GD KNS, qua cuộc họp đầu năm và qua các văn bản chỉ đạo của nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ giáo dục

-Đào tạo ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở các trường phổ thông.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí