Đối Với Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Hoạt động giáo dục KNS, quản lý giáo dục KNS cho học sinh con em các dân tộc thiểu số ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em học sinh, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong các nhà trường THCS ở nước ta đang rất quan tâm đến việc giáo dục KNS cho học sinh để giúp các em không chỉ có hiểu biết tốt mà còn có các kĩ năng để thực hiện tốt những việc mình muốn làm, nhưng vấn đề giáo dục KNS còn là vấn đề mà các nhà trường chưa thật sự quan tâm.

Giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay không đơn thuần là những bài giảng đạo đức mà phải thông qua các hoạt động đa dạng phong phú, được tổ chức trong và ngoài nhà trường với sự tham gia phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục khác cùng tổ chức cho học sinh.

Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay”, tác giả luận văn có một số suy nghĩ mang tính chất kết luận sau đây:

1. Luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục KNS, các khái niệm liên quan cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS.

2. Luận văn đã thực hiện khảo sát thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và được rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

3. Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS của Ban giám hiệu trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số

Biện pháp 2: Chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc của trường PTDTNT THCS Thanh Sơn

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 15

Biện pháp 3: Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS thông qua công tác chủ nhiệm lớp để góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh dân tộc

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục khác tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường gắn với công tác thi đua khen thưởng

Những biện pháp quản lý giáo dục KNS được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã đều được cho rằng là cấp thiết và có tính khả thi cao. Hy vọng rằng với hệ thống các biện pháp đó s góp phần tích cực trong việc nâng cao giáo dục KNS, giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THCS nói chung và trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng trong tình hình hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ GD và ĐT tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình trường PTDTNT vùng; mở rộng mô hình giáo dục hòa nhập đối với giáo dục dân tộc ở những nơi phù hợp, kèm theo các mô hình này là các khung tiêu chuẩn định hướng phù hợp với từng vùng miền. Việc rà soát, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống các trường PTDTNT trên cơ sở đáp ứng các điều kiện (tiêu chí) theo quy định về tuyển sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ là một việc làm cần thiết và cấp bách để tránh lãng phí và mang lại

hiệu quả thiết thực trong công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo.

- Bộ GD và ĐT tiếp tục nghiên cứu xây dựng chương trình và kế hoạch giáo dục của hệ thống trường PTDTNT phải được xây dựng theo hướng tích hợp, kết hợp giữa dạy văn hóa, dạy kỹ năng, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh DTTS. Cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt trong các trường PTDTNT phải đảm bảo cho học sinh yên tâm như sinh hoạt trong gia đình. Các điều kiện như nhà nội trú, bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh cần được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của học sinh.

- Bộ GD và ĐT có các văn bản chính thức hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS trong cả nước, trong đó có các nội dung dành riêng cho học sinh dân tộc thiểu số.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Mở các lớp tập huấn về giáo dục KNS cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS.

- Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng nội dung, chương trình giáo dục KNS tích hợp vào các môn học văn hóa, qua hoạt động của GVCN, thông qua hoạt động GDNGLL, qua công tác phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội.

2.3. Đối với trường trung học phổ thông dân tộc nội trú THCS

- Đổi mới xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy GDKNS; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ, giáo dục kỹ năng sống, truyền dạy văn hóa dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với việc giáo dục kỹ năng sống, phối hợp đồng bộ với các đơn vị và cơ quan chức năng trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục chỉ đạo giáo viên bộ môn triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường thông qua tiết học tích hợp, lồng ghép trong các môn học văn hóa, thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mỗi tuần.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS của giáo viên và

giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm trao đổi rút kinh nghiệm việc triển khai và thực hiện giáo dục kĩ năng sống trên quy mô tổ chuyên môn, và nhà trường.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


1. Đinh Thị Bích Thủy (2020), "Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Quản lý giáo dục, (5), tr. 139-146.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tô Thị Ánh và Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), “Tâm lý học lứa tuổi”, Nxb Giáo dục.

2. Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 - Khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.

4. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, XI, XII, Hà Nội.

5. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW), Hà Nội.

6. Bảo. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê HN.

7. Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống, Viện nghiên cứu Sư phạm Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Bình (2006) - Giáo dục kĩ năng sống, Chuyên đề cao học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

9. Nguyễn Thanh Bình (2008) - Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT, ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành giáo dục giai đoạn 2008-2013.

11. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tham khảo giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học - Tài liệu hướng dẫn GV.

12. Bộ Giáo dục và ĐT nước CHXHCN Việt Nam (2014), Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT, ngày 28/2/2014 về quy định quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở các trường phổ thông, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và ĐT nước CHXHCN Việt Nam (2016), Thông tư 01/2016/TT- BGDĐT, ngày 15/01/2016 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT, ngày 8/8/2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2029-2020 của ngành giáo dục.

16. Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam (2009), Những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.

17. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.

18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2016), Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

19. Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (2015), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, Phú Thọ.

20. Đảng bộ Huyện Thanh Sơn (2015), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Thanh Sơn lần thứ XXIV, Thanh Sơn.

21. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài KX07 – 04, Hà Nội.

23. Nguyễn Thu Hằng (2011), Hiện trạng triển khai giáo dục kĩ năng sống trên thế giới và ở VN, TCGD, 256 kì 2, tr.25-26,31.

24. Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội (2011), "Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay", Kỉ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

25. Harold Koontz, Cyril Odnnell, Heinz Weihrich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

26. Lê Văn Hồng (chủ biên) và Lê Thị Ngọc Lan (1998), “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

27. Trần Thị Thu Hương (2013), Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Ngô Quyền - quận Lê Trân- Thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

28. Nguyễn Công Khanh (2007), Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

29. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

30. Đặng Bá Lãm- Phạm Thành Nghị (đồng chủ biên) (1999), Chính sách và Kế hoạch trong Quản lý Giáo dục, chuyên ngành quản lý giáo dục, Trường đại học sư phạm, Hà Nội.

31. Phạm Ngọc Liên (1996), Đổi mới việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

32. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Ứng dụng Tâm lý học trong quản lý giáo dục, Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 15, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư (2015), Quản lý Giáo dục – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2012), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Oanh (2006), Mười cách thức rèn kĩ năng sống cho trẻ vị thành niên, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

39. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

40. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục, Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TW 1, Hà Nội.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí